Đội ngũ cán bộ, nhân viên làm việc tại trung tâm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoạt động hỗ trợ cho trẻ khuyết tật hòa nhập cộng đồng tại trung tâm dạy nghề người tàn tật nghệ an (Trang 48)

2.1. Nguyên tắc hoạt động của trung tâm trong các hoạt độnghỗ trợ trẻ khuyết

2.1.4. Đội ngũ cán bộ, nhân viên làm việc tại trung tâm

Bảng 2: Sơ đồ cơ cấu tổ chức của trung tâm

* Về cơ cấu tổ chức, trung tâm gồm có:

 Phòng tổ chức hành chính phục vụ

 Phòng giáo dục văn hóa – phục hồi chức năng

 Phòng hướng nghiệp – dạy nghề

 Phòng tư vấn việc làm * Về đội ngũ CB, NV hiện nay:

Ban lãnh đạo Phòng tổ chức hành chính quản trị Phòng Giáo dục Văn hóa – Phục hồi chức năng Phòng Tư vấn - việc làm Phòng Hướng nghiệp – dạy nghề

Đội ngũ CB, NV trong trung tâm gồm có giám đốc và phó giám đốc; các trưởng phòng và phó phòng, giáo viên dạy nghề, giáo viên dạy văn hóa; nhân viên hành chính – phục vụ. Đội ngũ CB, NV trong trung tâm gồm có 48 người, trong đó có 17 nam và 31 nữ (biên chế 41 người, hợp đồng 7). Trình độ chuyên môn của đội ngữ CB, NV gồm 10 người bậc đại học; cao đẳng có 8 người; trung cấp kỹ thuật có 18 người và sơ cấp phục vụ có 12 người.

Tuy nhiên, qua quá trình nghiên cứu, chúng tôi nhận thấy rằng, hầu hết các CB, NV của trung tâm đều chỉ có chuyên môn đào tạo về giáo dục trẻ bình thường. Họ nhận công tác tại trung tâm và sau đó mới được tập huấn thêm về các kỹ năng chuyên ngành về giáo dục TKT

2.1.5. Đối tƣợng tham gia mô hình trong trung tâm

Hầu hết đối tượng tham gia mô hình đều là TKT, năm 2012, trung tâm đã thực hiện công tác khám tuyển tiếp nhận được 67 học sinh đúng đối tượng, đảm bảo các thủ tục hồ sơ, đưa số lượng quản lý là 228 em (tiếp nhận mới 67 em, chuyển tiếp là 161 em). Trong đó nam: 110 em, nữ 118 em.

Bảng 3: Sơ đồ trẻ khuyết tật đƣợc nhận vào trung tâm

TKT được nhận vào trung tâm

Gia đình dân tộc thiểu số

Gia đình nông dân, khó khăn

Hộ nghèo

Gia đình công chức, buôn Diện chính

sách

Không thuộc diện

Trong đó, các em thuộc diện con gia đình dân tộc thiểu số, thương binh và bệnh binh là 12 em, con gia đình nông dân, hộ nghèo là 158 em, con gia đình cán bộ, công chức là 42 em, con các gia đình thuộc thành phần khác là 16 em. Trong đó có một số đối tượng do yêu cầu, nguyện vọng của nhiều gia đình có con là TKT không nằm trong diện ưu tiên mong được trung tâm tạo điều kiện giáo dục con em đã được nhận vào trung tâm. Tuy nhiên những trường hợp này hầu hết đều chỉ học tại trung tâm và được đưa đi đón về sau mỗi buổi học.

“Bình thường trung tâm chỉ nhận các cháu theo diện chính sách ưu tiên vào trung tâm thôi, nhưng thời gian gần đây nhiều gia đình có trẻ khuyết tật cũng mong muốn cho con em của họ được vào học. Đại diện của các gia đình đã nói chuyện với ban lãnh đạo về vấn đề này, nhận thấy đây cũng là một yêu cầu cấp thiết, trung tâm đã xin ý kiến chỉ thị của Tỉnh về trường hợp này. Tỉnh đã đồng ý cho phép trung tâm mở lớp với điều kiện là chi phí tự đóng góp” (PVS Ban lãnh đạo, nam, 45 tuổi, Phó giám đốc trung tâm)

“Cũng may là trung tâm tạo điều kiện, mở lớp để chúng tôi còn có nơi mà đưa cháu đến học, ở nhà nhiều, mình không biết dạy, nó càng ngày càng không biết gì, đi học rồi cũng thấy nó có tiến bộ hơn” (PVS GĐ, nữ, 32 tuổi, buôn bán nhỏ)

Phân loại khuyết tật thì trung tâm có 141 em là tật khiếm thính, 42 em tật vận động, các loại tật khác là 45 em. Độ tuổi của trẻ khuyết tật vào học trong trung tâm: từ 12 đến 15 tuổi là 69 em, từ 16 đến 18 tuổi là 109 em và từ 19 tuổi trở lên là 50 em.

2.1.6. Ngân sách hoạt động

Trung tâm hoạt động hoàn toàn chủ yếu dựa vào nguồn kinh phí từ ngân sách Nhà nước, trong đó Nhà nước trợ cấp 360.000đ/học sinh/tháng và gia đình đóng góp 140.000đ/tháng cho chi phí ăn ở của các em. Do đó, mọi hình

thức thu chi cho từng hoạt động như giáo dục, dạy nghề, chi phí cho trang thiết bị, hoạt động văn hóa… đều tuân thủ theo quy định của Nhà nước.

Bên cạnh nguồn ngân sách chủ yếu từ Nhà nước, trung tâm còn có nguồn hỗ trợ từ các tổ chức và cá nhân hảo tâm đóng góp vào quỹ duy trì cho hoạt động của trung tâm được tốt hơn. Nguồn ngân sách này tuy không nhiều và ổn định nhưng nó cũng giúp đỡ trung tâm rất nhiều trong các hoạt động như mua thêm máy móc, thiết bị dạy học, sách vở cho trẻ…

2.2. Hoạt độnghỗ trợ trẻ khuyết tật trong trung tâm:

Mô hình hoạt động hỗ trợ TKT hòa nhập cộng đồng của trung tâm gồm có bốn hoạt động chính: Hoạt động quản lý, chăm sóc và nuôi dưỡng TKT; Hoạt động giáo dục văn hóa – phục hồi chức năng; Hoạt động hướng nghiệp – dạy nghề; Hoạt động tư vấn việc làm. Bốn hoạt động này có sự kết nối chặt chẽ trong việc theo dõi sự tiến bộ và phát triển của từng cá nhân TKT trong trung tâm để từ đó có sự chuẩn bị tốt nhất cho những bước tiến cụ thể của trẻ. Mô hình hoạt động này có sự ứng dụng rõ nét của quản trị theo hướng công tác xã hội, nó đã được thể hiện trong các hoạt động trợ giúp TKT cụ thể như trong việc chăm sóc, quản lý tài chính, nuôi dưỡng, giáo dục và dạy nghề.

2.2.1. Hoạt động quản lý, chăm sóc và nuôi dưỡng trẻ khuyết tật

Hoạt động quản lý, chăm sóc và nuôi dưỡng trẻ khuyết tật là một trong những hoạt động cơ bản của trung tâm. Trung bình thời gian mỗi trẻ sinh hoạt nội trú từ 5 đến 7 năm, với đối tượng nhận nuôi dạy dài hạn thì độ tuổi tiếp nhận phải trên 10 tuổi với điều kiện trẻ đã có ý thức có thể tự lo sinh hoạt cá nhân. Tại đây, trung tâm thực hiện việc tuyển sinh, quản lý số lượng TKT theo các hình thức là thường xuyên, hằng quý và hằng năm. Trung tâm trực tiếp đến các huyện, thành để tuyển sinh và tuyển sinh tại trung tâm.

“Thực hiện theo chỉ thị đề ra của Tỉnh nhằm theo dõi sát sao tình hình thực tế, trung tâm đã yêu cầu một số cán bộ đến các huyện, vùng núi xa xôi để

tìm hiểu rõ hơn một số trường hợp có trẻ khuyết tật có đủ điều kiện mà vì những lí do khác nhau mà gia đình đã không cho trẻ đi học, sau khi xác định mức độ của đối tượng, các nhân viên sẽ nói rõ quan điểm và thuyết phục gia đình cho trẻ theo học tại trung tâm”(PVS Ban lãnh đạo trung tâm, nam, 45 tuổi)

“Đối với những trường hợp tuyển sinh tại trung tâm là những gia đình thuộc diện chính sách ưu tiên mà đến tận trung tâm đưa đơn nguyện vọng thì chỉ cần đúng thủ tục giấy tờ thì sẽ được nhận vào trung tâm. Năm nay trung tâm đang mở thí điểm một lớp học văn hóa dạy trẻ khuyết tật dành cho những gia đình mong muốn được cho trẻ vào học theo hình thức đưa đi, đón về sau mỗi buổi học” (PVS Ban lãnh đạo trung tâm, nam, 45 tuổi)

Hiện tại, trung tâm đang quản lý 177 em nội trú và 51 em ngoại trú, công tác rèn luyện nề nếp ăn ở, sinh hoạt học tập được thực hiện tương đối tốt. Việc quản lý sinh hoạt trong trung tâm được thực hiện khá tốt với các hình thức như quản sinh làm nhiệm vụ giám sát trực tiếp, nắm chắc diễn biến sinh hoạt hàng ngày để có những biện pháp ngăn ngừa những biểu hiện xấu nảy sinh, lập các đội tự quản trong học sinh, bảo vệ đôn đốc duy trì học sinh ăn ở đi vào nề nếp.

“Việc quản lý, phụ trách ăn ở cho các con ở trung tâm thì được chúng tôi phụ trách, cùng một số cán bộ, nhân viên khác kiêm nhiệm làm thêm. Để quản lý sát sao hơn tình hình của các con thì chúng tôi có lập thêm các đội tự quản, các con đã sinh hoạt ở trung tâm từ trước thì có nhiệm vụ giúp đỡ,hướng dẫn cho những em mới vào trung tâm làm quen với những quy định của trung tâm.” (PVS nữ, 44 tuổi, nhân viên phụ trách sinh hoạt nội trú)

Công tác chăm sóc về vấn đề dinh dưỡng cho các em cũng được chú trọng, với chế độ được Nhà nước trợ cấp 360.000đ/học sinh/tháng và gia đình đóng góp 140.000đ/tháng, tổng là 500.000đ/học sinh/tháng cho tất cả các chi

phí, trung tâm đã cố gắng căn chỉnh để phù hợp với sự biến động của giá cả thị trường mà vẫn cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng cần thiết trong ngày ba bữa của các em, đảm bảo chất lượng vệ sinh và an toàn thực phẩm. Ngoài chi phí được trợ cấp, để cải thiện bữa ăn và tiết kiệm chi phí, trung tâm cũng đã tận dụng những khoảng đất trống trong trung tâm để trồng rau, tiết kiệm chi phí thực phẩm. Nhờ những hoạt động nghiêm túc trong an toàn vệ sinh thực phẩm, trong năm 2012 vừa qua, trung tâm đã không để xảy ra một trường hợp bị ngộ độc nào hay có dịch bệnh tiêu chảy xảy ra.

“Như cháu cũng biết đấy, bây giờ cái gì nó cũng tăng, thực phẩm cũng thế, để đảm bảo được ba bữa đầy đủ cho các con cũng chẳng dễ dàng gì. Các cô và các con trồng thêm các loại rau để phục vụ thêm cho các bữa ăn, vừa tiết kiệm chi phí vừa không sợ rau phun thuốc, vậy nên ăn uống cũng đảm bảo hơn. Thịt thà, cá thì liên hệ với những cửa hàng nhất định rồi, các cô cũng cứ đi chợ ngày một, phải tươi thì mới mua vậy nên các con có ai bị ngộ độc hay tiêu chảy đâu. Chỉ có một số trường hợp em mới đến trung tâm nếu ăn không quen thì có đau bụng một chút, nhưng sau đó thì bình thường” (PVS nữ, 44 tuổi, nhân viên phụ trách sinh hoạt nội trú)

Công tác y tế học đường được duy trì thường xuyên như công tác vệ sinh và phòng chữa bệnh. Công tác y tế được thực hiện dưới các hình thức như thường xuyên vệ sinh môi trường theo định kì. Hoạt động này thường có sự trợ giúp của các câu lạc bộ tình nguyện viên các trường đại học giúp đỡ. Phòng y tế trung tâm thường xuyên quan tâm đến việc điều trị và cấp thuốc cho các em khi các em có vấn đề về sức khỏe. Trong năm vừa qua, y tế trung tâm đã đưa 78 lượt học sinh đi khám ở bệnh viện, học sinh điều trị tại bệnh viện là 2 em, số em được điều trị tại trung tâm là 1026 lượt, cấp thuốc phát giun là 223 em và 100% em được cấp thẻ bảo hiểm y tế.

Nhìn chung, hoạt động quản lý, chăm sóc và nuôi dưỡng TKT của trung tâm thực hiện khá bài bản và linh động. Điển hình cho vấn đề đó là việc kiêm nhiệm công việc giữa các cán bộ, nhân viên với nhau. Trong công tác quản lý thì có lập ra các đội tự quản nhỏ để dễ dàng nắm bắt tình hình nhằm can thiệp kịp thời khi có vấn đề. Công tác nuôi dưỡng và y tế được thực hiện nghiêm túc, các quản sinh dành nhiều thời gian, công sức trong việc chăm lo cho sức khỏe của TKT.

2.2.2. Hoạt động giáo dục văn hóa – Phục hồi chức năng

Nội dung hoạt động của giáo dục văn hóa – phục hồi chức năng cho TKT được xây dựng kỹ lưỡng và tính đến đặc điểm riêng của từng loại khuyết tật, chương trình học của trung tâm là theo dạng bổ túc văn hóa, trình độ tiểu học. Kế hoạch hoạt động được soạn thảo cho từng ngày, từng tuần, từng tháng và tổng kết. Các hoạt động chính trong nội dung gồm có: học theo chương trình soạn thảo như tập viết, tập đọc (đọc, kể chuyện), toán, chương trình chuyên biệt xen kẽ cùng chương trình giáo dục phổ thông, trong đó cũng bao gồm những hoạt động như phục hồi phát âm cho trẻ khiếm thính, phát âm cho trẻ tự kỷ… Mỗi một hoạt động cụ thể trong chương trình đều có những tác dụng cụ thể tới sự học tập và phát triển của các em. Mục đích của hoạt động nhằm dạy các em các nhận thức cơ bản nhất là biết nghe lời và tự phục vụ bản thân, tiếp đó là có những kiến thức cơ bản giúp các em trong việc học nghề.

Cha mẹ có TKT đang học tại trung tâm cảm thấy may mắn vì trung tâm đã mở thêm lớp học giáo dục đặc biệt cho con em của những gia đình có nhu cầu. Trước khi được vào học, hầu hết các em đều ở nhà vì không theo học được các lớp học bình thường, số ít trẻ được đi học thì lại không thích ứng được trong trường học cơ sở bình thường hoặc có một số em được đưa vào trị liệu phục hồi chức năng tại bệnh viện nhi Nghệ An, tuy nhiên vì thời lượng

học quá ít chỉ một tiếng rưỡi một buổi, thời gian học lại không cố định khiến cho gia đình cũng gặp khó khăn trong việc đưa đón đi học.

“Bây giờ trung tâm có mở thêm lớp học này khiến chúng tôi vui mừng lắm. Ở nhà không biết dạy nó như thế nào, cứ để nó thế kia thì càng ngày càng hỏng. Từ khi đi học đến giờ nó cũng thay đổi nhiều lắm, biết chú ý khi có người gọi, biết làm sai khi bị mắng, biết cất đồ chơi khi chơi xong. Quả thật với chúng tôi đấy đã là một niềm vui lớn rồi” (PVS GĐ, nam, 37 tuổi, công chức nhà nước)

Hiện tại trung tâm đang có 133 em đang theo học các lớp văn hóa – phục hồi chức năng, phân bố thành 9 lớp bao gồm: Từ lớp 1 đến lớp 5, học theo chương trình bổ túc văn hóa. Lớp học được phân theo lứa tuổi và trình độ nhận thức của các em. Trong đó, có những lớp chuyên biệt và những lớp học sẽ xen kẽ cả giáo dục chuyên biệt và chương trình bậc tiểu học có sự điều chỉnh. Lớp giáo dục chuyên biệt dạy trẻ khuyết tật trí tuệ, chủ yếu là dạy các em nhận thức cơ bản về hình khối, màu sắc, giáo dục các kỹ năng hàng ngày, những lớp này thì thời gian học sẽ dài hơn và giáo trình cơ bản hơn rất nhiều. Đối với những trẻ tự kỷ nhẹ, có nhận thức tốt hơn sẽ được theo học chương trình giáo dục chuyên biệt xen kẽ chương trình tiểu học cùng những trẻ có dạng khuyết tật khác phù hợp với sự phát triển nhận thức của trẻ. Sau khi số học sinh đang học văn hóa tại trung tâm đến hết bậc tiểu học thì sẽ chuyển các em sang đào tạo nghề theo đúng kế hoạch, tùy một số đối tượng chưa thể chuyển đổi thì sẽ ở lại lớp.

Đánh giá mức độ nặng, nhẹ và khả năng học tập của TKT tại trung tâm vẫn chưa theo một khung chuẩn đánh giá nào mà chủ yếu do sự tìm hiểu, tìm đọc các tài liệu văn bản liên quan, học hỏi từ một số trung tâm khác và kinh nghiệm từ những cán bộ dạy lâu năm tại trường soạn thảo ra cảm thấy phù hợp với mức độ của TKT tại trung tâm.

“Khung chuẩn đánh giá chung thì chưa có đâu, chủ yếu là dựa vào văn bản, tài liệu về trẻ khuyết tật và kinh nghiệm của giáo viên rồi soạn thảo ra thôi” (PVS nữ, 42 tuổi, giáo viên dạy văn hóa – phục hồi chức năng)

Cách thức kiểm tra đánh giá của trung tâm là các giáo viên sẽ có bài kiểm tra đánh giá trình độ nhận thức của trẻ rồi sau đó xếp lớp cho trẻ. Riêng TKT trí tuệ thì sẽ có những bài kiểm tra đánh giá phản ứng của trẻ và mức độ nhận thức của trẻ với những yêu cầu cơ bản nhất.

“Riêng đối với trẻ khuyết tật trí tuệ thì sẽ xác định dựa trên phản ứng của trẻ đối với những yêu cầu mình đưa ra. Khi tiếp nhận một trẻ khuyết tật trí tuệ thì các cô sẽ làm một bài test, kiểm tra phản ứng của trẻ trước những yêu cầu cơ bản nhất và khả năng nhận thức của trẻ trước những yêu cầu mình đưa ra. Sau đó giáo viên sẽ xác định mức độ của trẻ là nặng hay nhẹ để có phương thức can thiệp hợp lý” (Thảo luận nhóm cán bộ, nhân viên)

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoạt động hỗ trợ cho trẻ khuyết tật hòa nhập cộng đồng tại trung tâm dạy nghề người tàn tật nghệ an (Trang 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(113 trang)