Xuất nâng cao hoạt động kỹ năng sống cho trẻ khuyết tật

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoạt động hỗ trợ cho trẻ khuyết tật hòa nhập cộng đồng tại trung tâm dạy nghề người tàn tật nghệ an (Trang 101 - 113)

Qua quá trình nghiên cứu, chúng tôi thấy rằng các hoạt động hỗ trợ trẻ khuyết tật hòa nhập cộng đồng tại trung tâm khá phong phú và hoàn thiện mặc dù vẫn còn một số hạn chế nhất định. Kỹ năng sống đã được lồng ghép trong các chương trình dạy và học tại trung tâm, tuy nhiên chưa có các hình thức hoạt động nâng cao kỹ năng sống cho TKT. Trước nhu cầu thực tiễn, hoạt động nâng cao kỹ năng sống cho TKT được đề cập và cân nhắc thực hiện với sự tham gia điều phối hoạt động có sự tham gia của NVXH. Trong đó, vai trò của Nhân viên xã hội được phát huy, phối hợp với các hoạt động khác trung tâm, kết nối TKT với các nguồn lực nhằm hướng tới mục tiêu nâng cao khả năng hòa nhập cộng đồng cho TKT.

* Mục đích và mục tiêu của hoạt động nâng cao

Mục đích nâng cao hoạt động hỗ trợ kỹ năng sống cho TKT, giúp trẻ có những kỹ năng ứng phó với một số trường hợp sẽ xảy ra khi trẻ bước vào xã hội.

Là nơi trung gian, kết nối trẻ với các dịch vụ ưu đãi hỗ trợ đốiv ới TKT. Hỗ trợ kỹ năng cho gia đình trong quá trình nuôi dạy trẻ.

Hỗ trợ trẻ và giải tỏa nhu cầu tâm lý, giải đáp thắc mắc khi các em có nhu cầu

- Trẻ có những kỹ năng xử lý hồi đáp tích cực trong các tình huống được đưa ra trong môi trường làm việc

- Phát huy nội lực của các em trong công việc và trong cách xử lý mối quan hệ nếu môi trường làm việc không thiện chí để trẻ không bị sốc tâm lý và tin tưởng hơn vào bản thân.

- Tăng khả năng thể hiện cảm xúc ở trẻ

- Hỗ trợ trẻ về kỹ năng chăm sóc sức khỏe sinh sản, giáo dục giới tính. - Hỗ trợ gia đình trong những kiến thức cần biết để nâng coa hiệu quả học tập và khả năng hòa nhập cho con của mình.

- Phát huy và làm rõ tính chất công việc của NVXH trong các hoạt động tại trung tâm

- Kết hợp với hoạt động truyền thông nâng cao hiểu biết và hạn chế sự kỳ thị của cộng đồng với TKT.

* Cách thức thực hiện

- Về địa điểm: Phòng 105

- Thời gian: Chiều thứ 6 hàng tuần

- Tài liệu hướng dẫn dạy kỹ năng sống cho trẻ

- Những tình huống được kể, đóng kịch hay được mô tả một cách ẩn dụ được đưa ra cho trẻ thảo luận và ý kiến xử lý tình huống đó của trẻ

- Phân tích tình huống và chỉ ra những khía cạnh cần quan tâm và chú ý trong các tình huống đó cho trẻ biết.

- Là nơi thư giãn cho trẻ khi cần có người lắng nghe các vấn đề của các em. Hỗ trợ các em về mặt tâm lý, giải đáp thắc mắc của các em và hỗ trợ trẻ trong cách tự đưa ra quyết định với các ý muốn của bản thân trong các buổi tham vấn.

* Vai trò của NVXH trong hoạt động

các CB, NV tại trung tâm thực hiện nhưng cách thức xử lý chưa phù hợp do họ chưa được đào tạo chuyên về Công tác xã hội.

NVXH kết hợp cùng các CB, NV trong các hoạt động hỗ trợ khác cùng thảo luận và xây dựng kế hoạch hoạt động kỹ năng sống cho trẻ.

Bên cạnh việc dạy kỹ năng sống cho TKT, để đạt được mục đích giúp trẻ hòa nhập trong cộng đồng, thì bên cạnh đó cần có các hoạt động hỗ trợ khác liên quan đến việc huy động nguồn lực và tạo môi trường hòa nhập tốt nhất cho TKT. Những nhiệm vụ này thuộc vai trò của NVXH – phân biệt với vai trò của các thành viên khác trong các hoạt động hỗ trợ. Bao gồm:

- Tham vấn, huy động nguồn lực hỗ trợ cho trẻ từ phía cộng đồng. Liên kết mạng lưới các nguồn lực để đạt hiệu quả trợ giúp tối ưu nhất.

- Đánh giá, chẩn đoán (có sự kết hợp với các giáo viên) và hỗ trợ gia đình trẻ về những tài liệu hay các vấn đề cần quan tâm, lưu ý khi trẻ ở nhà. Các gia đình có nhu cầu không chỉ về kiến thức chăm sóc trẻ tự kỷ nhẹ, mà bên cạnh đó họ cũng có nhu cầu được thấu cảm và chia sẻ. NVXH chính là người đảm nhiệm vai trò này.

- Rào cản đối với hòa nhập cộng đồng của trẻ tự kỷ chính là từ phía cộng đồng. Vì vậy, NVXH là người đóng vai trò truyền thông với cộng đồng để mọi người có cái nhìn đúng và đầy đủ hơn về khuyết tật và TKT. Hạn chế sự kỳ thị và gán nhãn cho trẻ.

- Rào cản đối với sự hòa nhập của TKT cũng đến từ phía gia đình, do có một số gia đình thiếu sự hiểu biết, bị ảnh hưởng bởi tư tưởng lạc hậu mà xa lánh con mình.

- Một rào cản cũng rất ảnh hưởng tới trẻ tự kỷ nhẹ hoà nhập cùng cộng đồng đó là yếu tố văn hoá – phong tục tập quán của địa bàn mà trẻ sinh sống.

- TKT sau khi có thể hòa nhập cộng đồng, mặc dù đã được đào tạo nghề, có năng lực nuôi sống bản thân nhưng trẻ vẫn gặp không ít rào cản khi tham

gia các hoạt động trong tập thể, cộng đồng và cũng khó khăn trong việc được thuận tiện đi lại. Do đó, NVXH cũng đảm nhiệm vai trò biện hộ cho các thân chủ trong bước đầu hòa nhập.

- Tất cả những vai trò này nhìn chung nhằm mục tiêu tạo môi trường thuận lợi để TKT sau khi học tập tại trung tâm có thể hòa nhập cộng đồng một cách tốt nhất có thể. Hiện nay ở Việt Nam chưa có NVXH làm việc trong mô hình này. Các vai trò của Công tác xã hội đều do các CB, NV trong trung tâm kiêm nhiệm.

KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ

Qua nghiên cứu thực tế tại trung tâm dạy nghề người tàn tật Nghệ An cho thấy, trẻ khuyết tật trong quá trình tiếp nhận các hoạt động hỗ trợ tại trung tâm đã có những chuyển biến tích cực, tạo tiền đề cho các em bước vào quá trình hòa nhập cộng đồng được tốt hơn.

Nhìn chung, nghiên cứu đã ứng dụng được lý thuyết và làm rõ được các khái niệm vào trong thực tiễn. Quan điểm, tư tưởng của các CB, NV trong trung tâm đều theo chiều hướng tích cực, một số hoạt động mang tính chất CTXH khi nhìn nhận và hỗ trợ TKT, điểm quan trọng là họ có tâm huyết với công việc của mình. TKT trong trung tâm có những đặc điểm riêng như nhiều em vẫn còn mặc cảm, tự ti về bản thân, tuy nhiên, có một số trẻ lại có tâm lý thoải mái và lạc quan về tương lai sau khi rời khỏi trung tâm. Hoạt động chính cơ bản và được chú trọng nhất trong trung tâm là dạy văn hóa và học nghề. Hoạt động chăm sóc, nuôi dưỡng các em cũng rất được chú trọng vì nó là tiền đề, yếu tố đảm bảo sức khỏe và tâm lý cho các em tham gia các hoạt động học văn hóa, học nghề và các hoạt động khác. Hiệu quả mà các hoạt động tại trung tâm diễn ra đã giúp đỡ rất nhiều trong nỗ lực giúp đỡ TKT hòa nhập cộng đồng như tạo sự tự tin cho trẻ, tạo nên sự thay đổi trong quan niệm về bản thân TKT, dạy nghề để trẻ có thể tự lập trong cuộc sống về sau. Trong trung tâm chưa có CB, NV chuyên về Công tác xã hội nhưng trong các công việc họ kiêm nhiệm cũng đã thể hiện dáng dấp những công việc của nhân viên CTXH thông qua vai trò là người tư vấn, lượng giá cho TKT. Vai trò của NVXH hiện đang được các thầy cô trong trung tâm làm hộ, làm thay nhưng do phải kiêm nhiệm nhiều công việc nên hiệu quả chưa như mong muốn. Mô hình hoạt động tại trung tâm khá hoàn thiện, về cơ bản đã đáp ứng được các nhu cầu của TKT, tuy nhiên nhu cầu trong việc có thêm kỹ năng sống nâng cao lại rất được các em quan tâm nhưng chưa được đáp ứng. Nhu cầu được

nâng cao kỹ năng sống là nhu cầu thiết yếu tại trung tâm dựa theo nguyện vọng của TKT trong việc muốn được học cách ứng xử và hòa nhập, thích ứng trong môi trường mới khi ra khỏi trung tâm.

KHUYẾN NGHỊ

1. Khuyến nghị đối với Nhà nước

Nước ta đã có nhiều chính sách quan tâm đến các dịch vụ, lĩnh vực hỗ trợ người khuyết tật nói chung và TKT nói riêng. Tuy nhiên, luật pháp, chính sách đã có nhưng hiện nay còn có nhiều bất cập và lỏng lẻo trong khâu đánh giá và hỗ trợ cho TKT khiến các hoạt động hỗ trợ TKT chưa đạt được hiệu quả cao. Nhà nước cần xây dựng, ban hành mới hoặc sửa đổi, bổ sung các văn bản quy phạm pháp luật để cụ thể hóa Luật người khuyết tật nhằm tạo môi trường pháp lý đồng bộ, thống nhất;

- Xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu về người khuyết tật nhằm có tiêu chuẩn đánh giá chuẩn về tình trạng, mức độ khuyết tật.

- Nâng cao nhận thức của toàn xã hội về khuyết tật và người khuyết tật; xây dựng và hoàn thiện hệ thống thông tin phản hồi.

- Hoạt động tuyên truyền cần diễn ra mạnh mẽ và hiệu quả hươn vào cộng đồng, đặc biệt là tới các vùng miền núi và nông thôn.

- Phát triển các dịch vụ phát hiện và can thiệp sớm khuyết tật, trong đó ưu tiên và tạo điều kiện trẻ từ sơ sinh đến 6 tuổi.

- Khuyến khích các doanh nghiệp nhận người khuyết tật vào làm việc với những quy đinh ưu tiên và có pháp chế chặt chẽ hơn.

2. Khuyến nghị đối với cộng đồng

Cộng đồng cần phải có cách hiểu đầy đủ và đúng đắn hơn về TKT, tránh có thái độ kỳ thị, xa lánh đối với trẻ. Cùng với gia đình tạo điều kiện và môi trường thuận lợi cho trẻ được hòa nhập cùng với xã hội.

Sự chấp nhận của cộng đồng trong môi trường làm việc chưa cao, sự kì thị và định kiến còn nặng nề khiến trẻ gặp nhiều khó khăn trong quá trình hào

nhập. Chính vì vậy cộng đồng cần có cái nhìn bao dung và đúng đắn hơn về người TKT.

3. Đối với trung tâm

Nên có một bộ quy chuẩn đánh giá đầu vào với việc phân định mức độ khuyết tật ở trẻ.

Cần nâng cao kỹ năng chăm sóc và giáo dục cho những trẻ khuyết tật nặng. Trung tâm cần đa dạng hóa các hoạt động giải trí của mình, tăng cơ hội tiếp xúc giao lưu giữa TKT và trẻ bình thường.

Nâng cao kỹ năng chuyên môn trong giáo dục TKT và kỹ năng sống cho TKT cần được chú trọng và quan tâm nhiều hơn.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Tài liệu tiếng Việt

1. Ban điều phối các hoạt động hỗ trợ người tàn tật Việt Nam, “Báo cáo năm 2010 về hoạt động hỗ trợ người khuyết tật Việt Nam”, NXB Lao động xã hội, Tr.15

2. Ban tuyên giáo trung ương, 2012, “Hướng dẫn Công tác thông tin, giáo dục, truyền thông nhằm xóa bỏ kỳ thị và phân biệt đối xử liên quan đến người khuyết tật”

3. Công ty nghiên cứu thị trường TNS Việt Nam biên soạn cho Unicef, “Báo cáo về trẻ khuyết tật và gia đình trẻ khuyết tật tại Đà Nẵng (tháng 11/2009) 4. Phạm Huy Dũng, (2006), “Lý thuyết và thực hành công tác xã hội trực tiếp”, NXB Đại học Sư phạm, Đại học Thăng Long

5. Nguyễn Thị Doan, 1996, Các học thuyết quản lý, NXB Chính trị quốc gia 6. Nguyễn Đình Hòe – Vũ Văn Miếu, 2007, Tiếp cận hệ thống trong môi trường và phát triển, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội

7. Nguyễn Thị Kim Hoa (chủ biên), Công tác xã hội với người khuyết tật, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội,

8. Liên Hợp Quốc - Ủy ban kinh tế và xã hội khu vực Châu Á, Thái Bình Dương, 2000, “Quản lý các tổ chức tự lực của người khuyết tật”, NXB Chính trị Quốc gia

9. Nguyễn Kim Liên, 2010, “Giáo trình phát triển cộng đồng”, NXB Lao động xã hội, tr.10

10. Bùi Thị Xuân Mai, 2010, “Nhập môn công tác xã hội”, NXB Lao động xã hội, tr.163

11. Trần Đình Tuấn, 2010, Công tác xã hội-Lý thuyết và thực hành, NXB Đại học Quốc Gia Hà Nội, tr. 58

12. Lê Tiến Thành, Vụ trưởng Vụ GD Tiểu học, Phó trưởng ban thường trực BCĐ GD TKT và TECHCKK – Bộ GD&ĐT, 10/2011, “Chính sách, chiến lược và kế hoạch phát triển giáo dục hòa nhập ở Việt Nam, Báo cáo giáo dục hòa nhập tại hội nghị Saemoel”

13. Phạm Ngọc Thanh, Tập bài giảng môn Khoa học quản lý, cao học Đo lường và đánh giá trong giáo dục

14. Trung tâm đào tạo và phát triển giáo dục đặc biệt, “Đánh giá và trị liệu cá nhân cho trẻ tự kỷ và trẻ khuyết tật phát triển” (Lưu hành nội bộ).

15. UNICEF- Bộ Lao động thương binh và xã hội, Thuật ngữ bảo vệ trẻ em, 2009, tr. 92

16. UNICEF, 2010, “Báo cáo phân tích tình hình trẻ em tại Việt Nam”, tr.193 17. UNICEF – Bộ Lao động thương binh và xã hội, “Nghiên cứu định tính về trẻ khuyết tật tại An Giang và Đồng Nai, tháng 11- 2011

18. UNFPA ( Quỹ dân số liên hợp quốc) biên soạn cho UNICEF, 2011, “Người khuyết tật ở Việt Nam: Một số kết quả chủ yếu từ tổng điều tra Dân số và Nhà ở Việt Nam 2009”

19. USAID & CRS, “Chương trình hòa nhập cộng đồng cho người khuyết tật”, 2013

20. Viện nghiên cứu phát triển xã hội, 2009, “Người khuyết tật ở Việt Nam – Kết quả điều tra xã hội tại Thái Bình, Quảng Nam, Đà Nẵng và Đồng Nai”, NXB Chính trị Quốc gia, tr. 118

21. Viện Nghiên cứu Phát triển xã hội, 2013, “Chi phí kinh tế của sống với khuyết tật và kì thị ở Việt Nam”, NXB Lao động

2. Tài liệu tiếng Anh

22. Skidmore, Rex A. (1995). Social Work Administration: Dynamic Management and Human Relationships. 3rd ed. MA: Allyn & Bacon

23. Morgen Alwell, Brian Cobb, 2006, “Teaching Functional Life Skills to Youth with Disabilities”, 9201 University City Blvd, UNC Charlotte.

24. Eileen Brennan, Julie M. Rosenzweig, MSW Lisa Stewart, “Supporting Families including children with disabilities”, 2008, Research and Training Center on Family Support and Children's Mental Health

25. Cordero, Erlinda A., Gutierrez, Consuelo L. And Pangalangan, Evelyn A. (1985). Administration and supervision in social work. Manila: school of Social Work Association of the Philippines, p.3.

26. Ehlers, Walter H. Austin, Michael J. And Prothero, John C. (1976), Administration for the Human Service. New York: Harper and Row, p2. 27. Bergstad J. and J. Granli (2004) Thinking about Disabilities in a Primary Inclusive Education Class in Viet Nam (Suy nghĩ về khuyết tật trong một lớp học hòa nhập bậc tiểu học ở Việt Nam)

28. Betty J Piccard, 1988, Introducion to Social Work: A Primer, 4th Edition, The Dorsey Press, Chicago

29. Fridelander, Walter. (1958) Concepts and Methods of Social Work. New Jersey: Prentice Hall Inc. P.288.

30. Stein, Herman, (1970). “quản trị xã hội” trong Harry Schatz, e. Quản trị Công tác xã hội: A Resource Book. New York, Hội đồng giáo dục Công tác xã hội, p.7

31. Hanlan, Archie, (1978). “Social work to Social Administration” in Simon Slavin, ed. Social Administration. New York: The Hayworth Press, p. 56. 32. Heather Mohay, Emma Reid, 2013, “The inclusion of children with a disability in child care”: The influence of experience, training and attitudes of childcare staff (free full-text available), Queensland University of Technology 33. Mc Pheeters & Ryan, 1971, A Core of Competence for Baccalaureate Social Welfare

34. Patricia Sloper, Parvaneh Rabiee, Bryony Beresford, 2007, “Outcomes for Disabled Children”, research finding from the Social Policy research UNIT. The University of York

35. Trecker, Harleigh B. (1971). Social Work Administration. New York: Association Press, pp. 24-25

36. UNICEF, May/2013, “The state of world‟s children 2013: Children with disabilities”

3. Tài liệu Web

37. Nguyen Minh Anh, Giáo dục hòa nhập là gì,

http://www.hcm.edu.vn/chuyenmon/mamnon/gdhoanhap- 1492005.htm?id=2.1, cập nhật 5/4/2013 38.http://btxh.gov.vn/phat-trien-giao-duc-hoa-nhap-cho-tre-em-khuyet- tat_t325c35n706tn.aspx 39. http://btxh.gov.vn/day-nghe-va-tao-viec-lam-cho-nguoi-khuyet-tat-ket- qua-con-khiem-ton_t221c36n561tn.aspx 40. http://btxh.gov.vn/day-nghe-va-giai-quyet-viec-lam-cho-nguoi-khuyet-tat-

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoạt động hỗ trợ cho trẻ khuyết tật hòa nhập cộng đồng tại trung tâm dạy nghề người tàn tật nghệ an (Trang 101 - 113)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(113 trang)