Thực trạng về tổ chức, hoạt động của cơ quan THADS hiện nay 1 Thực trạng về tổ chức của cơ quan THADS

Một phần của tài liệu cơ quan thi hành án dân sự cơ quan chuyên môn trong bộ máy hành chính nhà nước (Trang 44 - 50)

2.2.1. Thực trạng về tổ chức của cơ quan THADS

* Tổ chức bộ máy.

Đã từng có nhiều ý kiến khác nhau xoay quanh mô hình cơ quan THADS, nhưng hiện nay hầu hết các ý kiến đều đồng tình với mô hình cơ quan THADS như hiện nay, nhìn chung là tương đối hoàn chỉnh và phù hợp vơi điều kiện thực tiễn ở Việt Nam. Tuy nhiên trong điều kiện hội nhập kinh tế- quốc tế để nâng cao hơn nữa hiệu quả hoạt động của cơ quan THADS thì cũng cần phải hoàn thiện hơn nữa để phát huy được vai trò thực sự của cơ quan THADS trong việc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của Nhà nước, tổ chức và cá nhân.

Trên cơ sở của Pháp lệnh THADS năm 2004, ngày 11/4/2005, Chính phủ ban hành Nghị định số 50/2005/NĐ-CP, theo quy định của Nghị định này, hệ thống tổ chức cơ quan THADS đã có những thay đổi căn bản về tên gọi và vị thế. Cùng với việc xác định rõ vị trí, vai trò của các cơ quan THADS địa phương, Bộ Tư pháp đã phối hợp với các Bộ, Ngành có liên quan tham mưu, trình Chính phủ ban hành Nghị định số 93/2008/NĐ-CP ngày 28/8/2008 trình Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 32/2009/QĐ-TTg ngày 02/3/2009 quy định rõ chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức của Cục THADS thuộc Bộ Tư pháp, trên cơ sở đó được nâng từ Cục loại III thành Cục loại I. Đây được xem là bước chuẩn bị quan trọng để tiến tới hoàn thiện hệ thống tổ chức cơ quan THADS.

Năm 2009, sau khi Luật THADS năm 2008 được thông qua và có hiệu lực pháp luật, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 74/2009/NĐ-CP ngày 09/9/2009 theo đó Cục THADS được nâng thành Tổng cục THADS đồng thời xác định rõ hệ thống THADS được quản lý tập trung thống nhất từ trung ương đến cấp huyện, với một vị thế mới tương xứng với nhiệm vụ được giao. Ngay sau khi Chính phủ ban hành Nghị định số 74/2009/NĐ-CP, nhằm tăng cường công tác phối hợp giữa quản lý ngành và lãnh thổ, ngày 14/9/2009 Tổng cục THADS đã tham mưu Ban cán sự Đảng Bộ Tư pháp có công văn số 90/CV-BCS gửi Ban tổ chức trung ương đề nghị bổ sung diện quản lý của cấp ủy địa phương theo quy định của Đảng; công văn số 91/CV-BCS ngày 14/9/2009 gửi Ban thường vụ Tỉnh ủy, Thành ủy, huyện ủy, quận ủy trong việc phối hợp quy hoạch kiện toàn tổ chức cán bộ, đào tạo bồi dưỡng cán bộ cơ quan THADS, đồng thời Tổng cục đã tham mưu trình Bộ trưởng kiện toàn tổ chức, thành lập các cơ quan THADS theo đúng quy định của pháp luật.

Ngày 06/11/2009 Bộ trưởng Bộ Tư pháp đã ban hành Quyết định số 2999/QĐ-BTP công bố việc thành lập Tổng cục THADS thuộc Bộ Tư pháp; quyết định thành lập 63 Cục THADS cấp tỉnh và 693 Chi cục THADS cấp huyện.

Nhờ chuẩn bị chu đáo, cộng thêm sự nỗ lực của các Sở Tư pháp, các cơ quan THADS địa phương; sự phối hợp triển khai đồng bộ từ trung ương, sự quan tâm của cấp ủy, chính quyền địa phương nên chỉ trong một khoảng thời gian ngắn các nội dung cần thiết để thực hiện các quy định của Luật THADS và Nghị định số 74/2009/NĐ-CP đã được hoàn tất chuẩn bị cơ sở cho việc triển khai trên thực tế.

Hệ thống tổ chức cơ quan THADS hiện nay được quy định tại Điều 13 Luật THADS và chương I Nghị định số 74/2009/NĐ-CP ngày 09/9/2009 của Chính phủ, theo đó hệ thống tổ chức THADS bao gồm: Cơ quan quản lý THADS và cơ quan THADS.

- Cơ quan quản lý Nhà nước về công tác THADS:

2001, Chính phủ có nhiệm vụ, quyền hạn “thống nhất quản lý công tác hành chính tư

pháp, các hoạt động về Luật sư, giám định tư pháp, công chứng và bổ trợ tư pháp, tổ chức và quản lý công tác THADS, quốc tịch, hộ tịch, hộ khẩu” và được quy định tại

Điều 166 của Luật THADS năm 2008: Chính phủ thống nhất quản lý về công tác THADS trong phạm vi cả nước; Chỉ đạo các cơ quan của Chính phủ, UBND cấp tỉnh trong THADS; phối hợp với Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân Tối cao trong THADS; định kỳ hàng năm báo cáo Quốc hội về công tác THADS.

+ Bộ Tư pháp: là cơ quan giúp Chính phủ thực hiện việc quản lý công tác THADS, Bộ Tư pháp có những nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định tại Điều 167 Luật THADS năm 2008.

+ Tổng cục THADS thuộc Bộ Tư pháp: là cơ quan giúp Bộ Tư pháp thực hiện chức năng quản lý Nhà nước về THADS trên phạm vi cả nước. Điều 3 Nghị định số 74/2009/NĐ-CP quy định: Tổng cục THADS là cơ quan trực thuộc Bộ Tư pháp thực hiện chức năng tham mưu giúp Bộ trưởng quản lý Nhà nước về công tác THADS; chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được quy định tại Điều 4 Nghị định 74, cụ thể các nhóm việc sau: Tham mưu, giúp Bộ trưởng Bộ Tư pháp quản lý Nhà nước về công tác THADS, chuẩn bị các nội dung văn bản pháp luật để trình cơ quan có thẩm quyền xem xét, quyết định; thực hiện chức năng quản lý chuyên ngành về THADS và các công việc khác do Bộ trưởng Bộ Tư pháp giao.

+ Bộ quốc phòng: là cơ quan quản lý công tác THADS trong quân đội, Điều 168 Luật THADS quy định Bộ quốc phòng có nhiệm vụ, quyền hạn sau: thực hiện chức năng phối hợp với Bộ Tư pháp quản lý Nhà nước về công tác THADS trong quân đội, các lĩnh vực: ban hành hoặc trình cấp có thẩm quyền ban hành các văn bản quy phạm pháp luật về THADS trong quân đội, bổ nhiệm, miễn nhiệm chấp hành viên, đào tạo bồi dưỡng nghiệp vụ THADS cho Chấp hành viên, Thẩm tra viên và nhân viên làm công tác THA trong quân đội, tổng kết báo cáo Chính phủ về công tác THADS; thực hiện quản lý Nhà nước về THADS: Hướng dẫn nghiệp vụ, chỉ đạo nghiệp vụ, kểm tra,

thanh tra, giải quyết khiếu nại, lập kế hoạch phân bổ kinh phí, bảo đảm phương tiện vật chất, phương tiện hoạt động của THA trong quân đội.

+ Cục THADS Bộ quốc phòng: là cơ quan trực thuộc Bộ quốc phòng, thực hiện chức năng tham mưu, giúp Bộ trưởng Bộ quốc phòng quản lý Nhà nước về công tác THA trong quân đội.

+ Uỷ ban nhân dân: Theo quy định tại khoản 4 Điều 94 và khoản 4 Điều 106 Luật tổ chức Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân năm 2003 thì “Trong lĩnh vực thi hành pháp luật, UBND cấp tỉnh, cấp huyện thực hiện tổ chức, chỉ đạo công tác thi hành án dân sự ở địa phương theo quy định của pháp luật”. Nhiệm vụ quyền hạn cụ thể trong

lĩnh vực thi hành án dân sự được quy định tại Điều 173, 174 Luật thi hành án dân sự, quy định cụ thể tại Điều 13 Nghị định 74/2009/NĐ-CP: trong phạm vi quyền hạn do pháp luật quy định, UBND các cấp có trách nhiệm phối hợp chỉ đạo và tạo điều kiện cho cơ quan THADS trên phạm vi địa bàn thực thi chính sách, pháp luật về THADS, chỉ đạo các cơ quan có chức năng liên quan phối hợp với cơ quan THA để thực hiện tốt nhiệm vụ quản lý hoạt động THADS trên địa bàn. UBND cấp tỉnh, cấp huyện thành lập Ban chỉ đạo THADS để tham mưu cho Chủ tịch UBND cùng cấp chỉ đạo việc tổ chức cưỡng chế thi hành các vụ án lớn, phức tạp, có ảnh hưởng về an ninh, chính trị, trật tự an toàn xã hội của địa phương theo đề nghị của cơ quan THADS cùng cấp.

- Cơ quan thi hành án dân sự:

Cơ quan thi hành án dân sự là cơ quan Nhà nước, có nhiệm vụ trực tiếp thi hành các bản án, quyết định có hiệu lực thi hành theo trình tự, thủ tục của pháp luật thi hành án dân sự.

Điều 13 Luật thi hành án dân sự và Điều 2 Nghị định số 74/2009/NĐ-CP quy định cơ quan THADS gồm:

+ Cơ quan thi hành án dân sự tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (gọi chung là cơ quan THADS cấp tỉnh), có tên gọi là Cục thi hành án dân sự tỉnh, là cơ quan thi hành án dân sự thuộc Tổng cục thi hành án dân sự. Có nhiệm vụ: Quản lý, chỉ đạo về

THADS trên địa bàn tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; Trực tiếp tổ chức thi hành các bản án quyết định; lập hồ sơ đề nghị xét miễn giảm nghĩa vụ thi hành án; giải quyết khiếu nại, tố cáo trong phạm vi thẩm quyền; thực hiện quản lý công chức, cơ sở vật chất của cơ quan THADS tại địa phương; giúp UBND cùng cấp trong quyền hạn quy định; báo cáo trước Hội đồng nhân dân cùng cấp khi có yêu cầu.

+ Cơ quan THADS huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (gọi chung là cơ quan THADS cấp huyện), có tên gọi là Chi cục thi hành án dân sư huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh là cơ quan THADS huyện trực thuộc Cục thi hành án dân sự tỉnh. Có nhiệm vụ: Trực tiếp thi hành bản án, quyết định thuộc thẩm quyền; giải quyết khiếu nại, tố cáo theo quy định; thực hiện chế độ thống kê, báo cáo tổ chức, hoạt động thi hành án theo quy định; giúp UBND cùng cấp thực hiện nhiệm vụ trong phạm vi thẩm quyền.

+ Cơ quan THADS cấp quân khu và tương đương (gọi chung là cơ quan THADS cấp quân khu, có tên gọi là Phòng thi hành án cấp quân khu. Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn trong việc: trực tiếp thi hành bản án, quyết đinh, giải quyết khiếu nại, tố cáo theo thẩm quyền; phối hợp với cơ quan chức năng của quân khu trong việc quản lý cơ sở vật chất, kinh phí và phương tiện hoạt động theo hướng dẫn chỉ đạo của cơ quan thi hành án dân sự thuộc Bộ Quốc phòng; giúp tư lệnh quân khu trong phạm vi nhiệm vụ quyền hạn.

* Tổ chức cán bộ:

Để triển khai Luật THADS năm 2008, sau khi Luật có hiệu lực thi hành Bộ Tư pháp đã chỉ đạo Tổng cục THADS phối hợp chặt chẽ với các cơ quan, ban, ngành có liên quan xây dựng trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ ban hành các văn bản, trong đó có các văn bản về tổ chức cán bộ của các cơ quan THADS. Ngày 09/9/2009 Chính phủ đã ban hành Nghị định số 74/2009/NĐ-CP quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật THADS về cơ quan quản lý THADS, cơ quan THADS và công chức làm công tác THADS; và Quyết định số 1777/QĐ-TTg ngày 04/11/2009 của Thủ

tướng Chính phủ ban hành danh sách các cơ quan THADS tại các địa bàn miền núi, vùng sâu, vùng xa, hải đảo được tuyển chọn người có trình độ cử nhân Luật làm Chấp hành viên không qua thi tuyển. Đây là những cơ sở pháp lý quan trọng liên quan đến việc củng cố kiện toàn tổ chức các cơ quan THADS.

Trong những năm qua, việc kiện toàn về tổ chức các cơ quan THADS vẫn được xác định là nhiệm vụ trọng tâm của Ngành. Do vậy, các mặt về công tác cán bộ được Bộ Tư pháp, Tổng cục THADS, các Cục THADS cấp tỉnh quan tâm và triển khai đồng bộ. Trên cơ sở biên chế được Bộ Nội vụ giao(toàn Ngành được giao 9.188 biên chế, trong đó giao mới 810 biên chế), Tổng cục THADS đã tham mưu trình Bộ trưởng bổ sung biên chế chó các cơ quan THADS địa phương, trong đó ưu tiên phân bổ cho các đơn vị có số lượng án phải thi hành nhiều đang quá tải công việc hoặc các đơn vị mới được thành lập.

Đội ngũ lãnh đạo của Tổng cục THADS thuộc Bộ Tư pháp, các Cục và Chi Cục THADS đã được kiện toàn xong lãnh đạo của Tổng cục THADS và 63/63 Cục THADS tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, trong đó 57/63 đơn vị có Cục trưởng, 02 đơn vị cấp phó được giao quyền Cục trưởng; 04 đơn vị cấp phó được giao phụ trách, tổng số phó Cục trưởng đã được bổ nhiệm là 94 người. Đối với cấp huyện, hiện có 637/694 đơn vị đã bổ nhiệm Chi cục trưởng và giao quyền Cục trưởng; 57 cấp phó được giao phụ trách. Hiện nay Bộ Tư pháp đang chỉ đạo các cơ quan THADS địa phương khẩn trương tuyển dụng, tiếp nhận bổ sung cán bộ đáp ứng yêu cầu được giao; cả nước hiện có 3.135 Chấp hành viên, 301 Thẩm tra viên [39, tr.22-23].

Việc đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ cho công chức ngành THADS thường xuyên được quan tâm. Hàng năm, trên cơ sở kế hoạch của Bộ Tư pháp, Tổng cục THADS đã xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng tập huấn cho đội ngũ Chấp hành viên- những người trực tiếp thi hành án tại các cơ quan THADS địa phương. Ngoài ra, trong những năm qua nhiều công chức đã được tham gia các lớp đào tạo, bồi dưỡng về lý luận chính trị, chuyên môn, ngoại ngữ, tin học.

Kỷ luật, kỷ cương của ngành THADS luôn được quan tâm chấn chỉnh, Ngành đã kiên quyết xử lý những cá nhân vi phạm pháp luật, vi pham đạo đức công chức và đạo đức Chấp hành viên, đạo đức cán bộ THA. Số lượng người bị xử lý kỷ luật bằng các hình thức khiển trách, cảnh cáo, buộc thôi việc được thực hiện một cách nghiêm túc. Nhiều vụ vi phạm đã được xử lý kịp thời nhằm đảm bảo tăng cường kỷ luật, kỷ cương, góp phần làm trong sạch, lành mạnh đội ngũ công chức của Ngành.

Cùng với việc nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, đạo đức công vụ, trong những năm qua Ngành THADS đã phối hợp với các đơn vị có liên quan tham mưu để Bộ Tư pháp trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ ban hành các chế độ liên quan đến công chức của Ngành như: phụ cấp trách nhiệm nghề đối với Thẩm tra viên; chế độ phụ cấp thâm niên nghề…nhờ đó đã góp phần động viên, bù đắp những cống hiến đóng góp của công chức Ngành cho đất nước.

Với những kết quả trên cho thấy, công tác tổ chức cán bộ Ngành THADS đã có những chuyển biến tích cực từ công tác xây dựng thể chế đến việc tăng cường hệ thống tổ chức cán bộ của toàn Ngành như: xác định rõ nguyên tắc tổ chức, hoạt động của Ngành, chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức của toàn Ngành được tăng cường cả về số lượng và chất lượng, từng bước đáp ứng yêu cầu đổi mới phát triển và không ngừng nâng cao hiệu quả của hoạt động THADS nước ta.

Một phần của tài liệu cơ quan thi hành án dân sự cơ quan chuyên môn trong bộ máy hành chính nhà nước (Trang 44 - 50)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(86 trang)
w