Hoạt động dạy kỹ năng sống

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoạt động hỗ trợ cho trẻ khuyết tật hòa nhập cộng đồng tại trung tâm dạy nghề người tàn tật nghệ an (Trang 62 - 65)

2.2. Hoạt độnghỗ trợ trẻ khuyết tật trong trung tâm:

2.2.5. Hoạt động dạy kỹ năng sống

Khi được hỏi về hoạt động dạy kỹ năng sống cho TKT có được tổ chức trong trung tâm hay không và nếu được tổ chức thì nó hoạt động như thế nào, chúng tôi đã thu được một số ý kiến đó là trung tâm không có một chương

trình dạy kỹ năng sống riêng biệt nhưng trung tâm thấy rằng nó cũng đã được ứng dụng ngay trong các hoạt động tại trung tâm. Tuy nhiên, hoạt động dạy kỹ năng sống cho trẻ chưa thật sự được đào sâu và triển khai chi tiết.

“Về phương diện kỹ năng sống, trung tâm không có một chương trình riêng biệt nào cả. Tuy nhiên, trong các chương trình hoạt động của trung tâm nó cũng đã được lồng ghép vào rồi.” (PVS ban lãnh đạo trung tâm, nam, 45 tuổi)

TKT được học các bài học như các kỹ năng tự phục vụ bản thân mình như đánh răng, rửa mặt, rửa tay, chải đầu, tắm, gội, tự giặt quần áo… Các em được học các hoạt động giao tiếp cơ bản như khi gặp người khác phải biết chào hỏi, chào tạm biệt khi chia tay. Học các kỹ năng giao tiếp trong lớp học như nói chuyện với các bạn như thế nào, nói chuyện, xin phép ý kiến cô giáo khi muốn ra ngoài hay muốn cô giáo lấy cho đồ vật nào đó…

“Ví dụ như trong hoạt động giáo dục thì rèn luyện các kỹ năng học tập và uốn nắn hành vi đúng sai cơ bản cho các con, trong chăm sóc và nuôi dưỡng thì rèn luyện cho các con ý thức về sinh hoạt tự lập, biết nhường nhịn và chia sẻ cho nhau, còn dạy nghề chính là tiền đề để các con có khả năng nuôi sống bản thân mình” ((PVS nữ, 43 tuổi, giáo viên dạy văn hóa – Phục hồi chức năng)

Không chỉ như vậy, các em còn tham gia hoạt động làm vườn trong trung tâm với sự hướng dẫn của các CB, NV trong trường. Các CB, NV luôn nhờ các em làm một số việc vặt và khen các em khi các em làm được, dù đã tốt hay chưa. Điều này đã tạo nên niềm vui vẻ của các em và cảm thấy bản thân mình có ích nhiều hơn.

Đa số cán bộ trong trung tâm đều cho rằng kỹ năng sống cho TKT là rất quan trọng, đặc biệt là giúp trẻ thoát khỏi mặc cảm tự ti và hòa nhập vào cộng đồng, vào xã hội khi các em rời khỏi trung tâm, trung tâm cũng cho rằng các

em cần có kỹ năng đương đầu cuộc sống nhất là thích nghi với nơi làm việc. Các CB, NV cũng cho rằng đây là một hoạt động cần quan tâm hơn nữa trong trung tâm.

“Kỹ năng sống cho TKT là rất cần thiết, chú trọng phát triển về vấn đề dạy kỹ năng sống là hoạt động mà trung tâm sẽ chú ý trong tương lai gần. Hiện tại thì trung tâm vẫn chưa có điều kiện để thực hiện các hoạt động chuyên sâu về lĩnh vực này”(PVS ban lãnh đạo trung tâm, nam, 45 tuổi)

“Các giáo viên cũng nhận thấy việc dạy kỹ năng sống cho trẻ là rất quan trọng, dù hiện tại trung tâm vẫn có dạy kèm những kỹ năng sống cho trẻ nhưng vấn đề dạy cho trẻ đối phó hay đương đầu với những khó khăn khi ra ngoài xã hội thì chưa được chú trọng. Đây là hoạt động mà trung tâm còn thiếu” (PVS nữ, 30 tuổi, giáo viên dạy may)

Ngoài ra, trung tâm còn thường xuyên tổ chức các hoạt động giao lưu văn nghệ, trò chuyện giữa các em với các tổ chức hoạt động tình nguyện của các trường hay tổ chức khi có dịp và nó đã trở thành sinh hoạt ngoại khóa theo định kỳ ở trung tâm. Khi tham gia các hoạt động văn nghệ, các em sẽ học được những bài học về sự tương tác nhóm, về tình đoàn kết, về sự tương trợ, giúp đỡ bạn bè… Đồng thời các hoạt động giao lưu, hoạt động văn hóa, văn nghệ cũng giúp các em có thêm phần tự tin hơn vào bản thân mình, tự tin hơn vào những năng lực của mình đang có.

Mặc dù đã có các hoạt động ngoại khóa giao lưu cho các em nhưng hoạt động giao lưu giữa TKT trong trung tâm và trẻ không khuyết tật chưa được thực hiện do sự khó quản lý nếu thực hiện.

“Việc tổ chức hoạt động ngoại khóa giao lưu giữa TKT và các trường học bình thường thì trung tâm chưa thực hiện vì vấn đề quản lý khó khăn do trẻ có những khuyết tật đặc thù khác nhau” (PVS ban lãnh đạo trung tâm. Nam, 45 tuổi)

Tại trung tâm, những kỹ năng sống cơ bản cho TKT đã được triển khai trong các hoạt động cụ thể. Tuy nhiên, với những kỹ năng ứng phó với cuộc sống xã hội, kiểm soát và làm chủ cảm xúc, ứng phó với căng thẳng hay các kỹ năng giúp cho giao tiếp có hiệu quả, giải quyết mâu thuẫn, biết thương lượng và biết từ chối và các kỹ năng ra quyết định một cách hiệu quả thì chưa được chú trọng.

Lý giải cho vấn đề này, trung tâm cho biết những kỹ năng này chưa được chú trọng là do cơ sở vật chất chưa đủ để đáp ứng cho kỹ năng sống chuyên sâu hơn. Bên cạnh đó, đội ngũ cán bộ, giáo viên chưa được đào tạo để dạy những kỹ năng này cho TKT. Thêm vào đó, việc mời chuyên gia về tập huấn là khá khó khăn đối với trung tâm cả về kinh phí lẫn cơ sở vật chất, thiết bị cho hoạt động giáo dục kỹ năng sống.

Như vậy, hoạt động xã hội cũng được trung tâm triển khai khá hiệu quả nhằm làm tăng khả năng giao tiếp và tự tin của các em thông qua các hoạt động vui chơi, giải trí, văn nghệ với sự tham gia, góp sức của các đội tình nguyện tại địa bàn, khu vực. Vấn đề kỹ năng sống cơ bản cũng đã được lồng ghép vào các chương trình hoạt động tại trung tâm.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoạt động hỗ trợ cho trẻ khuyết tật hòa nhập cộng đồng tại trung tâm dạy nghề người tàn tật nghệ an (Trang 62 - 65)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(113 trang)