PHẦN 3 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1. ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU
3.1.1. Điều kiện tự nhiên
3.1.1.1. Vị trí địa lý
Huyện Tân Lạc là một huyện miền núi nằm cách thành phố Hoà Bình 30 km về phía Tây Nam của tỉnh Hoà Bình, huyện có 23 xã và 01 thị trấn.
- Phía Bắc giáp huyện Đà Bắc, - Phía Nam giáp huyện Lạc Sơn, - Phía Đông giáp huyện Cao Phong, - Phía Tây giáp tỉnh Thanh Hoá.
Huyện Tân Lạc có vị trí địa lý thuận lợi trong phát triển kinh tế – xã hội và giao lưu thương mại.
3.1.1.2. Đất đai
Diện tích các loại đất tăng tương đối ổn định ở mức trung bình 6.03%. Trong đó đất sản xuất lâm nghiệp tương đối ổn định qua các năm, diện tích đất nông nghiệp không ổn định, năm 2015 là 11.165 ha năm 2016 là 11.104 ha. Nguyên nhân của việc không ổn định này là do đẩy mạnh xây dựng nông thôn mới. Qua bảng ta thấy đất chuyên dùng tăng lên đáng kể vì trong những năm qua địa phương đã được đầu tư mở rộng đường giao thông, đất xây dựng cơ bản để thu hút thêm các nguồn đầu tư có thể giúp cho địa phương phát triển về kinh tế. Tuy nhiên đất nông nghiệp giảm xuống cho thấy nền kinh tế xã hội phát triển theo hướng có lợi, giảm tỷ trọng kinh tế nông nghiệp. Diện tích đất chưa sử dụng chủ yếu là đất đồi, không có khả năng phát triển cả về nông, lâm nghiệp. Kết quả được trình bày ở bảng 3.1.
Đất đồi núi chiếm 80,3%, trong đó đất đỏ pheralit gần 1.000 ha, đất đỏ mùn trên núi đá vôi gần 6.000 ha, đất mầu phát triển trên đá phiến thạch tím 559 ha, đất đỏ vàng phát triển trên phiến đá sét 7.069 ha, đất đỏ vàng phát triển trên sa thạch gần 5.000 ha. Đất ruộng 9,4% trong đó có gần 3.500 ha đất lúa, đất đai phù hợp với nhiều loại cây trồng như: cây lương thực, cây công nghiệp, cây lâm nghiệp, cây ăn quả, cây dược liệu...(Phòng Tài nguyên và môi trường, 2015).
Bảng 3.1. Đất đai của huyện qua 03 năm 2014 - 2016 ĐVT: ha ĐVT: ha STT Các loại đất Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 Tốc độ Phát triển bình quân (%) 1 Đất nông nghiệp 44.733 46.634 45.579 100,94 a Đất lâm nghiệp 35.965 35.469 35.475 99,32 b Đất SX nông nghiệp, thủy sản 8.768 11.165 11.104 112,54 2 Đất phi nông nghiệp 4.895 5.154 5.183 102,90
a Đất ở 2.958 1.244 1.247 64,93
b Đất chuyên dùng 1.118 2.855 2.887 160,70 c Đất chưa sử dụng 819.1 1.055 1.049 100,94 Nguồn: Phòng Tài nguyên và môi trường huyện Tân Lạc (2016)
3.1.1.3. Tài nguyên nước
Tân Lạc là huyện có nhiều suối và hồ chứa, cả nguồn nước mặt cũng như nguồn nước ngầm khá dồi dào.
Nguồn nước mặt được hình thành bởi hệ thống sông suối và các hồ đập phân bố không đều, chủ yếu được tập trung theo 3 hệ thống suối lớn như suối Cái, suối Chù, suối Hoa và 1 số hồ lớn như hồ Bông Canh, hồ Chù Bụa, hồ Phoi, hồ Vưng, hồ sông Đà...đang triển khai xây dựng hồ Trọng có dung tích: 40 triệu m3
.
Nguồn nước ngầm: Qua hệ thống giếng khơi, mạch lộ (mó nước) thấy nước ngầm tương đối nhiều, như nước mạch Mương Khời, Mương Lò...(Phòng Tài nguyên và môi trường, 2015).