Cộng hòa Pháp.

Một phần của tài liệu cơ quan thi hành án dân sự cơ quan chuyên môn trong bộ máy hành chính nhà nước (Trang 31 - 35)

* Về tổ chức: Việc THA được thực hiện thông qua Thừa phát lại, là một tổ chức

nghề nghiệp không phải là cơ quan Nhà nước. Tuy nhiên, việc THA cần có sự giám sát của Nhà nước, đó là sự giám sát của tòa án, trực tiếp là Thẩm phán Tòa án. Trong quá trình THA nếu có các vấn đề về tranh chấp phát sinh thì Thẩm phán thi hành án giải quyết. Thừa phát lại không phải là công chức Nhà nước, mà là người được bổ nhiệm để thực hiện xứ mệnh công, nhưng theo quy chế của người hành nghề tự do, không ăn lương Nhà nước tự hạch toán.

* Về hoạt động trực tiếp thi hành bản án.

- Quyền yêu cầu THA: Việc THA căn cứ vào đơn yêu cầu của người được THA, người yêu cầu phải nộp lệ phí THA theo biểu giá do Nhà nước quy định.

- Căn cứ điều kiện THA: Mọi bản án, quyết định chỉ được đưa ra thi hành nếu đương sự xuất trình một bản sao ghi rõ “để thi hành”, trừ khi pháp luật có yêu cầu khác; bản án chỉ được thi hành khi người phải THA đã được tống đạt, trừ trường hợp họ tự nguyện thi hành. Theo quy định của pháp luật Pháp, các giấy tờ có hiệu lực thi hành ngoài bản án của Tòa án, còn có các văn bản công chứng có ghi “để thi hành”, trích lục biên bản hòa giải thành, séc thanh toán.

- Các biện pháp cưỡng chế: Theo Luật số 90-650 ngày 9/7/1991 về cải cách thủ tục THADS thì mọi tài sản của người mắc nợ đều có thể bị kê biên, ngay cả khi tài sản đó do người thứ ba giữ. Các biện pháp cưỡng chế chủ yếu là: Kê biên thanh toán nợ: mọi chủ nợ có trong tay một văn bản có hiệu lực thi hành ghi nhận một khoản nợ bằng tiền mặt đều có thể được thi hành; kê biên tiền lương căn cứ vào định mức, có thể kê biên tiền công, lương, tổng số nợ và lãi suất theo con nợ theo yêu cầu của chủ nợ hoặc người mắc nợ; phong tỏa động sản: tức là việc Thừa phát lại cho phong tỏa các động sản mà người mắc nợ phải giao hoặc trả lại cho chủ nợ theo quyết định thi hành án…

- Những tài sản không được kê biên: pháp luật thi hành án quy định những tài sản sau đây không thể bị kê biên: Tài sản không thể bị kê biên theo luật: Thực phẩm, tiền trợ cấp nuôi dưỡng, trừ khoản tiền mà bên kê biên trả để cấp dưỡng cho bên bị kê biên, các tài sản có thể định đoạt được nhưng được người viết di chúc hoặc người tặng cho tuyên bố không thể kê biên, theo sự cho phép của thẩm phán và trong một tỉ lệ do Thẩm phán quyết định…

Mô hình tổ chức của Pháp có điểm khác rất lớn so với mô hình tổ chức của Cơ quan THADS ở Việt Nam hiện nay, thi hành án hoàn toàn do một tổ chức nghề nghiệp không phải do cơ quan Nhà nước tiến hành, nhưng dưới sự giám sát của tòa án, nếu có vấn đề phát sinh thì thẩm phán giải quyết. Thực hiện mô hình này, hoạt động thi hành án rất hiệu quả vì hoạt động theo quy chế của người hành nghề tự do không ăn lương nhà nước, tự hạch toán nhưng vẫn có sự giám sát của cơ quan Nhà nước. Ở Việt Nam hiện nay mô hình này đang được thí điểm thực hiện tại thành phố Hồ Chí Minh, trong tương lai sẽ tiến hành xã hội hóa công tác THADS, đang học tập rất nhiều kinh nghiệm của Pháp trong việc thực hiện mô hình này, nhưng quản lý Nhà nước không phải là hệ thống Tòa án mà do Bộ Tư pháp quản lý.

Về hoạt động trực tiếp thi hành án người được thi hành án cũng phải có đơn yêu cầu thi hành án và nộp lệ phí theo quy định, nếu người phải thi hành án không tự nguyện thi hành thì bị áp dụng biện pháp cưỡng chế, đối tượng được thi hành án được mở rộng hơn, ở nước ta hiện nay chỉ có bản án, quyết định của Tòa án có hiệu lực thi hành mới được thi hành, theo luật của Pháp séc thanh toán, văn bản giấy tờ công có ghi "để thi hành" cũng được Thừa phát lại thi hành. Đối tượng được thi hành tương đối được mở rộng, ở nước ta hiện nay nên lấy kinh nghiệm của Pháp trong lĩnh vực này, nhằm bảo vệ tốt hơn quyền và lợi ích hợp pháp của các tổ chức và cá nhân.

1.4.3. Nhật Bản:

* Về tổ chức: Cơ quan THA là một cơ quan tư pháp độc lập thuộc Tòa án sơ

nước hoạt động dưới sự giám sát của tòa thi hành án, Chấp hành viên do Chánh án Tòa án sơ thẩm bổ nhiệm.

* Về hoạt động trực tiếp thi hành bản án:

- Quyền yêu cầu THA: Khi người được THA có đơn yêu cầu thì việc THA mới được tiến hành. Trong đơn yêu cầu phải chỉ rõ tài sản (tiền, bất động sản…) của người phải THA ở đâu? Tình trạng như thế nào?, người được THA phải tự tìm hiểu về tình trạng tài sản của người phải THA để cung cấp thông tin cho cơ quan THA. Đây là điều kiện tiên quyết không thể thiếu được của việc THA.

- Lệ phí THA: Người được THA phải nộp theo đơn yêu cầu THA lệ phí, chi phí đặt cọc, nếu họ không đặt cọc hoặc đặt không đủ, Chấp hành viên có quyền từ chối, trừ trường hợp được miễn giảm theo quy định của pháp luật. Ngoài các khoản lệ phí, giấy tờ nêu trên, người được THA còn phải nộp lệ phí THA và những chi phí cần thiết khác (là những chi phí thực tế mà Chấp hành viên phải bỏ ra).

- Thời hiệu THA: Luật THADS quy định thời hiệu THA là 10 năm. Hết 10 năm người phải THA phải có đơn yêu cầu chấm dứt việc THA, thế nhưng sau 11 năm nếu có đơn yêu cầu của người được THA thì Tòa án vẫn phải thi hành án.

- Căn cứ, điều kiện để tiến hành việc THA: cùng với việc nêu rõ nội dung đơn yêu cầu của các bên có liên quan, chứng thư nghĩa vụ dân sự là tài liệu cơ bản nhất cho các thủ tục thi hành cưỡng chế và là tiêu chuẩn duy nhất để các cơ quan THA thực hiện việc THA bằng biện pháp cưỡng chế. Chứng thư nghĩa vụ dân sự gồm có: các bản án, quyết định của Tòa án; yêu cầu về thanh toán kèm theo tuyên bố về thi hành tạm thời; quyết định về lệ phí kiện tụng; chứng thư đã được cơ quan công chứng xác nhận.

- Các biện pháp cưỡng chế: Nếu bên phải THA không tự nguyện thi hành, thì trên cơ sở yêu cầu của người được THA, tòa thi hành án ra lệnh cưỡng chế THA. Luật THADS quy định một số hình thức cưỡng chế THA: thi hành cưỡng chế đối với quyền vật được bảo đảm, bán đấu giá…

sản: quần, áo, giường chiếu những vật dụng phục vụ sinh hoạt tối thiểu hàng ngày. Như trên trình bày chúng ta có thể thấy, mô hình thi hành án ở Nhật Bản rất khác so với Việt Nam hiện nay, cơ quan thi hành án là một cơ quan tư pháp độc lập, Chấp hành viên là công chức Nhà nước, hoạt động dưới sự giám sát của Tòa thi hành án. Ở Nhật Bản mặc dù thi hành án nằm trong hệ thống tòa án nhưng có tòa thi hành án riêng, với mô hình tổ chức này sẽ thuận lợi hơn trong việc cấp, chỉnh sửa bản án, quyết định của tòa án có vướng mắc sẽ được giải quyết nhanh chóng, kịp thời, tòa thi hành án hoạt động độc lập nên sẽ hiệu quả hoạt động hiệu quả hơn. Ở nước ta trước kia thi hành án nằm trong hệ thống tòa án dưới sự quản lý trực tiếp về nghiệp vụ, điều này dẫn đến hiệu quả của hoạt động thi hành án rất thấp vì thẩm phán phải kiêm nhiệm rất nhiều việc chủ yếu chú ý đến công tác xét xử.

Về hoạt động trực tiếp thi hành án, cũng giống như ở Việt Nam hiện nay, cơ quan thi hành án ra quyết định thi hành án khi có đơn yêu cầu thi hành án, người được thi hành án phải chứng minh tài sản của người phải thi hành án, học tập king nghiệm của Nhật Bản đây là một quy định rất mới của Luật thi hành án dân sự năm 2008 của nước ta. Ở Nhật Bản thời hiệu yêu cầu thi hành án dài hơn đó là 10 năm, hết thời hiệu người phải thi hành án phải có đơn yêu cầu chấm dứt việc thi hành án, nhưng sau 10 năm có đơn yêu cầu tòa thi hành án vẫn thụ lý giải quyết mà không yêu cầu chứng minh những trở ngại khách quan như ở Việt Nam hiện nay, điều này tạo điều kiện thuận lợi hơn cho người được thi hành án, nhưng sẽ gây ra trường hợp thời gian thi hành quá dài sẽ làm khó khăn cho công tác xác minh giải quyết. Cũng giống như ở Việt Nam và một số nước, nếu người được thi hành án không tự nguyên thi hành thì tòa thi hành án sẽ ra quyết định cưỡng chế thi hành án, nhưng không kê biên những tài sản thuộc đồ dùng sinh hoạt tối thiểu như: quần áo, giường chiếu...

Tóm lại, qua trình bày một số đặc điểm về tổ chức và hoạt động THADS một số nước trên thế giới tác giả đưa ra một vài nhận xét sau: tổ chức và hoạt động THADS ở các nước không giống nhau, tùy theo tình hình đặc điểm kinh tế- xã hộ, yếu tố truyền

thống, tâm lý mà tổ chức THADS của mỗi nước thể hiện dưới hình thức công, bán công, hoặc do tư nhân đảm nhiệm. Việc THA chủ yếu căn cứ theo đơn yêu cầu của người được THA, thể hiện khá đầy đủ quyền tự định đoạt của đương sự. Hầu hết các nước đều quy định lệ phí THA, nhìn chung lệ phí THA do đương sự chịu, Nhà nước chỉ hỗ trợ trong chừng mực cần thiết. Thẩm quyền của cơ quan THA, Chấp hành viên được pháp luật quy định khá rộng và đảm bảo hiệu lực thực thi. Các nước trên đều có Luật THADS riêng, quy định khá đầy đủ, chặt chẽ về tổ chức và hoạt động của cơ quan THADS. Đối với THADS ở Việt Nam hiện nay cần học tập rất nhiều kinh nghiệm của một số nước như Pháp và Cộng hòa Liên bang Đức, đặc biệt là thí điểm mô hình Thừa phát lại để tiến tới xã hội hóa công tác thi hành án dân sự, đảm bảo hơn quyền và lợi ích hợp pháp của Nhà nước và mọi cá nhân.

CHƯƠNG 2

Một phần của tài liệu cơ quan thi hành án dân sự cơ quan chuyên môn trong bộ máy hành chính nhà nước (Trang 31 - 35)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(86 trang)
w