Điều kiện Kinh tế xã hội

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý thu thuế giá trị gia tăng hộ kinh doanh cá thể trên địa bàn huyện tân lạc, tỉnh hòa bình (Trang 46 - 50)

PHẦN 3 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.1. ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU

3.1.2. Điều kiện Kinh tế xã hội

3.1.2.1. Dân số và lao động

- Tỷ lệ nam nữ: Dân số giới tính nam trung bình trong 03 năm 41.533 người chiếm 49,8% trên tổng dân số trong huyện; dân số nữ 41.865 người chiếm 50.2% trên tổng dân số trong huyện. Qua đó cho thấy tỷ lệ chênh lệch giới tính giữa nam và nữ ở mức thấp. Công tác tuyên truyền về dân số và giới tính đã được quan tâm đúng mức và đã được đại đa số người dân tiếp thu và thực hiện có hiệu quả cao.

Bảng 3.2. Dân số và lao động, thu nhập của huyện Tân Lạc Chỉ tiêu Đơn vị Chỉ tiêu Đơn vị tính Năm Tốc độ phát triển BQ (%) 2014 2015 2016 I. Dân số và lao động 1- Dân số trung bình 84.650 82.287 83.258 99,17 - Phân theo giới tính Người 84.650 82.287 83.258 99,17 + Nam Người 42.156 40.982 41.462 99,17 + Nữ Người 42.494 41.305 41.796 99,18 - Phân theo thành thị, nông thôn Người 84.650 82.287 83.258 99,17 + Thành thị Người 4.795 4.913 4.975 101,86 + Nông thôn Người 79.855 77.374 78.287 99,01 2- Dân số trong độ tuổi lao động Người 53.668 52.170 52.788 99,18 3- Lao động đang làm việc

trong các ngành kinh tế Người 47.057 46.515 47.066 100,01 - Nông, lâm nghiệp, thủy sản Người 39.855 38.415 38.870 98,76 + Nông nghiệp Người 38.994 37.546 37.991 98,71 + Lâm nghiệp Người 556 555 560 100,36

+ Thủy sản Người 305 314 319 102,27

- Công nghiệp xây dựng Người 3.304 3.411 3.451 102,20 + Công nghiệp Người 2.430 2.459 2.488 101,19

+ Xây dựng Người 874 952 963 104,97 - Dịch vụ Người 3.898 4.689 4.745 110,33 4- Số hộ Hộ 21.095 20.039 20.735 99,14 - Thành thị Hộ 1.195 1.199 1.243 101,99 - Nông thôn Hộ 19.900 18.840 19.492 98,97 5- Thu nhập bình quân/người/năm Trđ 23.0 25.9 30.47 1,15 Nguồn: Chi cục Thống kê huyện Tân Lạc (2017) - Về giới tính: Tỷ lệ nam và nữ trong địa bàn huyện trong 03 năm giữ ở mức ổn định, chênh lệch về giới tính không nhiều bình quân trong 03 năm gần như không có chênh lệch về chỉ tiêu này. Điều này cho thấy công tác tuyên truyền về dân số kế hoạch hóa gia đình tại địa phương đã được quan tâm, người dân đã có ý thức trong việc sinh nở. Đặc biệt là đồng bào các dân tộc thiểu số không còn phong tục trọng nam kinh nữ.

- Về lao động: Tỷ lệ dân số trong độ tuổi lao động tại địa phương luôn giữ ở mức ổn định, điều này cho thấy trong những năm trở lại đây kinh tế của địa phương phát triển ổn định, đời sống của nhân dân đã được nâng cao, dân số trong độ tuổi lao động chia theo các ngành cũng tương đối ổn định chỉ tăng đáng kể ở khu vực xây dựng hạ tầng vì trong những năm qua do được nhà nước quan tâm xây dựng, nâng cấp sửa chữa đường giao thông nông thôn, xây dựng hạ tầng...nên đã có nhiều cá nhân nhận thầu, nhân công về xây dựng.

- Nguồn nhân lực:

Dân số trong độ tuổi lao động trung bình các năm 52.875 người chiếm 63.40% tập trung chủ yếu vào ngành nông nghiệp 38.177 người chiếm 72.2% dân số trong độ tuổi lao động và chiếm 45.7% dân số toàn huyện. Còn lại phân bố trong các ngành nghề như: Xây dựng, dịch vụ...

Nhìn chung nguồn lao động của huyện có sức khoẻ, cần cù, sáng tạo, có trình độ học vấn đảm bảo, trình độ tay nghề chủ yếu qua đào tạo. Đây là tiềm năng, thế mạnh của huyện.

Thu nhập bình quân đầu người phát triển bình quân 1,15% (Chi cục Thống kê huyện Tân Lạc, 2016).

3.1.2.2. Hạ tầng cơ sở

* Giao thông vận tải:

Trên địa bàn huyện có 2 tuyến Quốc lộ chạy qua ( đường 6 và đường 12B). 100% số xã có đường ô tô đến trung tâm xã. Đường liên xã dài 238,9 km, số km được rải cấp phối và rải nhựa 144 km, đạt 60,27%; Đường liên trục xóm, liên xóm dài trên 275,4km, được cứng hoá 146,1 km, đạt 53,05%, ô tô có thể đi lại được (Phòng Kinh tế hạ tầng, 2016).

* Thuỷ lợi:

Tổng số công trình thuỷ lợi trên địa bàn huyện 254 công trình. Trong đó : Trạm thuỷ luân 07, Hồ chứa 62, Bai dâng kiên cố 185, tổng diện tích tưới 4.774,6 ha.

Kênh mương dài 486,46 km, số kênh mương được kiên cố 291,87km, đạt 60% (Phòng Kinh tế hạ tầng, 2016).

* Điện lực:

Hệ thống lưới điện từng bước được đầu tư xây dựng mới và cải tạo nâng cấp cơ bản đáp ứng yêu cầu sản xuất. Đến nay có 100% số xã sử dụng điện lưới,

99,9% số hộ kinh doanh cá thể sử dụng điện thường xuyên an toàn (Phòng Kinh tế hạ tầng, 2016).

* Bưu chính - viễn thông:

Hệ thống bưu chính, viễn thông từng bước được hoàn thiện, 100% các xã, thị trấn đều đã có thể liên lạc bằng điện thoại, 24/24 xã, thị trấn đã có điểm bưu điện văn hoá xã. Hiện nay sóng điện thoại di động của 3 mạng di động (Vinaphone, Mobifone, Viettel) đã phủ sóng toàn bộ các xã trong huyện (Phòng Kinh tế hạ tầng, 2016).

* Mạng lưới thuỷ lợi và nước sạch:

Công tác thuỷ lợi luôn được quan tâm, đã đầu tư xây dựng được nhiều công trình hồ, đập, mương máng. Tuy nhiên các công trình thuỷ lợi chưa hoàn toàn đáp ứng được nhu cầu tưới tiêu, các công trình cần được củng cố, cải tạo nâng cấp.

Hệ thống nước sinh hoạt (nước sạch) mới có ở khu vực thị trấn và 1 số xã. (Phòng Kinh tế hạ tầng, 2016).

3.1.2.3. Các ngành Kinh tế

* Khu vực nông nghiệp

Sản xuất nông nghiệp huyện Tân Lạc đang từng bước hình thành các vùng sản xuất tập trung chuyên canh như:

- Vùng chăn nuôi trâu bò vỗ béo ở các xã Đông Lai, Thanh Hối, Tử Nê. - Vùng rau su su được hình thành tại các xã: Quyết Chiến, Lũng Vân, Nam Sơn, Ngổ Luông.

- Vùng cây ăn quả tập trung ở các xã: Ngọc Mỹ Đông Lai, Thanh Hối, Tử Nê, Mãn Đức, Mỹ Hòa, Phong Phú, Nam Sơn.

- Vùng trồng mía tím hình thành ở một số xã: Mỹ Hòa, Phong Phú, Phú Vinh, Trung Hòa.

Chăn nuôi phát triển khá: tổng đàn trâu năm 2016 có 15.410 con, đàn bò có 8.697 con, đàn lợn có 56.720 con. Đàn gia cầm có 550.000 con, chăn nuôi gia cầm nhỏ lẻ được thay thế bằng chăn nuôi tập trung (Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Tân Lạc, 2016).

Nông nghiệp ở huyện Tân Lạc trong những năm qua đã có bước phát triển đáng khích lệ song vẫn còn một số hạn chế:

+ Sản xuất nhỏ lẻ, các mô hình trang trại còn ít.

+ Đầu tư thâm canh và ứng dụng tiến bộ khoa học, kỹ thuật vào sản xuất chưa tương xứng với tiềm năng về nông nghiệp.

+ Các vùng sản xuất chuyên canh chưa phát triển mạnh.

+ Chưa khai thác tốt tiềm năng phát triển nông nghiệp du lịch sinh thái. + Chưa thật sự quan tâm đến vấn đề chất lượng và vệ sinh an toàn thực phẩm, các hoạt động dịch vụ tiêu thụ sản phẩm còn non yếu, chủ yếu do nông dân tự sản tự tiêu (Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Tân Lạc, 2016).

* Khu vực công nghiệp.

Công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp ở nông thôn huyện Tân Lạc cũng chủ yếu phát triển theo mô hình kinh tế hộ kinh doanh cá thể gia đình. Số doanh nghiệp tại 24 xã, thị trấn hiện có khoảng hơn 100 doanh nghiệp, tổ chức sản xuất nhỏ và vừa.

* Khu vực kinh tế dịch vụ, thương mại.

Thương mại - du lịch, dịch vụ những năm gần đây đã có bước phát triển đáng kể trong chuyển dịch cơ cấu kinh tế và lao động xã hội. Thị trường nông thôn được mở rộng, các chợ được quan tâm đầu tư nâng cấp, hàng hoá tiêu thụ hàng năm tăng khá. Thương mại - dịch vụ đang thực sự là thế mạnh của nhiều xã trong huyện (Phòng Tài chính - Kế hoạch huyện Tân Lạc, 2016).

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý thu thuế giá trị gia tăng hộ kinh doanh cá thể trên địa bàn huyện tân lạc, tỉnh hòa bình (Trang 46 - 50)