Một số tồn tại và nguyên nhân của những tồn tại về hoạt động của cơ quan THADS.

Một phần của tài liệu cơ quan thi hành án dân sự cơ quan chuyên môn trong bộ máy hành chính nhà nước (Trang 61 - 66)

hành theo chức năng, nhiệm vụ và tên gọi mới, vị thế và địa vị pháp lý của cơ quan THADS được nâng lên, đồng nghĩa với trách nhiệm cao hơn, trong khi đó đội ngũ cán bộ nhất là cán bộ lãnh đạo của Cơ quan THADS vẫn chưa thích nghi ngay với yêu cầu của nhiệm vụ mới. Hiện nay ở các tỉnh hầu hết mới chỉ bố trí một cán bộ tổ chức, nhiều người còn trẻ ít kinh nghiệm hay thay đổi. Trong một thời gian dài, công tác quy hoạch cán bộ chưa được quan tâm đúng mức dẫn đến bị động trong việc triển khai thực hiện.

2.3.2. Một số tồn tại và nguyên nhân của những tồn tại về hoạt động của cơ quan THADS. THADS.

Xuất phát từ các quy định của Luật thi hành án dân sự, các văn bản hướng dẫn thi hành về hoạt động của cơ quan THADS còn một số những tồn tại hạn chế sau:

- Về hoạt động trực tiếp thi hành bản án.

Biểu hiện tập trung nhất của những tồn tại, bất cập trong hoạt động trực tiếp thi hành bản án là tình trạng án tồn đọng ngày một gia tăng, hiện nay số án từ năm trước chuyển sang đã chiếm quá nửa số vụ việc phải thi hành và tỷ lệ này ngày càng cao. Một nguyên nhân quan trọng dẫn đến tình trạng này là do số vụ việc cơ quan THADS thụ lý nhưng không có điều kiện thi hành rất lớn, những vụ việc không có điều kiện dù cơ quan thi hành án có cố gắng thì cũng không giải quyết được. Tuy nhiên, theo quy định hiện hành thì cơ quan thi hành án vẫn phải xác minh theo định kỳ và theo dõi thường xuyên

Một tồn tại trong hoạt động thi hành án đó là một số quy định về thủ tục thi hành án còn thiếu chặt chẽ và khó áp dụng như: Việc xác minh điều kiện thi hành án: theo khoản 1 Điều 31 Luật thi hành án dân sự quy định nội dung của đơn yêu cầu thi hành

án, trong đó một trong những nội dung chính là thông tin về tài sản hoặc điều kiện thi hành án của người phải thi hành án, theo quy định tại khoản 2 Điều 4 Nghị định số 58/NĐ-CP : trường hợp đơn yêu cầu THA không có đầy đủ các nội dung theo quy định hoặc không nêu rõ thông tin về điều kiện THA của người phải thi hành án nhưng không yêu cầu xác minh thì cơ quan THA thông báo để đương sự bổ sung đơn trước khi ra quyết định THA, theo khoản 2 Điều 6 Nghị định số 58/NĐ-CP việc tiến hành xác minh của người được thi hành án tại các cơ quan, tổ chức, cá nhân đang nắm giữ các thông tin về tài sản, đang quản lý tài sản, tài khoản của người phải thi hành án là nguyên tắc bắt buộc và chỉ được yêu cầu chấp hành viên xác minh điều kiện thi hành án khi xuất trình các tài liệu hoặc biên bản làm việc để chứng minh người đó hoặc người đại diện theo uỷ quyền đã tiến hành xác minh tại các cơ quan, tổ chức đang nắm giữ thông tin về tài sản, tài khoản của người phải thi hành án. Đây là một quy định mới làm giảm khối lượng công việc cho chấp hành viên nhưng cũng gây khó khăn cho người được thi hành án, vì người được thi hành án không có trình độ chuyên môn cũng như khả năng thực hiện việc xác minh, khả năng bị từ chối cao đối với những người nắm giữ tài sản tài khoản; Những bất cập trong việc: trả lại đơn cho người được thi hành án; quy định về kết thúc việc thi hành án…

Một bất cập trong hoạt động thi hành án đó là điều kiện vật chất và kinh phí mà Nhà nước chi cho hoạt động thi hành án, với mức kinh phí được cấp như các cơ quan hành chính khác, cơ quan THA hoạt động rất khó khăn, vì hoạt động thi hành án dân sự có những nét đặc thù riêng không phải như hoạt động quản lý nhà nước đơn thuần phải luôn thực hiện việc báo gọi, xác minh, cưỡng chế…

Ngoài ra, hiện nay vấn đề nhận thức và tuân thủ pháp luật của đương sự nói riêng và đại đa số quần chúng nói chung chưa cao, thể hiện ở việc trốn tránh, chống đối việc thi hành án (nhiều vụ việc đương sự tìm mọi cách để tẩu tán tài sản, chống đối quyết liệt việc cưỡng chế như gài mìn, tự thiêu…). Điều này đặt ra yêu cầu giáo dục, động viên, khuyến khích không chỉ là các bên liên quan trong thi hành án mà còn đối với cả

cộng đồng, của toàn xã hội đối với lĩnh vực thi hành án dân sự. Làm sao không chỉ là các bên đương sự mà tất cả mọi người dân đều có thái độ đúng đắn và trách nhiệm đối với hoạt động thi hành án dân sự, bảo đảm pháp chế trong hoạt động này.

- Về hoạt động giải quyết khiếu nại, tố cáo trong thi hành án dân sự.

Hiện nay, tình hình khiếu nại, tố cáo vẫn diễn biến phức tạp: mặc dù công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo đã có những chuyển biến tích cực, nhưng số lượng đơn thư khiếu nại, tố cáo vẫn còn lớn, tình trạng đơn thư vượt cấp diễn ra một cách phổ biến, nhiều vụ việc tồn đọng kéo dài, không được giải quyết dứt điểm kể cả những việc đã có quyết định giải quyết có hiệu lực pháp luật, đã có chỉ đạo giải quyết của cấp trên.

Vẫn còn tồn tại, hạn chế trong công tác chỉ đạo, đôn đốc việc giải quyết khiếu nại, tố cáo: công tác chỉ đạo, đôn đốc việc giải quyết khiếu nại, tố cáo của các cơ quan thi hành án dân sự địa phương vẫn còn bị xem nhẹ, chưa được quan tâm đúng mức, chưa thực sự quyết liệt, lãnh đạo một số cơ quan thi hành án dân sự địa phương chưa kịp thời chỉ đạo, đôn đốc công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo đặc biệt là việc giải quyết đơn thư tố cáo đối với cán bộ, công chức trong cơ quan, đơn vị mình

Trong thời gian qua, còn nhiều vi phạm trong việc giải quyết khiếu nại, tố cáo như: một số vụ việc thời hạn giải quyết khiếu nại, vượt quá thời hạn giải quyết theo quy định của pháp luật những vụ việc này phần lớn là những vụ việc khiếu nại, tố cáo có tính chất phức tạp, đòi hỏi phải có thời gian xác minh tại cơ sở; nhiều trường hợp cơ quan thi hành án không thụ lý giải quyết thiếu căn cứ mặc dù đã có đơn thư khiếu nại, tố cáo hợp lệ.

Về công tác tiếp dân, trong nhiều trường hợp còn hình thức, nhiều cơ quan thi hành án chưa bố trí được nơi tiếp công dân độc lập, phổ biến là ở cấp huyện. Nhều cán bộ làm công tác tiếp dân nhưng chưa ý thức được tầm quan trọng của công tác tiếp dân, thiếu kỹ năng tiếp dân, thái độ tiếp dân chưa phù hợp gây bức xúc cho người khiếu nại.

Trong việc thực hiện yêu cầu của người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại cấp trên, vẫn còn một số cơ quan THADS chưa thực hiện nghiêm, như chậm gửi hồ sơ thi

hành án, gửi thiếu hồ sơ giải quyết khiếu nại, báo cáo còn quá sơ sài không đầy đủ nội dung.

Việc báo cáo về giải quyết khiếu nại, tố cáo nhiều đơn vị còn thực hiện chế độ báo cáo chậm, không đúng mẫu quy định, nội dung báo cáo chưa phản ánh đúng thực tế.

Những tồn tại trong hoạt động của cơ quan THADS do nhiều nguyên nhân:

Một số thủ trưởng cơ quan THADS, Chấp hành viên, cán bộ tổ chức thi hành án trình độ, năng lực còn hạn chế, chưa nhận thức về tầm quan trọng của công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo, chưa bố trí được những Thẩm tra viên có năng lực tâm huyết để làm công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo; cán bộ, công chức làm công tác tiếp dân còn kiêm nhiệm; một số thủ trưởng cơ quan thi hầnh án chưa sát sao trong việc đôn đốc trong việc giải quyết khiếu nại, tiếp công dân.

Một số địa phương có vụ việc thi hành án nhiều, chấp hành viên, cán bộ thi hành án rơi vào tình trạng quá tải công việc chậm chễ tổ chức trong việc thi hành án, do đó quyền lợi của người được thi hành án không được bảo đảm. ở một số cơ quan thi hành án, nhiều trường hợp để đương sự đi lại nhiều lần nhưng không có biện pháp giải quyết thoả đáng, không giải thích cụ thể cho đương sự hiểu và thực hiện đúng quyền, nghĩa vụ của mình, làm ảnh hưởng đến quyền và lợi ích hợp pháp của người được thi hành án, người phải thi hành án và những người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan.

Trong quá trình tổ chức thi hành án, cơ quan THA chưa chú trọng công tác tuyên truyền pháp luật nói chung và pháp luật về thi hành án dân sự nói riêng, chưa quan tâm giải thích và giáo dục thuyết phục cho các bên đương sự hiểu và tự nguyện thi hành nghĩa vụ của mình.

Một số quy định về khiếu nại, tố cáo và giải quyết khiếu nại, tố cáo tại Luật thi hành án dân sự qua thời gian áp dụng đã có nhiều bất cập, như đối với việc giải quyết khiếu nại chưa có sự phân biệt rõ ràng thế nào là quyết định thế nào là hành vi bị khiếu nại, chưa có quy định về đơn thư không có chữ ký hoặc điểm chỉ, đơn không gửi kèm các tài liệu liên quan.

Luật thi hành án không quy định về tố cáo và giải quyết tố cáo mà thủ tục giải quyết tố cáo được thực hiện theo quy định của Luật khiếu nại, tố cáo mà chưa có quy định riêng trong lĩnh vực thi hành án dân sự.

Các cấp uỷ Đảng, chính quyền địa phương chưa quan tâm đúng mức đến việc chỉ đạo công tác THADS tại địa phương, các cơ quan hữu quan thiếu sự phối hợp thi hành án, có nhiều vụ việc còn đùn đẩy né tránh làm cho việc THADS có những lúc gặp nhiều trở ngại. Sự phối hợp của cơ quan thi hành án với chính quyền cơ sở và các tổ chức chính trị, các tổ chức quần chúng chưa chặt chẽ trong quá trình thi hành án.

Trên đây là một số những tồn tại, hạn chế về mặt tổ chức và hoạt động của cơ quan thi hành án dân sự. Để đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của Nhà nước, tổ chức, công dân đảm bảo bản án, quyết định của Toà án được thực thi có hiệu quả cần phải có những giải pháp để nâng cao hiệu quả hoạt động của cơ quan thi hành án dân sự, đảm bảo trật tự kỷ cương để đáp ứng yêu cầu trong thời kỳ mới.

Qua quá trình hình thành và phát triển, cơ quan thi hành án dân sự này càng hoàn thiện hơn cả về tổ chức và hoạt động. Thi hành án dân sự trong những năm gần đây đã có bước chuyển biến quan trọng, đặc biệt từ khi công tác này được chuyển từ Toà án nhân dân các cấp sang các cơ quan thuộc chính phủ. Về tổ chức, đã hình thành một hệ thống cơ quan thi hành án, cơ quan quản lý công tác THA thống nhất trong toàn quốc. Đội ngũ chấp hành viên, cán bộ THA, cơ sở vật chất, kinh phí hoạt động được tăng cường, so với thời kỳ trước thì đây là sự chuyển biến lớn, thể hiện sự quan tâm của Đảng và Nhà nước ta đối với hoạt động THADS. Chính trên cơ sở đó, hoạt động THADS đã đạt được những kết quả đáng khích lệ. So với những năm trước đây số vụ việc và số tiền đã tăng lên gấp nhiều lần, có rất nhiều những vụ việc lớn phức tạp. Hệ thống cơ quan THA ngày càng được khẳng định vị trí của mình trong hệ thống các cơ quan trong bộ máy hành chính nói riêng và các cơ quan Nhà nước nói chung, góp phần thực hiện các chính sách kinh tế xã hội của đất nước, bảo vệ pháp chế, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của công dân. Bên cạnh những kết quả đạt được, tổ chức và hoạt động

của cơ quan thi hành án dân sự còn một số những tồn tại, hạn chế do xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau. Từ đó đặt ra yêu cầu cần phải đổi mới tổ chức và hoạt động của cơ quan thi hành án dân sự hơn nữa để đáp ứng được yêu cầu của đất nước trong thời kỳ mới.

CHƯƠNG 3.

Một phần của tài liệu cơ quan thi hành án dân sự cơ quan chuyên môn trong bộ máy hành chính nhà nước (Trang 61 - 66)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(86 trang)
w