Đổi mới tổ chức và hoạt động cơ quan thi hành án dân sự hiện nay góp phần tháo gỡ những khó khăn thách thức của ngành thi hành án dân sự hiện nay.

Một phần của tài liệu cơ quan thi hành án dân sự cơ quan chuyên môn trong bộ máy hành chính nhà nước (Trang 67 - 68)

tháo gỡ những khó khăn thách thức của ngành thi hành án dân sự hiện nay.

Bên cạnh những thuận lợi, trong những năm qua công tác THDS có những khó khăn, thách thức:

Trước năm 2008, về mặt thể chế, căn cứ pháp lý quan trọng nhất phục vụ cho công tác THADS mới chỉ dừng lại ở tầm Pháp lệnh. Mặc dù đã được sửa đổi bổ sung những quy định mới so với những quy định của Pháp lệnh năm 1993, nhưng Pháp lệnh thi hành án dân sự năm 2004 chưa đáp ứng được yêu cầu THADS trong tình hình mới. Pháp lệnh thi hành án dân sự năm 2004 đã bộc lộ nhiều hạn chế bất cập, nhất là quy định về trình tự thủ tục, trách nhiệm và cơ chế phối hợp của các cơ quan, tổ chức cá nhân có liên quan; cơ chế quản lý, mô hình tổ chức cơ quan THADS chưa ngang tầm với chức năng, nhiệm vụ và tính chất của công việc được giao…Các hạn chế, bất cập này là một trong những nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng án dân sự tồn đọng còn khá lớn, làm giảm hiệu lực, hiệu quả của quản lý Nhà nước, tính nghiêm minh của pháp luật; quyền, lợi ích hợp pháp của cá nhân, tổ chức và Nhà nước theo bản án, quyết định của Toà án chưa được bảo đảm, nhiều việc gây bức xúc trong xã hội. Về phương diện tổ chức, trước khi có Luật thi hành án dân sự năm 2008, Tổng cục THDS chưa được thành lập, hệ thống THADS chưa được tổ chức hoàn thiện là một ngành độc lập đang trong giai đoạn quá độ cả về công tác quản lý tổ chức, cán bộ và chỉ đạo chuyên môn, nghiệp vụ.

Sau khi có Luật thi hành án dân sự năm 2008, Tổng cục THADS mới được thành lập, mặc dù chưa được kiện toàn đầy đủ về tổ chức, cán bộ đã và đang trong thời kỳ chuyển đổi mọi mặt đã phải đảm đương nhiệm vụ hết sức nặng nề là quản lý, chỉ đạo một hệ thống dọc các cơ quan THADS ở tất cả các địa phương với tư cách là cơ quan quản lý ngành cũng là một trong những thách thức mới của Tổng cục THADS. Quản lý ngành dọc có những thuận lợi về chỉ đạo chuyên môn nghiệp vụ nhưng dễ dẫn đến tình

trạng buông lỏng quản lý ở lãnh thổ, nhất là đối với cấp huyện. Điều đó đòi hỏi lãnh đạo cơ quan THADS phải tranh thủ sự đồng tình ủng hộ của cấp uỷ, chính quyền địa phương; phải nâng cao vị trí, vai trò, năng lực quản lý, chỉ đạo, điều hành toàn diện các mặt công tác của Thủ trưởng, Phó thủ trưởng cơ quan THADS. Việc tổ chức quản lý cơ quan THADS theo quy định mới đòi hỏi phải có sự kiểm tra, giám sát chặt chẽ giữa cơ quan trung ương với địa phương, giữa cấp tỉnh với cấp huyện. Trong khi đó một số đồng chí Thủ trưởng, phó Thủ trưởng vẫn chưa quan tâm chú trọng nhiều đến quản lý, chỉ đạo, điều hành toàn diện các mặt công tác của đơn vị mà nặng về chuyên môn nghiệp vụ. Vì vậy, cần có sự nỗ lực mới để hoàn thành nhiệm vụ được giao.

Mặc dù đã có Luật thi hành án dân sự nhưng các văn bản hướng dẫn thi hành chậm được hoàn thiện, thiếu đồng bộ, cần rất nhiều thời gian, nhân lực để xây dựng đã tạo nên sức ép lớn đối với cơ quan chuyên môn của tổng cục.

Tuy đã có sự bổ sung, phát triển một lực lượng cán bộ, công chức đáng kể nhưng trong toàn ngành THADS vẫn luôn tồn tại trình trạng thiếu cán bộ kể cả Chấp hành viên và Thẩm tra viên; trình độ cán bộ của ngành thi hành án không đều, lại phải đảm đương một khối lượng công việc rất lớn, dẫn đến tình trạng quá tải trong thực hiện chức năng, nhiệm vụ chương trình và kế hoạch công tác.

Cơ sở vật chất, kỹ thuật tuy đã từng bước được tăng cường nhưng vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu thực hiện nhiệm vụ và vị thế mới của ngành THADS. Hệ thống trụ sở, kho vật chứng, trang bị, phương tiện còn thiếu; các đề án xây dựng trụ sở, áp dụng công nghệ thông tin mới đang được khởi động xây dựng, chưa thể bảo đảm phục vụ cho công tác quản lý, chuyên môn, nghiệp vụ của ngành nói chung và của các cơ quan THADS nói riêng khó.

Một phần của tài liệu cơ quan thi hành án dân sự cơ quan chuyên môn trong bộ máy hành chính nhà nước (Trang 67 - 68)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(86 trang)
w