Chỉ số 2014 2015 2016 2015/2014 2016/2015 So sánh (%)
Dư nợ quá hạn
(Triệu đồng) 938 677 574 72,1 84,8
Nợ quá hạn không có khả năng thu hồi
(Triệu đồng) 137 125 110 91,2 88
Tỷ lệ nợ quá hạn (%) 0,111 0,08 0,06 Tỷ lệ nợ quá hạn
không có khả năng thu hồi (%)
14,6 18,4 19,2
Nguồn: Chi nhánh NHCSXH tỉnh Thái Nguyên Tỷ lệ nợ quá hạn của hộ nghèo ở NHCSXH tỉnh Thái Nguyên trong những năm qua được Ngân hàng cấp trên đánh giá là thấp, là một trong những Chi nhánh có tỷ lệ thấp nhất toàn quốc nhưng không đồng nghĩa với việc đã có trên 99% số hộ vay vốn sử dụng vốn có hiệu quả và các hộ đã hoàn toàn chủ động
được việc trả vốn bằng nguồn lực của hộ. Tỷ lệ nợ quá hạn giảm đều qua các năm, giai đoạn 2014-2016, tỷ lệ nợ quá hạn là: 0,111%; 0,08%; 0,06%. Trong tổng số nợ quá hạn có những khoản nợ được đánh giá không có khả năng thu hồi chiếm tỷ lệ khá cao trong tổng dư nợ quá hạn và có xu hướng tăng lên so với năm trước: năm 2015 giảm 12 triệu so với năm 2014, năm 2016 giảm 14 triệu so với năm 2015 nhưng do nợ quá hạn năm 2015 giảm 261 triệu so với năm 2014, năm 2016 nợ quá hạn giảm 103 triệu so với năm 2015 nên tỷ lệ nợ quá hạn không có khả năng thu hồi nợ vẫn tăng cao và những khoản nợ này hầu như không có khả năng thu hồi. Nguyên nhân chủ yếu do khách hàng vay vốn buôn bán bị thua lỗ dẫn đến phá sản và không có khả năng hoàn trả cho Ngân hàng.
Qua khảo sát điều tra cho thấy, ngân hàng cùng với ban xóa đói giảm nghèo và tổ vay vốn đã có nhiều hướng dẫn, biện pháp vừa mềm dẻo vừa cứng rắn trong việc thu nợ cho vay. Biện pháp này được cụ thể bằng một số chỉ tiêu nhất định nhưng nếu hộ không trả đúng hạn thì lần sau sẽ không được vay, tổ nào có người trả vốn chậm sẽ bị cắt, sẽ bị giảm vốnẦ Từ những quy định mang tắnh chất ràng buộc như vậy sẽ làm cho trách nhiệm và ý thức người vay được tăng lên, đồng thời giúp ngân hàng giảm bớt công sức đi thu nợ. Tuy nhiên cũng có một số hộ khi được hỏi đều trả lời là khi đến hạn thì gia đình phải cố chạy để trả, sau đó cần thiết thì lại vay sau. Qua những vấn đề nhưng vậy, cho thấy tỷ lệ nợ quá hạn thấp là do có quy định ràng buộc ngặt nghèo và tinh thần vì nhóm khá tốt, không hoàn toàn do các hộ ăn nên làm ra, tự phấn đấu trả nợ. Trong năm, cấp ủy và chắnh quyền chưa bổ sung kịp thời danh sách hộ nghèo phát sinh làm cơ sở cho NHCSXH cho vay. Một số địa phương có tốc độ giảm nghèo nhanh, hộ đã thoát nghèo nhưng chưa đủ khả năng tài chắnh để trả nợ. Việc cho vay lồng ghép với chương trình khuyến công, khuyến nông, khuyến ngư, chuyển giao kỹ thuật, công nghệ tuy có nhiều cố gắng nhưng chưa triển khai đồng bộ làm hạn chế hiệu quả sử dụng vốn. Một số hộ vay thiếu ý thức trả nợ nhưng chưa có giải pháp hữu hiệu để thu hồi. Đây là những nguyên nhân làm phát sinh nợ quá hạn.
4.2.4.3. Đánh giá về thu nhập của NHCSXH tỉnh Thái Nguyên từ hoạt động cho vay hộ nghèo
Thu nhập là một trong những chỉ tiêu quan trọng đánh giá chất lượng cho vay. Nếu như chất lượng cho vay tốt thì những khoản cho vay sẽ thanh toán đúng hạn, nợ quá hạn ắt, góp phần to lớn vào việc nâng cao thu nhập cho Ngân hàng.
Tổng thu nhập của Ngân hàng có xu hướng tăng dần qua các năm từ 168.653 triệu đồng (năm 2014) và đạt 204.857 triệu đồng (năm 2016). Điều này chứng tỏ quy mô hoạt động của Ngân hàng ngày càng được mở rộng.
Bảng 4.11 cho thấy, thu nhập từ hoạt động cho vay hộ nghèo chiếm tỷ trọng lớn hơn 30% so với tổng thu nhập của Ngân hàng. Năm 2014 cao nhất đạt 39,1% tổng thu nhập và thấp nhất năm 2016 đạt 30,6% tổng thu nhập của Ngân hàng.