Hoạt động tư vấn việc làm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoạt động hỗ trợ cho trẻ khuyết tật hòa nhập cộng đồng tại trung tâm dạy nghề người tàn tật nghệ an (Trang 60 - 62)

2.2. Hoạt độnghỗ trợ trẻ khuyết tật trong trung tâm:

2.2.4. Hoạt động tư vấn việc làm

Trong năm vừa qua, trung tâm cho biết, trường đã cho ra trường 60 em theo học chương trình nghề, được tư vấn việc làm, trong đó có khoảng 50% có việc làm, những công việc này chủ yếu đều phù hợp với năng lực sức khỏe của các em. Vấn đề tư vấn việc làm cho các em là khâu quan trọng trong vấn đề hỗ trợ việc làm cho trẻ. Tại đây, các em sẽ được giải đáp các thắc mắc của mình về nghề nghiệp, định hướng tương lai, tư vấn ngành nghề phù hợp với các em sau khi các em đã được tìm hiểu và tiềm năng phát triển học nghề của các em.

“Có một số em sau khi được hướng nghiệp, nhưng lại cảm thấy vẫn mông lung, chưa rõ về định hướng phát triển thì các em sẽ hỏi thêm về đầu ra của ngành nghề mà các em theo học. Ví dụ như các em có thể làm việc ở đâu,

nhu cầu tìm được việc làm từ nghề có lớn không, nhà trường có thể giới thiệu các em đến một số cơ sở nghề được không…” (PVS nam, 33 tuổi, Phòng tư vấn việc làm)

Phòng tư vấn việc làm chủ động trong việc tìm hiểu việc làm và nhu cầu thị trường lao động hiện tại nhằm tìm kiếm các cơ hội giới thiệu việc làm cho các em trong các doanh nghiệp, công ty. Phòng tư vấn việc làm còn phối hợp với các phòng dạy nghề để tổ chức sản xuất làm ra sản phẩm, dịch vụ tiêu thụ sản phẩm. Bên cạnh đó, phòng còn kết hợp với phòng dạy nghề nhằm mở rộng liên kết đào tạo nghề ngắn hạn.

“Mặc dù đầu ra công việc cho các em còn nhiều khó khăn nhưng trung tâm vẫn đang cố gắng liên hệ với nhiều cơ sở cũng như tìm kiếm các nguồn hàng do các cơ sở đặt ra cho các em làm, vừa thực hành nghề vừa kiếm thêm thu nhập cho các em”(PVS nam, 33 tuổi, Phòng tư vấn việc làm)

Lý giải cho vấn đề số lượng TKT ra trường có việc làm chưa đạt như mong muốn, trung tâm cho biết lý do là vì những rào cản trong xã hội khiến cho TKT khó tiếp cận với các cơ hội việc làm. Bản thân các nhà doanh nghiệp vẫn đang còn ngần ngại trong vấn đề nhận người khuyết tật vào làm việc, TKT khó tìm kiếm cơ hội nhất là ở các vùng nông thôn, miền núi, nếu các em làm việc ở thành phố thì vấn đề nơi ở, phương tiện đi lại cũng là một vấn đề trở ngại lớn.

“Người khuyết tật nói chung và TKT nói riêng đều gặp những rào cản khi tiếp cận với mọi cơ hội hào nhập cộng đồng. Rào cản trong việc làm bắt nguồn từ bản thân người khuyết tật, từ vấn đề tuyển dụng mà cơ quan và doanh nghiệp đặt ra, từ hệ thống chính sách xã hội và Luật pháp chưa thật sự đồng bộ”(PVS ban lãnh đạo trung tâm, nam, 45 tuổi,)

“Các em cũng gặp nhiều khó khăn trong vấn đề tiếp cận việc làm, thực ra nó không phải là vấn đề của riêng trung tâm mà ở đâu cũng vậy, nhất là

khi sự kì thị, phân biệt đối xử với TKT vẫn còn tồn tại, sự mặc cảm của các em cũng vì vậy mà ảnh hưởng đến khả năng xin việc của các em” (PVS nam, 33 tuổi, Phòng tư vấn việc làm)

Bên cạnh đó, trong hoạt động dạy nghề thì mẫu mã vẫn chưa thật sự đa dạng và phong phú, dụng cụ hỗ trợ vẫn còn thiếu thốn, chưa tiên tiến, tay nghề của giáo viên dạy nghề chưa cao đã ảnh hưởng đến chất lượng dạy nghề cho trẻ.

“Đã chuyển qua học nghề là đã phải tính đến thời điểm đầu ra cho các em rồi nên cũng rất đau đầu. Năm nào các thầy cô cũng được huy động tìm hiểu các doanh nghiệp và giới thiệu trẻ với các doanh nghiệp, có doanh nghiệp tư nhân, doanh nghiệp nhà nước hay các cửa hàng may, điện dân dụng, mộc dân dụng, mỹ nghệ nhỏ…”(Thảo luận nhóm cán bộ, nhân viên)

“Bây giờ trên thị trường mẫu mã sản phẩm rất đa dạng và phong phú, chi tiết tỉ mỉ cũng khá nhiều. Tuy nhiên, với máy móc hiện tại của trung tâm mình thì khó có thể thực hành hướng dẫn cho trẻ. Chưa kể đến không phải thầy cô nào cũng có tay nghề tinh xảo và tinh tế để có thể dạy lại cho các em”(Thảo luận nhóm CB, NV)

Như vậy, phòng tư vấn việc làm dù còn gặp nhiều khó khăn nhưng phòng luôn cố gắng tìm kiếm các cơ hội đầu ra khi các em học nghề xong, tìm kiếm đầu vào công việc khi các em đang còn học nghề tại trung tâm nhằm giúp các em kiếm thêm thu nhập và rèn luyện tay nghề. Đây cũng là cách để các nhà tuyển dụng yên tâm và thay đổi cách nhìn về các em khi kiểm chứng chất lượng sản phẩm mà các em làm ra.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoạt động hỗ trợ cho trẻ khuyết tật hòa nhập cộng đồng tại trung tâm dạy nghề người tàn tật nghệ an (Trang 60 - 62)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(113 trang)