Một số kinh nghiệm rút ra cho Chi cục Thuế huyện Tân Lạc

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý thu thuế giá trị gia tăng hộ kinh doanh cá thể trên địa bàn huyện tân lạc, tỉnh hòa bình (Trang 43 - 45)

PHẦN 2 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN

2.2. CƠ SỞ THỰC TIỄN

2.2.3. Một số kinh nghiệm rút ra cho Chi cục Thuế huyện Tân Lạc

Quan tâm tổ chức bộ máy nhân sự quản lý thu thuế phù hợp ngay từ khâu tiếp nhận công chức mới, phân công công vụ, nhiệm vụ phù hợp với trình độ, và ngành được đào tạo để qua đó phát huy tốt nhất được năng lực, sở trường công tác của từng cán bộ.

Tạo điều kiện thuận lợi cho cán bộ, công chức có nhu cầu đào tạo, học tập nâng cao trình độ chuyên môn, cử cán bộ, công chức tham gia các lớp đào tạo, tập huấn do ngành Thuế tổ chức để qua đó nâng cao trình độ nhất là với lĩnh vực tin học hoá và điện tử như ngày nay là rất cần thiết, tổ chức học tập, nghiên cứu chuyên sâu về thuế giá trị gia tăng đối với hộ kinh doanh cá thể, chuyên sâu với công tác quản lý thu gắn liền với từng cán bộ, công chức. Làm tốt công tác này giúp cho cơ quan thuế và cán bộ, công chức được phân công công việc quản lý thu thuế phát huy được khả năng sáng tạo, cống hiến của mỗi cán bộ góp phần nâng cao hiệu quả, chất lượng công việc (Chi cục Thuế Tân Lạc, 2017).

Thực hiện tốt chỉ đạo cải cách thủ tục hành chính mà UBND các cấp, và quy định trong ngành, không gây phiền hà, sách nhiễu cho người nộp thuế. Thực hiện đơn giản hóa giảm bớt thời gian kê khai, nộp thuế cho người nộp thuế. Bộ phận một cửa thực hiện nhiệm vụ là đầu mối tiếp nhận và xử lý hồ sơ của người

nộp thuế. Phân công cán bộ, công chức trực ban để hỗ trợ cho người nộp thuế bằng nhiều hình thức như: Trả lời qua điện thoại, hỗ trợ trực tiếp tại cơ quan thuế...Thực hiện tuần lễ lắng nghe người nộp thuế vào thời gian theo quy định để lắng nghe những ý kiến, phản hồi của người nộp thuế về chính sách thuế, về ý thức chấp hành pháp luật thuế và thực thi công vụ, nhiệm vụ của cán bộ, công chức thuế để từ đó có phương hướng xử lý và báo cáo cấp trên.

Tiếp tục nâng cao thái độ, tác phong, văn hoá ứng xử của cán bộ, công chức thuế với người nộp thuế đối với hộ kinh doanh cá thể trong thực thi công vụ để đạt được mục tiêu “Minh bạch - Chuyên nghiệp - Liêm chính - Đổi mới” mà ngành thuế đã đề ra (Chi cục Thuế Tân Lạc, 2017).

- Công tác kê khai - kế toán thuế: Đôn đốc các bộ phận chức năng thực hiện đúng quy trình quản lý thuế đối với hộ kinh doanh cá thể. Tuyên truyền cho hộ kinh doanh cá thể về các thủ tục kê khai, nộp thuế điện tử đề ra mục tiêu trong thời gian tới hộ kinh doanh cá thể 100% khai thuế và nộp thuế điện tử qua ngân hàng, kho bạc và tổ chức tín dụng (Chi cục Thuế Tân Lạc, 2017).

- Thực hiện ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý thuế song song với việc cung cấp phần mềm hỗ trợ kê khai thuế, khai thuế qua mạng cho hộ kinh doanh cá thể, cơ quan thuế đồng thời phải nâng cấp các phần mềm quản lý để thực hiện đồng bộ khi nhận dữ liệu của hộ kinh doanh cá thể. Thực hiện tốt điều này giúp cho cơ quan thuế tiết kiệm được rất nhiều thời gian so với việc nhập tờ khai vào máy bằng tay (Chi cục Thuế Tân Lạc, 2017).

- Công tác thanh tra, kiểm tra thuế: Ngoài việc xây dựng kế hoạch của đội còn phải thực hiện giao chỉ tiêu đến từng công chức để gắn trách nhiệm cho họ để quan đó tự bản thân những cán bộ, công chức này thực hiện nghiêm túc và có trách nhiệm hơn với công việc đã được giao (Chi cục Thuế Tân Lạc, 2017).

Cần tập trung xây dựng các mối liên hệ với trong công việc cới UBND các cấp, các cơ quan liên quan ở địa phương để liên kết hỗ trợ các hộ kinh doanh cá thể trong việc tuyên truyền chính sách thuế, kê khai, nộp thuế và xử lý nợ đọng thuế.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý thu thuế giá trị gia tăng hộ kinh doanh cá thể trên địa bàn huyện tân lạc, tỉnh hòa bình (Trang 43 - 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)