* Về tổ chức: Việc THADS do tòa án khu vực đảm nhiệm, ở tòa án này có thẩm
phán, nhân viên tòa án, Chấp hành viên và nhân viên THA. Chấp hành viên chịu sự giám sát trực tiếp của Chánh án Tòa án cấp khu vực. Tuy là công chức nhưng Chấp hành viên thực hiện công việc của mình một cách độc lập, có con dấu riêng, được hưởng một khoản lương cố định. Chấp hành viên không làm việc tại cơ quan tòa án mà mở văn phòng riêng và được quyền tuyển các nhân viên giúp việc. Chấp hành viên được hưởng lương, được nhận 15% lệ phí THA, các khoản tiền thanh toán và các chi phí khác như: đi lại, sao chụp tài liệu…
* Về hoạt động trực tiếp THA:
- Quyền yêu cầu THA: để tiến hành cưỡng chế THA thì phải có đơn yêu cầu của người được THA, người đệ đơn có quyền rút đơn bất cứ lúc nào nhưng phải chịu mọi chi phí. - Lệ phí THA: chi phí cưỡng chế THA do con nợ chịu, trong trường hợp con nợ không đủ các tài sản để chi trả chi phí thì chủ nợ chịu. Lệ phí THA được tính theo bảng biểu do Nhà nước quy định tùy theo giá ngạch của đơn yêu cầu.
- Thời hiệu yêu cầu THA: là 30 năm kể từ ngày bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật.
- Căn cứ, điều kiện để tiến hành việc THA: Để có thể cưỡng chế THA cần phải có 3 điều kiện: phải có văn bằng xác nhận quyền yêu cầu được đưa ra thi hành; phải có quy định về điều khoản thi hành; phải được thực hiện việc tống đạt.
- Các biện pháp, chế tài đối với người cố tình không thi hành án: Chấp hành viên có quyền yêu cầu cảnh sát áp giải đương sự theo giấy triệu tập đến cơ quan THA nếu đương sự cố tình trốn tránh được báo gọi nhiều lần không đến. Chấp hành viên có quyền khám nhà và những nơi cất giữ tài sản của con nợ, có quyền mở khóa nhà, khóa phòng hoặc ngăn có chứa đồ đạc bị khóa nếu thấy việc đó cầ thiết cho việc THA. Trong trường hợp con nợ chống đối hoặc phản kháng lại Chấp hành viên có quyền dùng vũ lực và yêu cầu cảnh sát hỗ trợ. Ngoài ra, theo pháp luật Đức, trường hợp đương sự không có tài sản gì để THA thỉ chủ nợ có quyền yêu cầu tòa thi hành án triệu tập con nợ đến Tòa để buộc họ phải tuyên thệ về việc không có tài sản để THA. Nếu con nợ không chịu tuyên thệ, thì chủ nợ có quyền yêu cầu Tòa án bắt giam cho đến khi con nợ đồng ý tuyên thệ, nếu không sẽ bị giam giữ kéo dài về mọi chi phí trong thời gian giam giữ do con nợ chịu.
- Các biện pháp cưỡng chế. Chấp hành viên thực hiện việc cưỡng chế thi hành đối với các trường hợp sau: cưỡng chế thi hành đối với các trường hợp sau: cưỡng chế thi hành đòi tiền từ động sản của con nợ cưỡng chế thi hành vào giấy tờ có giá trị của con nợ; cưỡng chế thi hành việc trả lại đồ vật, trong đó có việc cưỡng chế buộc ra khỏi nhà. - Đối với trường hợp không có tài sản là động sản để THA thì có quyền yêu cầu Tòa án áp dụng các biện pháp cưỡng chế khác như: khấu trừ thu nhập; trừ vào quyền yêu cầu của con nợ đối với người khác; trừ vào quyền tài sản của con nợ (tài sản thừa kế, vốn góp vào công ty…) yêu cầu cưỡng chế, phát mại tài sản của con nợ là bất động sản. - Những tài sản không được kê biên: việc áp dụng các biện pháp cưỡng chế phải đảm bảo cho người bị cưỡng chế vẫn đủ khả năng tiếp tục cuộc sống ở mức độ vừa phải có điều kiện làm việc và nuôi sống gia đình. Điều 811 Bộ Luật tố tụng dân sự quy định danh mục chi tiết các loại tài sản không được kê biên: Những đồ vật để sử dụng cá
nhân hoặc để phục vụ đời sống hàng ngày như: quần áo, giường nệm, đồ dùng trong nhà bếp hoặc thiết bị trong biệt thự, những đồ vật là động sản mà con nợ và gia đình họ thườn xuyên cần để lưu cư…
Khác với THADS ở Việt Nam, cơ quan THADS là cơ quan độc lập, Chấp hành viên là công chức Nhà nước chịu trách nhiệm trực tiếp thi hành các bản án, quyết định của Tòa án theo quy định của pháp luật. Trước kia ở Việt Nam đã có một thời gian dài THADS nằm trong Tòa án nhân dân các cấp, Chấp hành viên làm việc theo sự chỉ đạo của Thẩm phán, do vậy hiệu quả hoạt động của công tác này không cao. Không giống như pháp luật của Đức, Chấp hành viên là công chức Nhà nước nhưng được mở văn phòng riêng và được thu phí theo quy định, được thực hiện công việc của mình một cách độc lập không phụ thuộc vào cơ quan Tòa án. Ở Việt Nam hiện nay đang thí điểm mô hình thừa phát lại. Thừa phát lại cũng mở văn phòng riêng và hoạt động độc lập trong việc lập vi bằng và THADS. Từ kinh nghiệm hoạt động hoạt động hiệu quả của một số nước trong đó có Cộng hòa Liên bang Đức, đây là một kinh nghiệm mà chúng ta nên học hỏi để từng bước xã hội hóa THADS để làm cho hoạt động này hiệu quả hơn trong việc bảo vệ quyền và lợi ích của Nhà nước, các tổ chức và cá nhân. Trong hoạt động trực tiếp thi hành bản án, giống với THADS ở Việt Nam hiện nay, đó là việc khi người phải thi hành án có điều kiện mà không tự nguyện nộp thì Chấp hành viên tiến hành cưỡng chế để đảm bảo việc thi hành án, các biện pháp cưỡng chế cũng tương tự như ở Việt Nam, các khoản chi phí cưỡng chế do người phải thi hành án chịu. Có điểm khác biệt rất lớn đó là quyền của Chấp hành viên rất lớn, đối với người cố tình không thi hành thì Chấp hành viên có quyền yêu cầu cảnh sát áp giải đến theo giấy triệu tập của cơ quan THA, và có quyền dùng vũ lực, điều này đã tạo ra uy thế rất lớn cho cơ quan THA, tạo điều kiện thuận lợi cho việc tổ chức thi hành án. Cách thức tổ chức thi hành án và thẩm quyền của Chấp hành viên là mô hình để chúng ta tiếp thu chọn lọc nhằm xây dựng, kiện toàn tổ chức, hoạt động thi hành án dân sự. Trong bối cảnh hội nhập hiện nay nên chuyển cả việc thi hành án hình sự sang Bộ Tư pháp quản
lý, được sự hỗ trợ của cảnh sát tư pháp tạo ra uy thế của cơ quan thi hành án, làm cho công tác THADS hoạt động hiệu quả hơn.