Nguyên tắc pháp chế xã hội chủ nghĩa.

Một phần của tài liệu cơ quan thi hành án dân sự cơ quan chuyên môn trong bộ máy hành chính nhà nước (Trang 25 - 26)

Pháp chế xã hội chủ nghĩa với nội dung quan trọng là sự tôn trọng và tuân thủ triệt để pháp luật của cơ quan Nhà nước, cán bộ công chức Nhà nước, đã trở thành nguyên tắc cơ bản trong tổ chức và hoạt động của các cơ quan trong bộ máy Nhà nước, trong đó có các cơ quan hành chính Nhà nước. Hiến pháp nhà nước ta quy định: "Nhà nước quản lý Nhà nước bằng pháp luật, không ngừng tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa".

Đảm bảo pháp chế xã hội chủ nghĩa trong tổ chức và hoạt động của cơ quan THADS đòi hỏi: Trong lĩnh vực ban hành pháp luật, các văn bản pháp luật liên quan đến lĩnh vực thi hành án dân sự phải được ban hành đúng thẩm quyền, các văn bản phải có nội dung hợp pháp và thống nhất và phải được ban hành theo đúng trình tự, tủ thục quy định.

Trong lĩnh vực tổ chức thực hiện pháp luật: tổ chức thực hiện pháp luật trong hoạt động thi hành án dân sự là hoạt động tổ chức thực hiện nội dung các văn bản pháp luật trong lĩnh vực THADS. Việc thực hiện các hoạt động trong lĩnh vực thi hành án dân sự phải đúng nội dung, trình tự thủ tục theo quy định của Luật thi hành án dân sự và các văn bản hướng dẫn thi hành; hoạt động giám sát, kiểm tra thanh tra việc thi hành pháp luật trong hoạt động của cơ quan THADS, công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo phải được thực hiện một cách nghiêm ngặt, theo đúng các quy định của pháp luật nhằm ngăn chặn, phát hiện kịp thời các hành vi vi phạm, đảm bảo cho pháp luật được thực thi một cách nghiêm chỉnh và thống nhất.

Trong hoạt động cơ quan THADS nguyên tắc này phải được tuân thủ nghiêm ngặt để việc thi hành bản án, quyết định của Tòa án được kịp thời, đúng nội dung bản án, bảo đảm trình tự, thủ tục luật định.

không được tùy tiện thay đổi nội dung bản án, quyết định của Tòa án, Chấp hành viên “Thi hành đúng nội dung bản án, quyết định; áp dụng đúng các quy định của pháp luật về trình tự thủ tục THA…”(Điều 20 Luật THADS). Khi thực hiện nhiệm vụ Chấp hành viên không được can thiệp “trái pháp luật vào việc giải quyết vụ việc THA hoặc lợi dụng ảnh hưởng của mình tác động đến người có trách nhiệm THA” (Điều 21 Luật THADS).

Nguyên tắc này tạo điều kiện thuận lợi, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các bên đương sự, chống sự sách nhiễu, gây phiền hà trong quá trình thi hành án góp phần tạo niềm tin của nhân dân vào tính nghiêm minh của pháp luật

Một phần của tài liệu cơ quan thi hành án dân sự cơ quan chuyên môn trong bộ máy hành chính nhà nước (Trang 25 - 26)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(86 trang)
w