Công tác lập dự toán thu thuế

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý thu thuế giá trị gia tăng hộ kinh doanh cá thể trên địa bàn huyện tân lạc, tỉnh hòa bình (Trang 61 - 68)

Chi cục Thuế huyện Tân Lạc là đơn vị trực tiếp nhận dự toán ngân sách hàng năm từ Cục Thuế tỉnh Hòa Bình giao. Chi cục thực hiện phân bổ, giao dự

toán ngân sách cho các đội trực thuộc; chịu trách nhiệm trước Nhà nước về việc tổ chức, thực hiện công tác kế toán và quyết toán ngân sách của Chi cục và công tác kế toán và quyết toán ngân sách của các đội trực thuộc theo quy định. Kết quả được trình bày ở bảng dưới:

Bảng 4.2. Dự toán thu ngân sách chi cục thuế Tân Lạc, 2014-2016

Đơn vị tính: trđ

STT Chỉ tiêu 2014 2015 2016 Tốc độ phát triển bình quân (%)

Tổng thu 40.720 42.482 44.687

1 - Thu từ doanh nghiệp và tổ chức kinh doanh 20.690 21.335 22.165 103,50 - Thuế TNDN 1.900 1.970 2.000 102,60 - Thuế Tài nguyên 1.800 1.950 1.970 104,62 - Thuế Giá trị gia tăng 15.800 16.200 16.900 103,42 - Thuế tiêu thụ đặc biệt 40 45 45 106,07

- Thuế môn bài 550 570 630 107,03

- Thu khác 600 600 620 101,65

2 Thu hộ kinh doanh cá thể 4.210 4.472 4.667 105,29

- Thuế Tài nguyên 30 32 35 108,01

- Thuế Giá trị gia tăng 3.800 4.035 4.207 105,22 - Thuế tiêu thụ đặc biệt 10 15 15 122,47

- Thuế môn bài 350 370 380 104,20

- Thu khác 20 20 30 122,47

3 Thuế thu nhập cá nhân 3.200 3.500 3.600 106,07 4 Thuế sử dụng đất PNN 70 65 65 96,36 5 Tiền sử dụng đất 3.000 2.800 2.800 96,61 6 Thuế bảo vệ môi trường 200 250 290 120,42 7 Thuê mặt đất, mặt nước 300 320 370 111,06 8 Tiền cấp quyền khoáng sản 400 450 500 111,80 9 Lệ phí trước bạ 5.500 5.900 6.600 109,54 10 Phí-Lệ phí trong cân đối 1.300 1.400 1.550 109,19 11 Thu khác ngân sách tính cân

đối 1.700 1.800 1.850 104,32

12 Thu cố định tại xã 150 190 230 123,83 Nguồn: Cục thuế Hòa Bình (2014, 2015, 2016) Số dự toán giao hàng năm của Cục Thuế tỉnh Hòa Bình cho Chi cục

Thuế huyện Tân Lạc hàng năm tăng dần đặc biệt là các loại thuế có số thu lớn như thuế giá trị gia tăng, thuế Tài nguyên, thuế thu nhập doanh nghiệp, lệ phí trước bạ từ tài sản...Tỷ lệ tăng bình quân khối công thương nghiệp ngoài quốc doanh của khu vực doanh nghiệp tăng bình quân 3,7%, khu vực hộ kinh doanh cá thể tăng bình quân 10.1%.

Tổng số thuế giá trị gia tăng của các xã, trị trấn trong địa bàn huyện chiếm khoảng 9,6% trên tổng số thuế và các khoản thu của Chi cục. Điều này cho thấy trong những năm qua kinh tế trên địa bàn huyện Tân Lạc phát triển ổn định, các doanh nghiệp lớn tạo được chỗ đứng vững chắc và kinh doanh có nhiều thuận lợi. Khu vực hộ kinh doanh cá thể cũng cho thấy sự phát triển, hộ kinh doanh cá thể có nhiều thuận lợi

Bảng 4.3. Dự toán thu thuế gia trị gia tăng của hộ kinh doanh cá thể các xã, thị trấn trong huyện Đơn vị tính: trđ STT Đơn vị Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 Tốc độ phát triển bình quân (%) 3.800 4.035 4.207 1 Ngọc Mỹ 306 310 323 102,74 2 Gia Mô 70 79 84 109,54 3 Do Nhân 15 20 115,47 4 Lỗ Sơn 156 172 180 107,42 5 Phú Cường 87 94 90 101,71 6 Phú Vinh 20 21 102,47 7 Trung Hòa 23 25 104,26 8 Tuân Lộ 280 288 297 102,99 9 Địch Giáo 4 7 12 173,21 10 Tử Nê 314 326 330 102,52 11 Mỹ Hòa 77 85 96 111,66 12 Mãn Đức 82 89 94 107,07 13 Phong Phú 260 292 294 106,34 14 Quy Hậu 290 295 332 107,00 15 Thị trấn Mường Khến 1.756 1.800 1.845 102,50 16 Đông Lai 64 75 88 117,26 17 Thanh Hối 51 59 67 114,62 18 Quy Mỹ 3 6 9 173,21

Các đội trực thuộc Chi cục, nhận và phân bổ dự toán được giao cho các cán bộ, công chức trong đội, chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện công tác kế toán và quyết toán ngân sách của đội mình và công tác kế toán và quyết toán của đội với Chi cục Thuế, đảm bảo đúng quy trình, trình tự và thời gian quyết toán.

Hàng năm Chi cục chỉ đạo các bộ phận liên quan thực hiện ra soát lại tình hình sản xuất kinh doanh của địa phương, đặc biệt là những địa bàn có tăng trưởng về kinh tế qua đó cân đối với chỉ tiêu trong dự toán giao hàng tháng, quý, năm để thực hiện dự toán đạt tỷ lệ cao

Qua bảng giao dự toán thu ngân sách cho các xã thị trấn trên địa bàn huyện cho thấy tỷ lệ giao hàng năm tăng dần, mức tăng trung bình 14%/năm. Một số xã do địa bàn ít dân cư, mức độ kinh doanh nhỏ lẻ, số thu rất ít trong những năm trước không phát số thu thuế, trong một vài năm trở lại đây đã phát sinh một số hộ kinh doanh cá thể có doanh số đến ngưỡng phải nộp thuế giá trị gia tăng, điều này cho thấy kinh tế của một số địa bàn trong huyện đã có bước phát triển, đời sống của một số bộ phận dân cư được đảm bảo. Các địa bàn có số thu lớn đều tăng trưởng như thị trấn Mường Khến, Quy Hậu, Phong phú...Số giao dự toán thu cho các xã dựa trên doanh số phát sinh từ hóa đơn của một số hộ kinh doanh cá thể và do mở rộng quy mô kinh doanh của một số hộ kinh doanh cá thể dẫn đến điều chỉnh doanh số tính thuế cho các hộ kinh doanh cá thể này.

Công tác quản lý danh bạ hộ kinh doanh cá thể là khâu đầu tiên và quan trọng trong công tác quản lý thu thuế GTGT đối với hộ kinh doanh cá thể. Quản lý danh bạ hộ kinh doanh cá thể được chú trọng sẽ giúp cơ quan thuế đưa số hộ kinh doanh cá thể có đăng ký nộp thuế đến gần với số hộ kinh doanh cá thể thực tế hoạt động kinh doanh nhằm hạn chế thất thu.

Hàng tháng Chi cục thuế tiếp nhận hồ sơ thông tin do Phòng Tài chính – Kế hoạch huyện cung cấp để thực hiện rà soát các trường hợp cấp MST cho các hộ kinh doanh cá thể mới đăng ký kinh doanh; phối hợp với UBND các xã, thị trấn rà soát địa bàn kiểm tra tình hình kinh doanh thực tế để đưa các hộ kinh doanh cá thể mới vào danh bạ quản lý thuế. Hàng năm Chi cục thuế cử cán bộ, công chức liên hệ với Chi cục Thống kê của huyện Tân Lạc tiến hành rà soát hộ kinh doanh cá thể. Qua đó đánh giá được mức độ chênh lệch số lượng hộ kinh doanh cá thể.

khó khăn, số hộ kinh doanh cá thể được cấp MST vẫn có chênh lệch so với số hộ kinh doanh cá thể thực tế kinh doanh nên việc quản lý chính xác số lượng hộ kinh doanh cá thể thông qua MST vẫn là vấn đề nan giải, phức tạp đối với Chi cục Thuế Tân Lạc. Nhiều hộ kinh doanh cá thể nhỏ lẻ có kê khai đăng ký nộp thuế nhưng không có thông tin về chứng minh thư nên không cấp được mã số thuế nên cũng không quản lý được trên ứng dụng ngành.

Để quản lý được hộ kinh doanh cá thể có MST và không có MST, Chi cục đã sử dụng đồng thời nhiều biện pháp khác nhau như phối hợp với Phòng Tài chính – Kế hoạch huyện, UBND xã, công an xã để kiểm tra các hộ kinh doanh cá thể mới kinh doanh, phân công cán bộ thuế phối hợp với Hội đồng từ vấn thuế thực hiện rà soát hộ kinh doanh cá thể đưa vào diện quản lý, hỗ trợ các hộ kinh doanh cá thể chưa được cấp MST. Bởi vậy nên số lượng hộ kinh doanh cá thể chưa được cấp MST đã giảm dần qua các năm.

Bảng 4.4. Quản lý mã số thuế hộ kinh doanh cá thể tại Chi cục Thuế huyện Tân Lạc Chỉ tiêu 2014 2015 2016 SL (hộ kinh doanh cá thể) Tỷ lệ (%) SL Tỷ lệ (%) SL Tỷ lệ (%) (hộ kinh doanh cá thể) (hộ kinh doanh cá thể) Số hộ kinh doanh cá thể

đã đăng ký kinh doanh 950 100,00 982 100,00 1002 100,00 Số hộ kinh doanh cá thể

được cấp MST 890 93,68 940 95,70 970 96,80 Số hộ kinh doanh cá thể

chưa được cấp MST 60 6,32 42 4,30 92 3,20 Nguồn: Chi cục Thuế Tân Lạc (2017) Do đặc thù các hộ kinh doanh cá thể mang tính chất gia đình, quy mô nhỏ, nhiều trường hợp không có đăng ký kinh doanh, sự hiểu biết về chính sách, pháp luật thuế còn hạn chế nên rất khó khăn cho Chi cục thuế trong công tác quản lý số lượng hộ kinh doanh cá thể đã nộp thuế/số hộ kinh doanh cá thể trong diện nộp thuế.

Bảng 4.4 cho thấy, tỷ lệ hộ kinh doanh cá thể chưa được cấp MST giảm dần: năm 2014 là 6,32%, năm 2015 là 4,3%, năm 2016 là 3,2% so tổng số hộ

kinh doanh cá thể đã đăng ký kinh doanh với Phòng Tài chính – Kế hoạch huyện. Những hạn chế trong cấp MST đối với hộ kinh doanh cá thể cá thể như: Một số hộ kinh doanh cá thể đề nghị cấp MST nhưng không kinh doanh, hoặc chưa đủ điều kiện kinh doanh dẫn đến số hộ kinh doanh cá thể đăng ký thuế và số hộ kinh doanh cá thể được cấp MST chênh lệch nhau.

- Đối với các hộ kinh doanh cá thể nộp thuế khoán có sử dụng hóa đơn của cơ quan thuế.

Việc triển khai thực hiện chế độ kế toán ở các hộ kinh doanh cá thể này đã được tăng cường, tuy nhiên về chất lượng ở một số hộ kinh doanh cá thể còn chưa đảm bảo. Hiện tượng kê khai thiếu trung thực còn phổ biến, chưa chủ động trong việc cung cấp hóa đơn cho người mua hàng. Nguyên nhân là việc kiểm tra và hướng dẫn hộ kinh doanh cá thể thực hiện chế độ kế toán của một số cán bộ được phân công còn thiếu sâu sát, chưa thường xuyên, chưa phát huy vai trò chức năng và trách nhiệm được phân công, thậm chí còn hiện tượng tiếp tay cho các hộ kinh doanh cá thể sử dụng hóa đơn khi đến kỳ kê khai, nộp thuế.

Bảng 4.5. Quản lý hộ kinh doanh cá thể theo các hình thức nộp thuế

Hình thức nộp thuế

Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016

Số hộ kinh doanh cá thể Tỷ trọng % Số hộ kinh doanh cá thể Tỷ trọng % Số hộ kinh doanh cá thể Tỷ trọng % 1. HKDCT nộp thuế khoán có sử dụng hóa đơn 96 10,5 102 10,6 115 11,7 2. HKDCT nộp thuế khoán 819 89,5 861 89,4 870 88,3 Tổng cộng 915 100,0 963 100,0 985 100,0 Chi cục Thuế huyện Tân Lạc (2017) Bảng 4.5 cho thấy, số hộ kinh doanh cá thể nộp thuế GTGT theo hình thức khoán chiếm khoảng 89% số hộ kinh doanh cá thể. Còn đối với hộ kinh doanh cá thể có sử dụng hóa đơn của cơ quan thuế hàng quý thì hộ kinh doanh cá thể ngoài doanh thu khoán thuế phải nộp thuế GTGT còn phải nộp thuế GTGT phát sinh trên hóa đơn.

- Đối với các hộ kinh doanh cá thể nộp thuế theo hình thức khoán:.

không sử dụng hoá đơn bán hàng. Do công tác điều tra doanh thu theo hình thức chọn điểm nên không thể ấn định chính xác doanh thu của từng hộ kinh doanh cá thể, nên doanh thu thực tế nhiều hộ kinh doanh cá thể lớn hơn doanh thu tính thuế rất nhiều.

Bảng 4.6. Ý kiến của các hộ kinh doanh cá thể về hình thức và mức nộp thuế giá trị gia tăng

Đơn vị tính: % Chỉ tiêu Rất hợp lý (%) Hợp lý (%) Chưa hợp lý (%) Tổng cộng 1. Hình thức tính thuế GTGT với hộ kinh doanh cá thể 100

a. Hộ kinh doanh cá thể có sử dụng hóa

đơn của cơ quan Thuế 50 50 10 20

Phân phối cung cấp hàng hóa 40 60 5

Dịch vụ, xây dựng không bao thầu

nguyên vật liệu 50 25 25 8

Sản xuất, vận tải, dịch vụ có gắn với hàng hóa xây dựng có bao thầu nguyên vật liệu

50 50 6

Hoạt động kinh doanh khác 100 1

b. Hình thức khoán

Phân phối cung cấp hàng hóa 42,8 28,6 28,6 35 Dịch vụ, xây dựng không bao thầu

nguyên vật liệu 43,4 30,4 26 23

Sản xuất, vận tải, dịch vụ có gắn với hàng hóa xây dựng có bao thầu nguyên vật liệu

37,5 31,2 31,2 16

Hoạt động kinh doanh khác 100 6

2. Mức thuế phải nộp GTGT 27 48 25 100 Nguồn: Tổng hợp từ phiếu điều tra (2017) Về hình thức tính thuế. Đa số hộ kinh doanh cá thể cho rằng hình thức tính thuế áp dụng với hộ kinh doanh cá thể là rất hợp lý chiếm 58% trên tổng số phiếu được điều tra, hợp lý chiếm 37%, chưa hợp lý chiếm 5%. Về mức thuế phải nộp thực hiện áp dụng theo quy định tại Thông tư 92/2015/TT-BTC phần lớn các hộ

kinh doanh cá thể thấy rất hợp lý và hợp lý, số còn lại cảm thấy chưa hợp lý vì chưa nắm rõ được Luật thuế, chưa phân biệt được hộ kinh doanh cá thể nộp thuế GTGT theo phương pháp khoán và hộ kinh doanh cá thể nộp thuế khoán và có sử dụng hóa đơn của cơ quan thuế.

Doanh thu ấn định được xác định như sau: Hộ kinh doanh cá thể căn cứ vào kết quả kinh doanh kỳ trước, sau đó dự kiến khả năng biến động của kỳ tới, từ đó kê khai doanh thu bình quân của kỳ tiếp theo vào tờ khai doanh thu dự kiến nộp cho cán bộ thuế. Các cán bộ, công chức của Chi cục thuế ở các tổ đội trực tiếp quản lý hộ kinh doanh cá thể và tổ nghiệp vụ hỗ trợ căn cứ vào tờ khai đó tiến hành điều tra xác minh mức độ chính xác của việc kê khai. Sau đó tham khảo ý kiến của Hộ kinh doanh cá thể, hội đồng tư vấn thuế xã, thị trấn để ấn định thuế GTGT phải nộp cho các hộ kinh doanh cá thể này. Kết quả ấn định này là căn cứ để tính thuế cho các hộ kinh doanh cá thể khác cùng ngành nghề, cùng quy mô kinh doanh với hộ kinh doanh cá thể được ấn định thuế.

Công tác kế toán thuế là việc quản lý thu nộp thuế của NNT vào NSNN. trước đây các hộ kinh doanh cá thể nộp thuế GTGT phải đến Kho bạc Nhà nước nơi phát sinh nghĩa vụ thuế để nộp thuế, nhưng hiện nay tại địa bàn huyện Tân Lạc cơ quan Kho bạc Nhà nước đã ủy quyền cho Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Tân Lạc thu tiền thuế từ những hộ kinh doanh cá thể này. Tới đây trong năm 2018 Chi cục Thuế huyện Tân Lạc bắt đầu triển khai tuyên truyền về nộp thuế điện tử dành cho các tổ chức, hộ kinh doanh cá thể. Tuy nhiên do hộ kinh doanh cá thể tại huyện Tân Lạc với số lượng nhiều, địa bàn kinh doanh rộng nên Chi cục thuế đã tổ chức, sắp xếp Đội thuế liên xã - thị trấn tiếp nhận tiền thuế và trực tiếp đi thu thuế nhằm giảm bớt đầu mối quản lý.

Ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác quản lý hộ kinh doanh cá thể thông qua cán bộ Đội thuế Liên xã- thị trấn đang được thực hiện hoàn toàn thủ công do trình độ tin học của cán bộ Đội thuế Liên xã - thị trấn còn kém do cán bộ, công chức thuộc biên chế của đội đã lớn tuổi và có một số là bộ đội chuyển ngành, khi công tác trong ngành chỉ được đào tạo sơ đẳng, bởi vậy nên chất lượng chuyên môn còn chưa được cao.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý thu thuế giá trị gia tăng hộ kinh doanh cá thể trên địa bàn huyện tân lạc, tỉnh hòa bình (Trang 61 - 68)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)