Thực trạng về hoạt động cơ quan THADS hiện nay.

Một phần của tài liệu cơ quan thi hành án dân sự cơ quan chuyên môn trong bộ máy hành chính nhà nước (Trang 50 - 58)

Hoạt động THADS hiện nay gồm các hoạt động chính: Hoạt động trực tiếp thi hành bản án, quyết định của Tòa án; hoạt động giải quyết khiếu nại về thi hành án.

* Hoạt động trực tiếp thi hành bản án, quyết định.

Theo quy định của Luật THADS năm 2008 và các văn bản hướng dẫn thi hành, hoạt động trực tiếp thi hành bản án, quyết định gồm nhiều các thủ tục khác nhau:

- Nhận bản án, quyết định; nhận đơn yêu cầu thi hành án.

Nhận bản án, quyết định; nhận đơn yêu câu thi hành án là những thủ tục đầu tiên trong quy trình THA, làm phát sinh mối quan hệ giữa cơ quan THA với Tòa án và các

đương sự có liên quan. Những hoạt động tác nghiệp về vấn đề này của cán bộ, Chấp hành viên, Thủ trưởng cơ quan THA là hoạt động diễn ra thường xuyên tại cơ quan THADS. Luật THADS năm 2008 đã dành 7 điều Luật , từ điều 29 đến điều 35 điều chỉnh những vấn đề liên quan đến việc nhận bản án, quyết định; nhân đơn yêu cầu thi hành án.

Theo quy định tại Điều 381 Bộ Luật tố tụng dân sự, Điều 28 của Luật THADS năm 2008 thì Tòa án có trách nhiệm chuyển giao bản án, quyết định cho cơ quan THADS là Tòa án đã ra bản án, quyết định đó.

Thời hạn chuyển giao bản án, quyết định tùy thuộc vào các bản án, quyết định khác nhau: Đối với những bản án, quyết định đã có hiệu lực theo quy định tại Khoản 1 Điều 28 Luật THADS thì Tòa án phải chuyển giao cho cơ quan THADS có thẩm quyền trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật; theo quy định tại Khoản 2 Điều 2 và khoản 2 Điều 28, một số những bản án, quyết định chưa có hiệu lực pháp luật nhưng được thi hành ngay như: bản án, quyết định về cấp dưỡng, trả lương, trả công lao động….

Như vậy, bản án, quyết định được thi hành theo quy định của Luật THADS là những bản án, quyết định của Tòa án về dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh thương mại, lao động; quyết định về tài sản, quyền tài sản trong bản án, quyết định về hành chính, vụ án hình sự, quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh mà sau 30 ngày kể tử ngày có hiệu lực pháp luật đương sự không tự nguyện thi hành không khởi kiện tại Tòa án, quyết định của Trọng tài thương mại Việt Nam; bản án, quyết định dân sự của Tòa án nước ngoài, quyết định của trọng tài thương mại nước ngoài được tòa án Việt Nam công nhận và cho thi hành tại Việt Nam và những bản án, quyết định khác do pháp luật quy định.

Về việc nhận đơn yêu cầu THA: theo Điều 30 Luật THADS thời hiệu yêu cầu thi hành án được quy định là 05 năm, kể từ ngày bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật, trừ những trường hợp do sự kiện bất khả kháng hoặc do trở ngại khách quan dẫn đến

việc không thể gửi đơn yêu cầu THA đúng hạn, trong trường hợp này người làm đơn phải chứng minh được căn cứ không làm được đơn đúng hạn.

- Thông báo về thi hành án.

Thông báo về THA là việc người có thẩm quyền thực hiện việc chuyển tải giấy tờ chứa đựng thông tin về THA cho người được thông báo theo trình tự, thủ tục nhất định, nhằm đảm bảo cho việc THA đúng pháp luật, bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của các đương sự tham gia vào việc THA.

Việc thông báo về THA được thực hiện bằng một hoặc nhiều hình thức, pháp luật quy định cụ thể các hình thức thông báo cho các đương sự theo hướng rộng rãi, công khai. Thông báo về THA được coi là một nghĩa vụ, nghĩa vụ này được xác định là trách nhiệm của người thực hiện việc thông báo, người được thông báo, tùy theo tính chất mức độ và hậu quả do hành vi của người có nghĩa vụ thực hiện thông báo, nhận thông báo gây ra mà phải gánh chịu chế tài theo quy định của pháp luật.

Theo quy định tại khoản 1 Điều 39 Luật THADS thì những loại giấy tờ THA phải được thông báo chia làm bốn loại: các quyết định về THA; các loại giấy báo về THA; giấy triệu tập và các loại văn bản khác có liên quan đến việc THA.

Những người có nghĩa vụ thực hiện việc thông báo bao gồm: Thủ trưởng cơ quan THADS; Chấp hành viên, cán bộ làm công tác THA; những người, cơ quan, tổ chức mang tính chất phối hợp như: UBND xã, công an xã, tổ trưởng tổ dân phố…

Những người được nhận thông báo: theo quy định tại Điều 38, khoản 1 Điều 39, các đối tượng được thông báo về THA gồm: người được THA; người phải THA; người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến việc THA; Viện kểm sát nhân dân; Chính quyền UBND xã, thị trấn nơi đương sự cư trú.

Các hình thức thông báo về THA gồm: thông báo trực tiếp hoặc qua cơ quan, tổ chức, cá nhân khác; thông báo bằng hình thức niêm yết công khai; thông báo qua các phương tiện thông tin đại chúng. Tùy từng trường hợp mà Chấp hành viên tổ chức THA áp dụng cho phù hợp với điều kiện thực tế.

- Xác minh điều kiện thi hành án.

Sử dụng kết quả xác minh là khâu cuối cùng của quá trình xác minh, cũng là mục đích của xác minh thi hành án. Kết quả xác minh có ý nghĩa quyết định đến việc định hướng và giải quyết đối với từng hồ sơ thi hành án cụ thể. Kết quả xác minh cũng là cơ sở để Chấp hành viên phân loại hồ sơ, xác minh khả năng thực hiện nghĩa vụ về hành vi, về tài sản của ngưởi phải thi hành án, trường hợp người phải THA không có điều kiện thi hành, Chấp hành viên chọn ra quyết định hoãn, quyết định trả đơn, đình chỉ, ủy thác theo căn cứ do pháp luật quy định. Trường hợp người phải THA có điều kiện thi hành, Chấp hành viên phải định hướng giải quyết và lựa chọn biện pháp tổ chức THA phù hợp với từng vụ việc cụ thể. Chấp hành viên có thể sử dụng thông tin để vận động, thuyết phục người phải THA tự nguyện thi hành, thuyết phục các bên thỏa thuận kết thúc dứt điểm việc THA, xác định biện pháp cưỡng chế và lập kế hoạch cưỡng chế THA.

- Cưỡng chế thi hành án.

Cưỡng chế thi hành án dân sự là biện pháp thi hành bắt buộc của Cơ quan THA do Chấp hành viên quyết định theo thẩm quyền nhằm buộc đương sự (người phải thi hành án) phải thực hiện những hành vi hoặc nghĩa vụ về tài sản theo bản án, quyết định của Tòa án, được áp dụng trong trường hợp người phải THA có điều kiện THA mà không tự nguyện thi hành trong thời hạn do Chấp hành viên ấn định hoặc trong trường hợp cần ngăn chặn người phải THA tẩu tán, hủy hoại tài sản.

Theo quy định tại khoản 2 Điều 9 Luật THADS thì trường hợp người phải THA có điều kiện thi hành mà không tự nguyện thi hành thì bị cưỡng chế THA, sau khi hết thời gian tự nguyện THA do Chấp hành viên ấn định, nếu người phải THA có điều kiện thi hành mà không thi hành án, hoặc trong trường hợp cần ngăn chặn người phải thi hành án có hành vi tẩu tán, hủy hoại tài sản hoặc trốn tránh việc THA thì Chấp hành viên có quyền áp dụng kịp thời các biện pháp cưỡng chế THA.

khấu trừ tiền trong tài khoản, thu hồi xử lý tiền, giấy tờ có giá của người phải thi hành án; trừ vào thu nhập của người phải thi hành án; kê biên, xử lý tài sản của người phải thi hành án, kể cả tài sản đang do người thứ ba giữ; khai thác tài sản của người phải thi hành án; buộc chuyển giao vật, chuyển giao quyền, tài sản giấy tờ; buộc người phải thi hành án thực hiện hoặc không thực hiện công việc nhất định.

Sau khi áp dụng biện pháp cưỡng chế Chấp hành viên tiến hành các thủ tục: ký hợp đồng thẩm định giá, hợp đồng bán đấu giá tài sản.

Nhìn chung, hoạt động trực tiếp THADS gồm rất nhiều thủ tục khác nhau, thời hạn quy định trong mỗi giai đoạn khác nhau, do đó Chấp hành viên, cán bộ làm công tác THADS phải nắm vững các quy định của Luật và các văn bản hướng dẫn thi hành để tránh sai sót dẫn đến việc bị khiếu nại.

Năm 2007 là năm cuối cùng thực hiện theo quy định của Pháp lệnh thi hành án dân sự năm 2004, tác giả đưa ra một số kết quả thi hành được năm 2007 để so sánh với năm 2010: Năm 2007, tổng số việc phải thi hành là 630.158 việc, trong đó có 381.051 việc có điều kiện thi hành (bằng 39,53%), đã giải quyết xong 302.373 việc/381.051 việc có điều kiện thi hành đạt 79,35% trong đó xong hoàn toàn 261.197 việc đạt 69% trên số có điều kiện thi hành. Số tiền thực thu 3.351 tỷ 840 triệu 235 nghìn đồng.

Sau khi Luật thi hành án dân sự được ban hành, khắc phục những hạn chế của pháp lện thi hành án dân sự năm 2004, năm 2010 toàn ngành đã đạt được những kết quả đáng khích lệ: Năm 2010 tổng số việc phải thi hành là 615.411 việc, trong đó có 406.896 việc có điều kiện thi hành( bằng 66,12%), 207.617 việc chưa có điều kiện thi hành (bẳng 33,88%). Đã giải quyết xong 351.373 việc/406.896 việc đạt 86,35% (vượt chỉ tiêu đề ra 6,35%), tăng 5,35% so với cùng kỳ năm 2009, trong đó thi hành xong hoàn toàn là 309.525 việc, thi hành đều 17.558 việc, đình chỉ 24.290 việc. Số tiền thực thu là 8.301 tỷ 320 triệu 561 nghìn đồng, đạt tỉ lệ 80,10% số tiền có điều kiện thu (vượt chỉ tiêu đề ra 20,10%). Năm 2010 việc miễn giảm thi hành án đã được quan tâm đúng mức, tính đến ngày 30 tháng 9 năm 2010 các cơ quan thi hành án dân sự địa phương đã

lập hồ sơ xét miễn giảm thi hành án đối với 23.959 trường hợp, miễn giảm được 21.149 việc, với tổng số tiền là 72 tỷ 558 triệu 484 nghìn đồng.[39, tr.6].

Với những kết quả nêu trên chúng ta có thể thấy được sự tăng rõ ràng sau khi Luật thi hành án dân sự được ban hành, với cơ chế mới, vị thế mới của cơ quan thi hành án dân sự, toàn ngành đã cố gắng nỗ lực và đạt được những kết quả đáng khích lệ.

* Hoạt động giải quyết khiếu nại, tố cáo trong thi hành án dân sự.

Trong mối quan hệ pháp luật có sự tham gia của một bên là chủ thể đại diện quyền lực Nhà nước thì thường có ưu thế áp đặt ý chí của mình lên chủ thể khác, do đó không tránh khỏi tình trạng gây thiệt hại cho lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích của Nhà nước của công dân. Để định hướng các mối quan hệ được xã hội được pháp luật bảo vệ và phát triển theo chiều hướng tích cực, ngăn chặn những hành vi vi phạm pháp luật của cơ quan Nhà nước, của cán bộ, công chức thực thi công vụ, pháp luật quy định cá nhân, tổ chức có quyền khiếu nại, đồng thời pháp luật cũng quy định các biện pháp xử lý đối với các hành vi xâm hại đến quyền và lợi ích hợp pháp của Nhà nước, tổ chức và cá nhân.

Như vậy, khiếu nại, tố cáo là phương thức quan trọng giúp cá nhân, tổ chức bảo vệ quyền, lợi ích chính đáng được pháp luật ghi nhận, đồng thời là một kênh thông tin quan trọng để phát huy quyền giám sát, tạo cơ chế giám sát một cách có hiệu quả của công dân và toàn xã hội đối với hoạt động của cơ quan Nhà nước, việc thực thi của cán bộ công chức Nhà nước, góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động quản lý, điều hành của Nhà nước, thể hiện một xã hội dân chủ, ưu việt trong việc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của công dân. Cũng qua công tác này, giúp phát hiện những lỗ hổng của pháp luật từ đó có giải pháp sửa đổi, bổ sung kịp thời các quy định của pháp luật cho phù hợp với thực tiễn.

Khiếu nại, tố cáo là hai quyền cơ bản của công dân được ghi nhận tại Hiến pháp năm 1992. Điều 74 Hiếu pháp 1992 của nước CHXHCN Việt Nam quy định “Công dân có quyền khiếu nại, quyền tố cáo với cơ quan Nhà nước có thẩm quyền về những

việc làm trái pháp luật của cơ quan Nhà nước, tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội, đơn vị vũ trang nhân dân hoặc bất cứ cá nhân nào. Việc khiếu nại, tố cáo phải được cơ quan Nhà nước xem xét và giải quyết trong thời hạn pháp luật quy định. Nghiêm cấm việc trả thù người khiếu nại, tố cáo hoặc lợi dụng người khiếu nại, tố cáo để vu khống, vu cáo làm hại người khác. Mọi hành vi xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tập thể và công dân phải được xử lý nghiêm minh”

Trên cơ sở quy định của Hiến pháp, Luật khiếu nại, tố cáo năm 1998, Luật sửa đổi, bổ sung Luật khiếu nại, tố cáo năm 2004, 2005 và các văn bản hướng dẫn thi hành đã cụ thể hóa quyền khiếu nại, tố cáo của tổ chức, công dân.

Trong lĩnh vực THADS, để tạo cơ sở pháp lý giải quyết có hiệu quả các khiếu nại, tố cáo, Pháp lệnh THADS năm 1993 và Pháp lệnh năm 2004 đã quy định về quyền khiếu nại, tố cáo; thầm quyền giải quyết; thời hạn giải quyết. Tuy nhiên, với một lĩnh vực phức tạp, luôn tiềm ẩn mâu thuẫn về lợi ích giữa các bên đương sự, việc quy định tại Pháp lệnh còn gây khó khăn cho các cơ quan tiến hành giải quyết khiếu nại, tố cáo trong lĩnh vực THADS.

Trong nỗ lực hoàn thiện quy định về giải quyết khiếu nại, tố cáo, Luật THADS đã dành 20 điều Luật để quy định tương đối cụ thể về trình tự, thủ tục khiếu nại, quy định rõ ràng hơn về tố cáo và giải quyết tố cáo trong lĩnh vực THADS. Có thể nói chưa bao giờ pháp luật về THADS lại dành sự quan tâm lớn đến thế đối với công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo từ việc quy định bổ sung về quyền, nghĩa vụ của từng tư cách như người khiếu nại, người bị khiếu nại, người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại…Như vậy, quyền khiếu nại, tố cáo của đương sự trong lĩnh vực THADS ngày càng được coi trọng, pháp luật ngày càng có nhiều quy định cụ thể. Đó là sự thay đổi lớn, khẳng định vị trí, tầm quan trọng của quyền khiếu nại, tố cáo và thể hiện nhận thức đầy đủ hơn về trách nhiệm của các cơ quan có thẩm quyền trong việc giải quyết khiếu nại, tố cáo về THADS.

tố cáo trong thời gian qua:

Năm 2009, Tổng cục THADS đã tiếp nhận 3.212 lượt đơn khiếu nại, tố cáo về THADS (có 1.863 đơn trùng lặp), tổng số phải giải quyết là 1.349 trường hợp; thành lập 06 đoàn công tác để xác minh, trả lời 128 trường hợp, chuyển cơ quan có thẩm quyền giải quyết 870 vụ việc (đạt 73,98%). Trong năm 2009, năm đầu tiên triển khai thực hiện Luật THADS, công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo về THA đã được Tổng cục THADS quan tâm chỉ đạo các địa phương chú trọng giải quyết đúng thời hạn, đúng pháp luật ngay từ cơ sở, hạn chế đến mức tối đa những khiếu nại, tố cáo mới phát sinh, khiếu nại vượt cấp, đã giải quyết xong 4.064 trường hợp, đạt 93,27%.

Năm 2010, Tổng cục đã tiếp gần 400 lượt công dân đến khiếu nại, tố cáo phản ánh, trình bày về việc THA. Qua việc tiếp công dân đã giải thích hướng dẫn người khiếu nại, tố cáo thực hiện quyền và nghĩa vụ của mình theo pháp luật; đã tiếp nhận 4.312 đơn, thư khiếu nại, tố cáo về THADS(số đơn trùng là 2.894 đơn, chiếm 67%), trong đó số vụ việc khiếu nại là 1.266 vụ(chiếm 90%), số vụ việc tố cáo là 152 vụ (chiếm 10%). Về kết quả, đã giải quyết được 1.378/1.418 vụ việc phải giải quyết, đạt 97,5% thông

Một phần của tài liệu cơ quan thi hành án dân sự cơ quan chuyên môn trong bộ máy hành chính nhà nước (Trang 50 - 58)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(86 trang)
w