Nguyên tắc chỉ có cơ quan THADS và Chấp hành viên là có thẩm quyền THADS.

Một phần của tài liệu cơ quan thi hành án dân sự cơ quan chuyên môn trong bộ máy hành chính nhà nước (Trang 26 - 27)

viên không được can thiệp “trái pháp luật vào việc giải quyết vụ việc THA hoặc lợi dụng ảnh hưởng của mình tác động đến người có trách nhiệm THA” (Điều 21 Luật THADS).

Nguyên tắc này tạo điều kiện thuận lợi, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các bên đương sự, chống sự sách nhiễu, gây phiền hà trong quá trình thi hành án góp phần tạo niềm tin của nhân dân vào tính nghiêm minh của pháp luật

1.3.5. Nguyên tắc đảm bảo hiệu lực của bản án, quyết định của Tòa án.

Việc thi hành nghiêm chỉnh và tôn trọng triệt để các bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật của Tòa án là một tất yếu khách quan của bất kỳ quốc gia nào, nó là một nhiệm vụ quan trọng phải được thực hiện nghiêm chỉnh trong hoạt động của các ngành, các cấp trực tiếp liên quan đến việc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của Nhà nước, tổ chức và công dân, góp phần đáng kể vào việc giữ gìn trật tự xã hội. Bản án, quyết định của tòa án là sự phán xét nhân danh Nhà nước phải được bảo đảm thực hiện bằng sức mạnh cưỡng chế của Nhà nước.

Là nguyên tắc hiến định, được quy định tại Điều 136 Hiến pháp năm 1992, được sửa đổi bổ sung năm 2001 đã xác định “các bản án và quyết định của Tòa án nhân dân có hiệu lực pháp luật phải được các cơ quan Nhà nước, tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội, các đơn vị vũ trang nhân dân và mọi công dân tôn trọng, những người và đơn vị hữu quan phải nghiêm chỉnh chấp hành”.

Đây là nguyên tắc chỉ đạo toàn bộ tổ chức và hoạt động THA nói chung và THADS nói riêng, nó không cho phép bất kỳ sự cản trở nào đối với việc thi hành các bản án, quyết định đã có hiệu lực của Tòa án.

1.3.6. Nguyên tắc chỉ có cơ quan THADS và Chấp hành viên là có thẩm quyền THADS. THADS.

Nguyên tắc này được quy định cụ thể trong Luật THADS năm 2008,từ điều 14 đến điều 17: Điều 14 quy định nhiệm vụ, quyền hạn của Cơ quan THADS cấp tỉnh; Điều 15 quy định nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan THADS cấp quân khu; Điều 16 quy định nhiệm vụ, quyền hạn của Cơ quan THADS cấp huyện; Điều 17 quy định về Chấp hành viên, đều được khẳng định cơ quan THADS, Chấp hành viên là người được Nhà nước giao nhiệm vụ thi hành các bản án, quyết định và được pháp luật bảo vệ. Đây là nguyên tắc vừa khẳng định tính chuyên trách của hoạt động THADS, vừa thể hiện trách nhiệm của Nhà nước trong việc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của công dân. Với việc quy định rõ trách nhiệm của cơ quan THADS, của Chấp hành viên sẽ làm cho công việc đạt hiệu quả hơn, giảm bớt việc đùn đẩy trách nhiệm.

Một phần của tài liệu cơ quan thi hành án dân sự cơ quan chuyên môn trong bộ máy hành chính nhà nước (Trang 26 - 27)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(86 trang)
w