PHẦN KẾT LUẬN.

Một phần của tài liệu cơ quan thi hành án dân sự cơ quan chuyên môn trong bộ máy hành chính nhà nước (Trang 76 - 79)

Đổi mới tổ chức và hoạt động cơ quan THADS là một nội dung quan trọng của cải cách hành chính, cải cách tư pháp, xây dựng Nhà nước pháp quyền Việt Nam.

Tổ chức và hoạt động cơ quan THADS là một bộ phận của tổ chức và hoạt động bộ máy hành chính và có mối quan hệ mật thiết mang tính hệ thống với toàn bộ tổ chức và hoạt động Nhà nước. Hiệu lực của chính quyền không phải chỉ tuyên một bản án, mà bản án đó phải được thực hiện. Những phán quyết của Tòa án nhân danh Nhà nước không được thi hành thì chỉ được thực hiện trên giấy. Quá trình cải cách tư pháp, xây dựng Nhà nước pháp quyền Việt Nam sẽ không đồng bộ, thiếu hiệu quả nếu không có sự đổi mới và tăng cường công tác THADS.

Hơn 60 năm xây dựng và trưởng thành, công tác THADS Việt Nam đã góp phần quan trọng vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ đất nước. Qua từng giai đoạn lịch sử, THADS Việt Nam đã dần được hoàn thiện, củng cố phù hợp với yêu cầu và nhiệm vụ mà Nhà nước đặt ra. Trong giai đoạn hiện nay, sự nghiệp đổi mới đất nước đang đòi hỏi cấp thiết cải cách bộ máy Nhà nước, xây dựng và hoàn thiện Nhà nước CHXHCN Việt Nam, trong tiến trình đổi mới đó, THADS là một nội dung quan trọng.

Từ ngày 01/7/1993 tổ chức và hoạt động cơ quan thi hành án dân sự chính thức được tiến hành theo cơ chế mới, các cơ quan quản lý Nhà nước về công tác thi hành án dân sư, các cơ quan thi hành án dân sự được hình thành từ trung ương đến các địa phương trong cả nước, so với trước đây, công tác thi hành án dân sự được đổi mới căn bản về tổ chức bộ máy và cơ chế hoạt động. Với vai trò là cơ quan chuyên môn trong bộ máy hành chính Nhà nước, là cơ quan thi hành pháp luật, bảo vệ các quyền và lợi

ích hợp pháp của Nhà nước, các tổ chức và cá nhân cơ quan thi hành án dân sự ngày càng có vai trò quan trọng góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động của bộ máy hành chính, góp phần giữ vững trật tự kỷ cương, tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa.

Trên cơ sở nghiên cứu một cách toàn diện về tổ chức và hoạt động của cơ quan THADS ở nước ta từ khi được hình thành đến nay, kết hợp phân tích các quy định của pháp luật và số liệu cụ thể đạt được của toàn ngành trong những năm qua, tác giả rút ra một số kết luận:

Việc bảo đảm thi hành bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật của Tòa án là trách nhiệm của mỗi công dân và toàn xã hội. Công tác thi hành án dân sự không chỉ là công tác chuyên môn đơn thuần của cơ quan thi hành án, mà còn mang ý nghĩa chính trị-xã hội rộng lớn. Để đảm bảo cho việc thực hiện tốt công tác thi hành án, bên cạnh sự nỗ lực của cơ quan thi hành án, đòi hỏi phải có sự chỉ đạo phối hợp của các cấp chính quyền và sự hỗ trợ của các cơ quan có liên quan.

Thi hành án dân sự đang là vấn đề bức xúc của nhà nước ta trong giai đoạn hiện nay, việc nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn hoạt động của cơ quan thi hành án dân sự trong giai đoạn hiện nay nhằm đổi mới tổ chức và hoạt động của cơ quan này đang được các nhà lý luận, các chuyên gia hoạt động thực tiễn quan tâm. Để đáp ứng yêu cầu cải cách hành chính, cải cách tư pháp, phù hợp với nhu cầu của hội nhập kinh tế- quốc tế đòi hỏi phải không ngừng hoàn thiện pháp luật về thi hành án dân sự, phát triển theo hướng thu gọn đầu mối để đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ đất nước.

Hiệu quả hoạt động của công tác thi hành án dân sự thể hiện bản chất dân chủ của Nhà nước ta, là Nhà nước của dân, do dân và vì dân, sau hơn 60 năm xây dựng và trưởng thành, công tác thi hành án dân sự đang được củng cố và hoàn thiện cùng với việc hoàn thiện của bộ máy hành chính nhà nước là công cụ đắc lực bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các tổ chức và cá nhân.

nay, góp phần hoàn thiện tổ chức bộ máy Nhà nước và công cuộc xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa. Trong những năm qua tổ chức và hoạt động của cơ quan thi hành án dân sự đã đạt được những kết quả quan trọng, góp phần vào việc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của Nhà nước, tổ chức và công dân, lập lại kỷ cương xã hội, lấy lại lòng tin của nhân dân vào pháp luật. Tuy nhiên, trước yêu cầu của sự nghiệp đổi mới, về tổ chức và hoạt động của cơ quan thi hành án dân sự bộc lộ nhiều bất cập cần tiếp tục được đổi mới nhằm tăng cường khả năng hội nhập.

Với một số kiến nghị để xuất như trên, tác giả hy vọng rằng trong những năm tới với sự phấn đấu không ngừng của toàn ngành thi hành án dân sự nói riêng và các các cơ quan liên quan nói chung, cơ quan thi hành án dân sự ngày càng hoàn thiện hơn về tổ chức và hoạt động để đáp ứng được nhiệm vụ mà Chính phủ giao.

MỤC LỤC

NỘI DUNG TRANG

PHẦN MỞ ĐẦU 1

PHẦN NỘI DUNG

Chương 1. Một số vấn đề lý luận về tổ chức và hoạt động của cơ quan thi hành án dân sự ở nước ta hiện nay.

Một phần của tài liệu cơ quan thi hành án dân sự cơ quan chuyên môn trong bộ máy hành chính nhà nước (Trang 76 - 79)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(86 trang)
w