Phần 1 Mở đầu
2.1. Cơ sở lý luận
2.1.4. Nội dung đánh giá kết quả chovay đối với hộ nghèo củaNHCSXH
2.1.4.1. Đánh giá hộ nghèo được tiếp cận vốn vay
Để đánh giá hộ nghèo được tiếp cận vốn vay như thế nào tác giả nhìn nhận trên các khắa cạnh sau: (Nguyễn Thị Liễu, 2007).
a. Số lượt hộ nghèo được vay vốn Ngân hàng
Chỉ tiêu này cho biết số hộ nghèo đã được sử dụng vốn cho vay ưu đãi trên tổng số hộ nghèo của toàn Chi nhánh. Qua đây ta nắm được số lượt hộ nghèo được tiếp cận vốn vay ngân hàng trong năm từ đó đánh giá được nhu cầu vay vốn của hộ nghèo và khả năng đáp ứng nguồn vốn hộ nghèo của Ngân hàng Chắnh sách xã hội.
b. Tỷ lệ hộ nghèo được vay vốn
Đây là chỉ tiêu đánh giá về mặt lượng đối với công tác cho vay. Tỷ lệ này càng cao, một mặt thể hiện nguồn vốn tắn dụng lớn để phục vụ hộ nghèo; mặt khác, đánh giá khả năng SXKD của hộ nghèo ngày càng lớn, nguồn vốn có hiệu quả (nếu sử dụng vốn không hiệu quả, thì hộ nghèo sẽ không có nhu cầu vay). Cách xác định:
Tỷ lệ hộ nghèo được vay vốn(%) =
Tổng số hộ nghèo được vay vốn
c. Số hộ nghèo dư nợ đến cuối năm tài chắnh
Số hộ nghèo còn dư nợ đến thời điểm 31/12 hàng năm, Chỉ tiêu này được xác định như sau: Lũy kế số hộ nghèo còn dư nợ đến cuối kỳ báo cáo trước cộng số hộ nghèo được cho vay trong kỳ báo cáo trừ số hộ nghèo trả hết nợ trong kỳ báo cáo. Qua chỉ tiêu này chúng ta có thể đánh giá được số hộ nghèo được tiếp cận vốn vay trên tổng số hộ nghèo toàn Chi nhánh đến thời điểm 31/12 và thông qua dư nợ hộ nghèo tại thời điểm đó có thể đánh giá được dư nợ bình quân trên một hộ nghèo được vay vốn.
2.1.4.2. Đánh giá lượng vốn cho vay hộ nghèo của NHCSXH
Lượng vốn cho vay hộ nghèo của Ngân hàng Chắnh sách xã hội được phản ánh qua các chỉ tiêu sau: (Nguyễn Đăng Dờn, 2006)
a. Doanh số cho vay
Doanh số cho vay là tổng số tiền đã cho khách hàng vay trong một thời gian nhất định, chỉ tiêu này cho thấy được khả năng hoạt động cho vay của ngân hàng qua các năm. Do đó nếu kết hợp doanh số cho vay của các thời kỳ liên tiếp thì có thể thấy được xu hướng hoạt động cho vay của ngân hàng. Doanh số cho vay phản ánh kết quả về việc phát triển, mở rộng hoạt động cho vay và tốc độ tăng trưởng tắn dụng của ngân hàng. Nếu như các nhân tố khác cố định thì doanh số cho vay càng cao phản ánh việc mở rộng hoạt động cho vay của ngân hàng càng tốt, ngược lại doanh số cho vay của ngân hàng mà giảm trong khi cố định các yếu tố khác thì chứng tỏ hoạt động củangân hàng là không tốt, cách xác định:
Tốc độ tăng trưởng DSCV(%) =
DSCV năm nay- DSCV năm trước
X 100 Doanh số cho vay năm trước
Chỉ tiêu doanh số cho vay là một chỉ tiêu quan trọng để đánh giá kết quả cho vay. Tuy nhiên để đánh giá chắnh xác hơn về quy mô hoạt động cho vay trong từng thời kỳ cần phải xét đến tốc độ tăng trưởng doanh số cho vay. Chỉ tiêu này dùng để so sánh sự tăng trưởng tắn dụng qua các năm để đánh khả năng cho vay, tìm kiếm khách hàng và đánh tình hình thực hiện kế hoạch tắn dụng của ngân hàng. Chỉ tiêu càng cao thì mức độ hoạt động của NH càng ổn định và có hiệu quả, ngược lại NH đang gặp khó khăn, nhất là trong việc tìm kiếm khách hàng và thể hiện việc thực hiện kế hoạch tắn dụng chưa hiệu quả.
b. Dư nợ cho vay
Chỉ tiêu phản ánh khối lượng tiền cấp cho nền kinh tế tại một thời điểm nhất định. Tổng dư nợ bao gồm: cho vay ngắn hạn, trung hạn và dài hạn. Tổng dư nợ thấp chứng tỏ ngân hàng không có khả năng mở rộng được mạng lưới khách hàng, hoạt động cho vay kémẦTuy nhiên, điều đó cũng không có nghĩa là tỷ lệ này càng cao thì chất lượng hoạt động cho vay càng tốt bởi lẽ khi ngân hàng cho vay vượt quá mức giới hạn cũng là lúc ngân hàng bắt đầu chấp nhận những rủi ro về cho vay.
Chỉ tiêu tổng dư nợ phản ánh quy mô cho vay của ngân hàng đồng thời đây cũng là chỉ tiêu phản ánh uy tắn của ngân hàng. Khi so sánh tổng dư nợ của ngân hàng với thị phần cho vay của ngân hàng sẽ cho chúng ta biết được dư nợ của ngân hàng là cao hay thấp. Chỉ tiêu tốc độ tăng trưởng dư nợ phản ánh quy mô hoạt động của đơn vị năm nay so với năm trước, tốc độ tăng trưởng càng cao chứng tỏ chất lượng cho vay hộ nghèo càng cao. Cách xác định:
Tốc độ tăng trưởng dư nợ cho vay (%) =
Dư nợ năm nay - Dư nợ năm trước
X 100 Dư nợ năm trước
Chỉ tiêu này dùng để so sánh sự tăng trưởng dư nợ tắn dụng qua các năm để đánh giá khả năng cho vay, tìm kiếm khách hàng và đánh tình hình thực hiện kế hoạch tắn dụng của ngân hàng. Chỉ tiêu càng cao thì mức độ hoạt động của Ngân hàng càng ổn định và có hiệu quả, ngược lại Ngân hàng đang gặp khó khăn, nhất là trong việc tìm kiếm khách hàng và thể hiện việc thực hiện kế hoạch tắn dụng chưa hiệu quả.
c. Mức vay bình quân một hộ nghèo
Là số tiền mà khách hàng vay vốn của Ngân hàng còn dư nợ đến thời điểm báo cáo trên tổng số hộ còn dư nợ đến thời điểm báo cáo.Cách xác định :
Dư nợ bình quân một hộ (%) =
Dư nợ cho vay đến thời điểm báo cáo
X 100 Tổng số hộ còn dư nợ đến thời điểm
báo cáo
Chỉ tiêu này đánh giá mức đầu tư cho một hộ ngày càng tăng lên hay giảm xuống, điều đó chứng tỏ việc cho vay có đáp ứng được nhu cầu thực tế của các hộ nghèo hay không.
2.1.4.3. Đánh giá kết quả sử dụng vốn vay của hộ nghèo
Mục đắch sử dụng vốn trong cho vay hộ nghèo bao gồm nhiều mục đắch, cụ thể như:
- Mục đắch chăn nuôi. - Mục đắch trồng trọt
- Mục đắch sản xuất TTCN,
- Mục đắch kinh doanh hàng hoá dịch vụ,
Với các mục đắch vay khác nhau thì mức cho vay/hộ cũng khác nhau, sự khác nhau này không phải do quy định mà do việc phân bổ nguồn vốn và số hộ được vay vốn.
Người vay sử dụng vốn đúng mục đắch đã trở thành nguyên tắc quan trọng của ngân hàng nói chung; tuy vậy, trong thực tế đã không ắt khách hàng sử dụng vốn sai mục đắch đã cam kết với ngân hàng, với động cơ thiếu lành mạnh và do đó dễ bị rủi ro; trong trường hợp này người ta gọi là rủi ro đạo đức. Những khoản vay bị sử dụng sai mục đắch phần lớn đều không đem lại kết quả như mong muốn của ngân hàng. Cách xác định:
Tỷ lệ hộ sử dụng
vốn sai mục đắch (%) =
Số hộ sử dụng sai mục đắch xin vay
Tổng hộ dư nợ X 100 Tỷ lệ này càng cao thì kết quả cho vay bị đánh giá là thấp và ngược lại.
2.1.4.4. Đánh giá kết quả thu nợ, thu nhập của ngân hàng từ cho vay hộ nghèo và số hộ thoát nghèo do được vay vốn Ngân hàng
a. Chỉ tiêu thu nợ đến hạn
Chỉ tiêu này đánh giá khả năng thu nợ đến hạn của Ngân hàng, cách xác định như sau: Tỷ lệ thu nợ đến hạn (%) = Doanh số thu nợ đến hạn X 100 Tổng dư nợ đến hạn
Chỉ tiêu này đánh giá hiệu quả tắn dụng trong việc thu nợ của NH. Nó đánh giá chất lượng tắn dụng của ngân hàng, đánh giá khả năng thu hồi nợ của các khoản tắn dụng đã cho vay, đồng thời đánh giá hiệu quả thực hiện kế hoạch tắn dụng của ngân hàng, kế hoạch cho vay, đôn đốc thu hồi nợ của ngân hàng. Tỷ lệ thu nợ đến hạn càng cao càng tốt.
b. Chỉ tiêu về nợ quá hạn
Khi quyết định tài trợ vốn cho khách hàng, ngân hàng luôn quan tâm tới khả năng trả nợ đúng hạn của khách hàng. Đến hạn trả nợ nếu người vay không trả được và không được gia hạn thì khoản vay này sẽ chuyển sang nợ quá hạn, ngân hàng sẽ gặp khó khăn trong việc phân phối luồng vốn, ngoài ra ngân hàng phải đối mặt với việc mất khả năng thanh toán cho hoạt động huy động vốn.
Tỷ lệ nợ quá hạn (%) =
Nợ quá hạn
X 100 Tổng dư nợ
Chỉ tiêu này cho biết trong tổng dư nợ tại ngân hàng thì có bao nhiêu phần trăm nợ quá hạn. Đối với NHCSXH, nếu tỷ lệ nợ quá hạn ≤ 3% thì có thể đánh giá mức độ an toàn của ngân hàng tương đối cao. Nếu tỷ lệ nợ quá hạn từ 3 ọ 5% thì mức độ an toàn của ngân hàng là bình thường. Nếu tỷ lệ nợ quá hạn ≥ 5% hoạt động ngân hàng chứa nhiều rủi ro, đặc biệt trong trường hợp tỷ lệ nợ quá hạn ≥ 7% chất lượng tắn dụng ngân hàng được đánh giá là yếu kém.
Tỷ lệ nợ quá hạn là chỉ tiêu quan trọng để đánh giá chất lượng cho vay của ngân hàng. Tỷ lệ nợ quá hạn thấp biểu hiện chất lượng hoạt động cho vay tại ngân hàng có độ an toàn cao tức là rủi ro thấp. Tuy vậy, trên thực tế để đánh giá chắnh xác hơn chất lượng hoạt động cho vay của một ngân hàng thì người ta chia tỷ lệ nợ quá hạn thành hai loại đó là: Tỷ lệ nợ quá hạn có khả năng thu hồi, tỷ lệ nợ quá hạn không có khả năng thu hồi. Căn cứ vào tỷ lệ hai loại nợ quá hạn trên trong tổng nợ quá hạn có thể đánh giá được chất lượng hoạt động cho vay của ngân hàng.
Tỷ lệ nợ quá hạn không có khả năng thu hồi (%) =
Dư nợ khó đòi
X 100 Dư nợ quá hạn
Nợ quá hạn không có khả năng thu hồi là những khoản nợ mà người vay hầu như không thể trả được cho ngân hàng, nguyên nhân là do khách hàng vay vốn về kinh doanh nhưng bị thua lỗ dẫn đến phá sản và không có khả năng hoàn trả cho ngân hàng hoặc cũng có trường hợp khách hàng trây ì không chịu trả.
c. Thu nhập từ cho vay hộ nghèo của NHCSXH
Hoạt động cho vay tuy chứa đựng nhiều rủi ro nhưng hiện tại lại là hoạt động mang lại thu nhập chắnh cho ngân hàng. Do vậy, chất lượng hoạt động
cho vay được nâng cao chỉ thực sự có ý nghĩa khi nó góp phần nâng cao khả năng sinh lời của ngân hàng. Thu nhập từ hoạt động cho vay hộ nghèo là chỉ tiêu cần thiết để đo lường khả năng sinh lời của ngân hàng do hoạt động cho vay mang lại. Chắnh vì thế ngoài việc giảm tỷ lệ nợ quá hạn thì ngân hàng phải tăng được thu nhập từ hoạt động cho vay. Song chỉ có chỉ tiêu này chúng ta chưa thể đánh giá được chất lượng cho vay của ngân hàng là tốt hay xấu mà phải kết hợp với các chỉ tiêu khác.
Chỉ tiêu này được xác định bằng cách lấy thu nhập từ hoạt động cho vay hộ nghèo chia cho tổng thu nhập tại ngân hàng.
Tỷ trọng thu nhập từ hoạt động cho vay HN (%) =
Thu nhập từ hoạt động cho
vay hộ nghèo X 100 Tổng thu nhập
d. Số hộ thoát nghèo do được vay vốn Ngân hàng
Số hộ thoát nghèo bền vững, vươn lên thành hộ giàu là một trong những chỉ tiêu quan trọng đánh giá hiệu quả của tắn dụng đối với hộ nghèo. Hộ đã thoát khỏi ngưỡng đói nghèo là hộ có mức thu nhập bình quân đầu người cao hơn chuẩn mực đói nghèo hiện hành, không còn nằm trong danh sách hộ nghèo do Phòng LĐ- TB&XH huyện, thị, thành phố lập theo từng năm.
Tổng số hộ nghèo đã thoát nghèo (ra khỏi danh sách hộ nghèo) = Số hộ nghèo trong danh sách đầu kỳ - Số hộ nghèo trong danh sách cuối kỳ - Số hộ nghèo chuyển đi địa bàn khác trong kỳ + Số hộ nghèo chuyển đến trong kỳ Mục tiêu của tắn dụng ưu đãi đối với hộ nghèo là giúp họ có vốn sản xuất, thoát nghèo để hòa nhập cộng đồng và hơn thế nữa là ổn định tình hình chắnh trị - xã hội. Do vậy, số hộ thoát khỏi nghèo đói hàng năm cao; trong đó, có hộ vay vốn NHCSXH, có nghĩa là vốn của NHCSXH đã được hộ nghèo sử dụng có hiệu quả. Tuy nhiên, hiện nay tại một số địa phương việc đánh giá hộ thoát nghèo không chắnh xác, vì nhiều lý do khác nhau.
Ngoài các chỉ tiêu về mặt định lượng để đánh giá kết quả cho vay đối với người nghèo của NHCSXH cần kết hợp với một số chi tiêu định tắnh - những chỉ tiêu hết sức quan trọng có tắnh chất quyết định đối với độ an toàn, kết quả của cho vay người nghèo.
- Thủ tục và quy trình cho vay vốn: Đây là khâu tiếp xúc đầu tiên của khách hàng với ngân hàng. Thủ tục làm việc, tinh thần thái độ phục vụ khách hàng của cán bộ tắn dụng sẽ gây ấn tượng mạnh cho khách hàng. Thủ tục giấy tờ đơn giản, dễ làm, thời gian làm việc khẩn trương, không gây phiền hà cho khách hàng, tinh thần thái độ phục vụ khách hàng chu đáo nhiệt tình của cán bộ tắn dụng sẽ tạo cho người nghèo niềm tin vào cán bộ ngân hàng.
- Thời gian xét duyệt cho vay: Người nghèo đến với ngân hàng mong muốn được vay vốn trong khoảng thời gian nhanh nhất với chi phắ thấp nhất. Nâng cao chất lượng cho vay người nghèo trên cơ sở đem lại cho người nghèo những chắnh sách tốt nhất nhưng phải đảm bảo an toàn tắn dụng. Hiện nay quy định thời hạn xét duyệt cho vay người nghèo từ khi nhận được hồ sơ từ dưới xã do tổ trưởng Tổ TK&VV gửi lên là 5 ngày.
Đánh giá kết quả cho vay người nghèo của NHCSXH thì cần phải có hệ thống thông tin liên lạc hiện đại, đội ngũ cán bộ tắn dụng nhanh nhẹn, đánh giá nhu cầu tắn dụng của người nghèo chắnh xác. Cán bộ tắn dụng cần phải tuân thủ một số nguyên tắc cho vay để nhìn nhận người nghèo một cách đầy đủ và khái quát nhất từ đó đưa ra quyết định cho người nghèo vay bao nhiêu với thời gian bao lâu là tối ưu nhất.
Để đánh giá chắnh xác kết quả cho vay người nghèo của NHCSXH chúng ta cần phân tắch kết hợp các chỉ tiêu trên. Phân tắch, đánh giá kết quả cho vay giúp ngân hàng nhìn nhận được điểm mạnh và điểm yếu của đơn vị từ đó đưa ra những giải pháp thắch hợp điều chỉnh kịp thời đối với ngân hàng để trách được những rủi ro trong tắn dụng.