Thanh tra, kiểm tra thuế

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý thu thuế giá trị gia tăng hộ kinh doanh cá thể trên địa bàn huyện tân lạc, tỉnh hòa bình (Trang 74 - 80)

PHẦN 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

4.2. THỰC TRẠNG QUẢN LÝ THU THUẾ GIÁ TRỊ GIA TĂNG ĐỐ

4.2.3. Thanh tra, kiểm tra thuế

4.2.3.1. Thanh tra, kiểm tra

Hộ kinh doanh cá thể trên địa bàn huyện có số lượng tương đối nhiều, quy mô kinh doanh nhỏ và trải rộng trên khắp địa bàn huyện, trình độ văn hoá, ý thức chấp hành pháp luật của các hộ kinh doanh cá thể còn yếu so với khu vực kinh tế Nhà nước và khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài nên đã có một số lượng lớn các hộ kinh doanh cá thể nhưng không đăng ký thuế cũng như kê khai thuế. Tình trạng bỏ sót hộ kinh doanh cá thể không chỉ gây thất thu cho NSNN mà còn gây khó khăn trong việc quản lý MST, tạo bất bình đẳng giữa các hộ kinh doanh cá thể trong nộp thuế và tạo kẽ hở để cán bộ thuế tuỳ tiện trong hành xử đối với hộ kinh doanh cá thể.

Để khắc phục tình trạng này, Lãnh đạo Chi cục Thuế đã tăng cường chỉ đạo đội Kiểm tra thuế phối hợp với các đội chức năng thường xuyên bám sát hộ kinh doanh cá thể, hướng dẫn, kiểm tra, nắm bắt tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh và việc thực hiện nghĩa vụ thuế của họ. Tích cực đôn đốc hộ kinh doanh cá thể tự giác chấp hành nghĩa vụ thu nộp thuế.

Qua công tác thanh tra, kiểm tra đã phát hiện hộ kinh doanh cá thể vi phạm các quy định của pháp luật như: tiến hành hoạt động kinh doanh khi chưa thực

hiện đầy đủ các quy định về điều kiện kinh doanh; kinh doanh không đúng ngành, nghề đã đăng ký; thông báo nghỉ kinh doanh nhưng vẫn tiến hành kinh doanh…

Công tác quản lý hộ kinh doanh cá thể nghỉ kinh doanh có thời hạn cũng được chú trọng. Theo quy định hiện hành hộ kinh doanh cá thể nghỉ trong tháng thì phải nộp đơn xin nghỉ có thời hạn trước 15 của tháng xin nghỉ. Chính sách này là phù hợp, tạo điều kiện giải quyết khó khăn cho các hộ kinh doanh cá thể trong trường hợp vì lý do bất khả kháng phải nghỉ kinh doanh. Tuy nhiên, việc xét miễn, giảm thuế thường có kẽ hở để các hộ kinh doanh cá thể lợi dụng để trốn thuế, gây thất thu cho NSNN. Thực tế ở Chi cục cho thấy, các cá nhân nghỉ kinh doanh vì nhiều lý do khác nhau. Trung bình năm 2014, một tháng có khoảng 28 hộ kinh doanh cá thể nghỉ kinh doanh. Số hộ kinh doanh cá thể xin nghỉ ảnh hưởng không lớn đến số thuế GTGT thu được của Chi cục, nhưng nếu không kiểm tra chặt chẽ sẽ bị lợi dụng. Qua kiểm tra định kỳ hàng tháng, Chi cục đã phát hiện được những HKDCT lợi dụng xin nghỉ để kinh doanh trốn thuế để xử lý truy thu và phạt đối với các HKDCT vi phạm. Kết quả kiểm tra thường xuyên đối với hộ kinh doanh cá thể có đơn xin nghỉ kinh doanh được phản ánh ở bảng:

Bảng 4.11. Kết quả kiểm tra hộ kinh doanh cá thể nghỉ kinh doanh có thời hạn nghỉ kinh doanh có thời hạn

Năm Số lượt hộ kinh doanh cá thể nghỉ kinh doanh Số thuế được miễn giảm (triệu đồng) Số lượt hộ kinh doanh cá thểnghỉ kinh doanh được kiểm tra Số lượt hộ kinh doanh cá thểvi phạm Số tiền thuế truy thu + tiền phạt (triệu đồng) 2014 391 132,89 150 30 9,60 2015 363 110,10 135 25 7,50 2016 393 136,25 160 42 11,40

Nguồn: Chi cục thuế huyện Tân Lạc (2014, 2015, 2016) Năm 2014, Kiểm tra nội bộ thuế tiến hành kiểm tra 150/391 lượt HKDCT có đơn xin nghỉ kinh doanh, truy thu đối với 30 lượt HKDCT với số tiền thuế GTGT là 9,6 triệu đồng. Năm 2015, tiến hành kiểm tra 135/363 lượt HKDCT có đơn xin nghỉ kinh doanh, truy thu thuế GTGT đối với 25 lượt HKDCT với số tiền thuế GTGT là 7,5 triệu đồng. Năm 2016, tiến hành kiểm tra 160/393 lượt HKDCT có đơn xin nghỉ kinh doanh, truy thu đối với 42 lượt HKDCT với số tiền thuế GTGT là 11,4 triệu đồng.

Qua công tác kiểm tra đối với số HKDCT này đã có tác động tích cực đến số hộ kinh doanh cá thể khác do Chi cục Thuế quản lý. Tình trạng hộ kinh doanh cá thể làm đơn xin nghỉ kinh doanh để trốn thuế đã giảm.

Đội kiểm tra phối hợp với Đội thuế Liên xã - thị trấn, UBND các xã, thị trấn bám sát địa bàn, tăng cường kiểm tra rà soát hộ kinh doanh cá thể thực hiện chế độ kế toán, chế độ quản lý sử dụng hoá đơn, góp phần đưa công tác triển khai thực hiện chế độ kế toán đi vào nề nếp.

Thông qua công tác thanh tra, kiểm tra đã hướng dẫn hộ kinh doanh cá thể thực hiện việc kê khai, nộp thuế theo đúng quy định của pháp luật về thuế; từng bước hạn chế thất thu thuế theo từng loại hình hộ kinh doanh cá thể, theo từng ngành nghề, đảm bảo công bằng về nghĩa vụ thuế.

Thực hiện quy định về kiểm soát TTHC tại nghị định số 63/2010/NĐ-CP; Nghị định số 20/2008/NĐ-CP và các văn bản hướng thi hành; Quy định về chế độ thông tin, báo cáo tại Mục V, Phần II Quy trình kiểm soát TTHC thuế ban hành kèm theo Quyết định số số 2192/QĐ-TCT ngày 11 tháng 11 năm 2015 của Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế, do công tác tuyên truyền hỗ trợ NNT đã thực hiện tốt, ý thức chấp hành pháp luật về thuế của đại bộ phận NNT trên địa bàn huyện đã được nâng cao, từ đó trong giai đoạn 2014-2016 Chi cục Thuế huyện Tân Lạc chưa tiếp nhận và giải quyết các trường hợp có phản ánh, kiến nghị, tố cáo nào.

4.2.4. Công tác quản lý nợ và cưỡng chế nợ thuế

Công tác quản lý nợ và cưỡng chế nợ thuế có vai trò rất quan trọng trong quản lý thuế, thứ nhất là để đảm bảo sự công bằng trong tuân thủ nghĩa vụ thuế, thứ hai là thể hiện vai trò của Cơ quan thuế trong cộng đồng và xây dựng mối quan hệ tốt đẹp giữa Cơ quan thuế và NNT, thứ ba là tăng cường sự tuân thủ của NNT thông qua các tác động lên lợi ích kinh tế và tác động tâm lý của NNT. Bởi vậy, lãnh đạo Chi cục Thuế đã chỉ đạo Đội Quản lý nợ và cưỡng chế nợ thuế thường xuyên thông tin đến NNT về tiền thuế nợ của các tổ chức, cá nhân để từ đó NNT tự giác chấp hành nộp số tiền thuế nợ đọng vào NSNN.

Giải quyết dứt điểm những vướng mắc, tồn tại liên quan đến công tác QLN&CCNT như: số thuế nợ ảo, xử lý các khoản tiền nộp sai mục lục ngân sách, thất lạc chứng từ nộp thuế... của các tổ chức, cá nhân người nộp thuế, tiếp nhận và xử lý những trường hợp điều chỉnh mục lục ngân sách nhà nước, các trưởng hợp có đơn xin miễn giảm, xóa nợ...

Bảng 4.12 Số lượng hộ kinh doanh cá thể nợ đọng thuế Đơn vị tính: HKDCT Đơn vị tính: HKDCT STT Chỉ tiêu Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 Tỷ lệ phát triển bình quân (%) 1 Thuế GTGT 115 136 155 116,10 2 Thuế TNCN 62 74 80 113,59 3 Lệ phí môn bài 80 72 85 103,08 Tổng cộng 257 282 320 111,59

Nguồn: Chi Cục thuế Tân Lạc (2017) Qua bảng trên cho thấy số lượng hộ kinh doanh cá thể tăng dần theo các năm điều này thể hiện trong điều kiện kinh tế của địa phương ngày càng mở rộng, kinh tế ngày càng được phát triển, tuy nhiên một số lượng không nhỏ hộ kinh doanh cá thể vẫn chưa thực sự chấp hành tốt pháp luật thuế, tình trạng dây dưa nợ đọng còn nhiều, còn kéo dài. Được sự lãnh đạo chỉ đạo của chi ủy, chi bộ các bộ phận chức năng cũng đã làm nhiều các biện pháp theo quy trình quản lý nợ và cưỡng chế nợ thuế và trong những năm qua cũng thu được rất nhiều thành công, tỷ lệ nợ đọng luôn giữ ở mức thấp.

Ngoài ra trong những năm gần đây thực hiện chỉ đạo của Cục thuế tỉnh Hòa Bình về việc thực hiện các biện pháp thu nợ và cưỡng chế các khoản nợ trên 90 ngày cơ quan thuế thực hiện phát hành đầy đủ100% đến NNT thông báo số thuế nợ đọng và số tiền phạt chậm nộp tiền thuế theo quy định mẫu số 07/QTr-QLN. Hàng tháng, quý, năm đội Quản lý nợ và cưỡng chế nợ thuế xây dựng kế hoạch thu nợ dựa trên các khoản nợ có khả năng thu, các biện pháp thu nợ và cam kết nộp các khoản thuế nợ của người nộp thuế. Hàng năm Chi cục đã phấn đấu thu số thuế nợ đọng đạt 80% nợ có khả năng thu trở lên, giảm số thuế nợ đọng phát sinh trong năm và phấn đấu đạt tỷ lệ nợ đọng dưới 5%/ tổng số thu ngân sách của Chi cục.

Bằng một số hình thức đảm bảo công tác thu nợ đạt kết quả cao như: phát hành 100% thông báo phạt chậm nộp thuế, phát hành 05 thông báo cưỡng chế nợ thuế và đình chỉ sử dụng hóa đơn, kiểm tra tình hình nợ thuế của người nộp thuế khi mua hóa đơn của cơ quan thuế...và tăng cường các biện pháp quản lý thu nợ, xây dựng chương trình, chỉ tiêu cụ thể và phân công cán bộ Quản lý nợ phân tích các khoản nợ cụ thể theo quy trình; thường xuyên đối chiếu và xử lý những khoản nợ ảo, nợ do nhầm lẫn mục lục NSNN.

Bảng 4.13 cho thấy, số thuế nợ tăng qua các năm phản ánh công tác quản lý nợ thuế của Chi cục còn hạn chế. Tỷ lệ nợ thuế môn bài rất thấp, chỉ chiếm khoảng 4% so với số đã nhận dự toán với Cục thuế. Số nợ thuế GTGT lại tăng nhanh qua các năm. Tính đến thời điểm 31/12/2014, số thuế GTGT của hộ kinh doanh cá thể còn nợ đọng là 35 triệu đồng, chiếm 9.2% số thuế phải thu. Năm 2015 là 42 triệu đồng, chiếm 10.04% số thuế phải thu. Năm 2016 là 50 triệu đồng, chiếm 11% số phải thu. thuế thu nhập cá nhân là khoản thu không nhiểu và được áp dụng các biện pháp thu nợ theo quy trình nên không còn số nợ đọng.

Bảng 4.13. Thu nợ của hộ kinh doanh cá thể trong 03 năm (2014-2016)

ĐVT: triệu đồng

TT Chỉ tiêu

Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016

Số thuế nợ Số thuế đã thu Số nợ/số thu (%) Số thuế nợ Số thuế đã thu Số nợ/số thu (%) Số thuế nợ Số thuế đã thu Số nợ/số thu (%) 1 Phí Môn bài 15 12.3 82,0 10.6 9 84,9 5 4.5 90,0 2 Thuế GTGT 35 32 91,4 42 37 88,0 50 41 82,0 3 Thuế TNCN 6 5 83,3 3 3 100,0 2 2 100,0 Nguồn: Chi cục thuế huyện Tân Lạc (2014, 2015, 2016) Tình trạng trên đây là do sự gia tăng số hộ kinh doanh cá thể trong địa bàn huyện và điển hình là một số khu vực giáp các tuyến quốc lộ, sự gia tăng này đã ảnh hưởng đến quá trình quản lý của Chi cục thuế. Mặt khác, môi trường cạnh tranh ngày càng gay gắt, các hộ kinh doanh cá thể gặp nhiều khó khăn trong kinh doanh dẫn đến nợ thuế. Chi cục thuế đã sử dụng nhiều biện pháp nhằm thúc đẩy các hộ đóng thuế như: thông báo nợ thuế, gọi điện thoại và cử cán bộ đến tận cơ sở sản xuất kinh doanh nhắc nhở. Tập trung đôn đốc ngay các khoản nợ thuế có khả năng thu vào ngân sách, tổ chức làm việc với từng hộ kinh doanh cá thể có số thuế nợ đọng lớn, thực hiện cam kết thanh toán nợ đọng thuế theo phân kỳ, chủ động, phối hợp với các ngành chức năng để triển khai thực hiện các biện pháp quản lý thu hồi nợ thuế theo quy định của Luật Quản lý thuế.

Thực hiện việc đăng tải trên các phương tiện thông tin đại chúng những hộ kinh doanh cá thể có số nợ thuế lớn nhưng không thực hiện nộp NSNN. Nhờ đó, nợ đọng thuế có đã được giảm, số nợ năm 2016 chuyển năm 2017 ước chỉ còn dưới 5% Chi cục đã chú trọng công tác thu hồi nợ đọng, xử lý kiên quyết những trường hợp dây dưa, chây ỳ tiền thuế. Tập trung đôn đốc các đối tượng kinh doanh

nộp đúng, nộp đủ, nộp kịp thời số thuế đã phát hành thông báo vào NSNN, không để nợ thuế. Các biện pháp đã sử dụng để đôn đốc các hộ kinh doanh cá thể chậm nộp thuế được thể hiện ở bảng dưới

Bảng 4.14. Các biện pháp đôn đốc thu nợ đã áp dụng

Đơn vị tính: lần

STT Biện pháp thực hiện 2014 2015 2016

Tỷ lệ phát triển bình quân (%)

1 Thông báo nợ thuế 565 603 710 112,10 2 Gọi điện thoại nhắc nhở 165 283 456 166,24 3 Đến trụ sở nhắc nhở 5 18 34 260,77 4 Biên bản cam kết nộp thuế nợ 10 14 20 141,42

Tổng cộng 745 918 1220

Nguồn: Chi cục thuế huyện Tân Lạc (2014-2016) Từ năm 2014 đến nay, công tác quản lý nợ của hộ kinh doanh cá thể được áp dụng theo Quyết định 751/QĐ-TCT ngày 14/05/2014 của Tổng cục Trưởng Tổng cục Thuế về việc ban hành quy trình Quản lý nợ thuế và cưỡng chế nợ thuế. Lãnh đạo Chi cục đã chỉ đạo nghiêm túc việc thực hiện theo đúng quy trình quản lý nợ thuế. Tuy nhiên hiện nay Đội Quản lý nợ và Cưỡng chế nợ thuế mới chỉ thường xuyên áp dụng các biện pháp như thông báo nợ thuế, gọi điện nhắc nhở và phối hợp với Đội thuế Liên xã – thị trấn, Đội Kiểm tra đến trụ sở kinh doanh của hộ kinh doanh cá thể để làm biên bản cam kết, mà chưa áp dụng các biện pháp cưỡng chế cứng rắn để thu nợ theo quy định đối với hộ chây ỳ. Mặc dù vậy, số tiền nợ thuế của hộ kinh doanh cá thể có xu hướng tăng lên hàng năm do nhiều hộ nghỉ kinh doanh, chuyển địa điểm không khai báo với cơ quan thuế...

Trong những năm gần đây Chi cục Thuế đã xây dựng kế hoạch phối hợp với các cơ quan thông tấn trên địa bàn để tăng cường thêm cho công tác quản lý thu nợ, lãnh đạo chi cục thường xuyên cử cán bộ cung cấp thông tin các hộ kinh doanh cá thể nợ đọng thuế, chây ỳ, dây dưa lên báo, đài, và các thông tin đại chúng khác để tăng cường hiệu quả công tác thu nợ đạt kết quả cao. Ngoài ra từ trong nội bộ Chi cục cũng đã có sự phối hợp chặt chẽ giữa các đội liên quan như bộ phận ấn chỉ, hóa đơn, bộ phận cấp bán, hóa đơn lẻ, bộ phận trước bạ thu khác....để quản lý thu hồi nợ được hiệu quả cao.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý thu thuế giá trị gia tăng hộ kinh doanh cá thể trên địa bàn huyện tân lạc, tỉnh hòa bình (Trang 74 - 80)