Phần 4 Kết quả nghiên cứu và thảo luận
4.1. Thực trạng hoạt động chovay đối với hộ nghèo tại chi nhánh ngân hàng
CHI NHÁNH NGÂN HÀNG CSXH TỈNH THÁI NGUYÊN
4.1.1. Cơ chế cho vay đối với hộ nghèo của NHCSXH tỉnh Thái Nguyên
4.1.1.1. Nguyên tắc cho vay
Cho vay hộ nghèo có sức lao động nhưng thiếu vốn sản xuất kinh doanh. Hộ nghèo vay vốn phải là những hộ được xác định theo chuẩn mực nghèo đói do Bộ LĐ-TBXH hoặc do địa phương công bố trong từng thời kỳ. Hộ nghèo vay vốn phải bảo đảm các nguyên tắc sau:
- Sử dụng vốn vay đúng mục đắch xin vay:
Đối với chương trình cho vay hộ nghèo, đây là chương trình chủ yếu trong hoạt động của Ngân hàng CSXH nhằm đáp ứng nhu cầu vốn phục vụ cho sản xuất kinh doanh của hộ nghèo, giúp hộ nghèo tạo cơ sở vật chất, tạo công ăn việc làm từ đó nâng cao thu nhập, tiến tới thoát nghèo. Vì là chương trình cho vay phục vụ sản xuất kinh doanh nên có rất nhiều mục đắch cụ thể khi triển khai cho vay vốn đối với hộ nghèo như:
- Mục đắch chăn nuôi - Mục đắch trồng trọt - Mục đắch sản xuất TTCN
- Mục đắch kinh doanh hàng hoá dịch vụ
Việc sử dụng vốn đúng mục đắch của người vay có ý nghĩa rất quan trong, nó quyết định đến khả năng trả nợ của khách hàng.
- Hoàn trả nợ gốc và lãi vốn vay đúng thời hạn đã thỏa thuận: Nguyên tắc này yêu cầu người vay phải có trách nhiệm hoàn trả nợ gốc và lãi vốn vay đúng thời hạn đã thỏa thuận với Ngân hàng, sử dụng vốn vay đúng mục và hoàn trả nợ đúng thời hạn, không để khoản vay quá hạn giống như một cam kết bất di bất dịch mà khách hàng phải thực hiện đối với Ngân hàng.
4.1.1.2. Điều kiện để được vay vốn
Hộ nghèo phải có hộ khẩu thường trú hoặc có đăng ký tạm trú dài hạn tại địa phương nơi cho vay.
do Thủ tướng Chắnh phủ công bố từng thời kỳ.
Hộ nghèo vay vốn không phải thế chấp tài sản, được miễn lệ phắ làm thủ tục vay vốn nhưng phải là thành viên Tổ Tiết kiệm và vay vốn (Tổ TK&VV) có xác nhận của UBND xã, phường, thị trấn.
Chủ hộ hoặc người thừa kế được uỷ quyền giao dịch là người đại diện hộ gia đình chịu trách nhiệm trong mọi quan hệ với NHCSXH, là người trực tiếp ký nhận nợ và chịu trách nhiệm trả nợ NHCSXH.
* Đối tượng hộ nghèo được vay vốn:
- Các hộ nghèo có nhu cầu vay vốn và đủ điều kiện vay vốn * Những hộ nghèo không được vay vốn của NHCSXH - Những hộ không còn sức lao động.
- Những hộ độc thân đang trong thời gian thi hành án.
- Những hộ nghèo được chắnh quyền địa phương loại ra khỏi danh sách vay vốn vì mắc tệ nạn cờ bạc, nghiện hút, trộm cắp, lười biếng không chịu lao động
- Những hộ nghèo thuộc diện chắnh sách xã hội như già cả neo đơn, tàn tật, thiếu ăn do ngân sách Nhà nước trợ cấp.
4.1.1.3. Thời hạn cho vay
- Cho vay ngắn hạn: Đến 12 tháng.
- Cho vay trung hạn: Trên 12 tháng đến 60 tháng.
- Cho vay dài hạn: Trên 60 tháng NHCSXH và hộ vay thỏa thuận về thời hạn cho vay căn cứ vào:
- Mục đắch sử dụng vốn vay của người vay.
- Thời hạn thu hồi vốn của phương án đầu tư (chu kỳ sản xuất kinh doanh).
- Khả năng trả nợ của người vay. - Nguồn vốn cho vay của NHCSXH. * Mức cho vay:
Tối đa 50.000.000đ/ 1 hộ vay vốn. * Lãi suất cho vay
thời kỳ. Hiện nay NHCSXH đang thực hiện cho vay hộ nghèo với lãi suất 0,55%/tháng (tương ứng 6,6%/năm).
Lãi suất nợ quá hạn: Bằng 130% lãi suất trong hạn.
4.1.1.4. Quy trình thủ tục vay vốn
* Đối với hộ nghèo
Tự nguyện gia nhập Tổ TK&VV
Hộ nghèo viết giấy đề nghị thanh toán (theo mẫu in sẵn do NHCSXH cấp) gửi Tổ trưởng Tổ TK&VV.
Khi giao dịch với ngân hàng, chủ hộ hoặc người thừa kế hợp pháp được ủy quyền phải có chứng minh nhân dân, nếu không có chứng minh nhân dân thì phải có ảnh dán trên Sổ vay vốn để nhận tiền vay.
* Đối với Tổ TK&VV
Nhận giấy đề nghị vay vốn của hộ nghèo.
Tổ chức họp Tổ để bình xét những hộ nghèo có đủ điều kiện để được vay vốn, lập thành danh sách hộ nghèo đề nghị vay vốn kèm giấy đề nghị vay vốn của hộ nghèo trình UBND xã, phường, thị trấn; được Ban Xóa đói giảm nghèo xác nhận thuộc diện nghèo; cư trú hợp pháp tại địa phương và được UBND xã, phường, thị trấn phê duyệt danh sách hộ nghèo để gửi ngân hàng.
Thông báo kết quả phê duyệt danh sách cho các hộ được vay, lịch giải ngân và địa điểm giải ngân tới từng hộ nghèo.
Cùng ngân hàng giải ngân trực tiếp tới từng hộ vay vốn. Những hộ nghèo không được vay vốn
Những hộ không còn sức lao động, những hộ độc thân đang trong thời gian thi hành án hoặc những hộ nghèo được chắnh quyền địa phương xác nhận loại ra khỏi danh sách vay vốn vì mắc tệ nạn cờ bạc, nghiện hút, trộm cắp, lười biếng không chịu lao động.
Những hộ nghèo thuộc diện chắnh sách xã hội như: Già cả neo đơn, tàn tật, thiếu ăn do ngân sách Nhà nước trợ cấp.
* Đối với Uỷ ban nhân dân:
Nhận danh sách xin vay vốn của tổ viên từ tổ TK & VV.
Tiến hành điều tra thông tin liên quan đến người xin vay vốn có đủ điều kiện để vay vốn hay không.
Đưa ra quyết định cho vay đối với những tổ viên đủ điều kiện, lập danh sách gởi đến NHCSXH.
* Đối với NHCSXH;
Hướng dẫn lập hồ sơ vay vốn từ các tổ TK& VV, thông báo lịch giải ngân, địa điệm giải ngân cho tổ TK & VV, tổ thu chi nghiệp vụ.
Phối hợp với các cấp, các tổ chức nhận uỷ thác trên địa bàn trong việc triển khai thành lập, đào tạo bồi dưỡng giám sát các hoạt động của tổ TK & VV, phối hợp với các ngành chức năng lồng ghép các trương trình khuyến nông, khuyến ngư với trương trình vay vốn trên địa bàn. (Nguồn: website NHCSXH Việt Nam).
Sơ đồ 4.1. Sơ đồ quy trình thủ tục xét duyệt cho vay hộ nghèo
Nguồn: website NHCSXH Việt Nam
Chú thắch:
1. Hộ nghèo viết giấy đề nghị vay vốn gửi Tổ TK&VV
2. Tổ TK&VV bình xét hộ nghèo được vay và gửi danh sách hộ nghèo đề nghị vay vốn lên Ban Xoá đói giảm nghèo và UBND xã.
3. Ban Xoá đói giảm nghèo xã, UBND xã xác nhận và chuyển danh sách lên ngân hàng.
4. Ngân hàng xét duyệt và thông báo danh sách các hộ được vay, lịch giải ngân, địa điểm giải ngân cho UBND xã.
5. UBND xã thông báo kết quả phê duyệt của ngân hàng đến tổ chức chắnh trị - xã hội. 6. Tổ chức chắnh trị - xã hội thông báo kết quả phê duyệt đến Tổ TK&VV.
7. Tổ TK&VV thông báo cho hộ vay biết kết quả phê duyệt của Ngân hàng, thông báo thời gian và địa điểm giải ngân đến các hộ vay vốn.
8. Ngân hàng cùng Tổ TK&VV giải ngân đến từng hộ gia đình được vay vốn.
4.1.2. Thực trạng hoạt động cho vay hộ nghèo và các đối tượng chắnh sách khác của NHCSXH tỉnh Thái Nguyên khác của NHCSXH tỉnh Thái Nguyên
chức chắnh trị xã hội (HND, HPN, HCCB, ĐTN), đối với tất cả các chương trình cho vay. Việc bình xét đối tượng vay, số tiền cho vay, thời hạn cho vay do tổ vay vốn và các tổ chức hội cấp xã đảm nhận và UNBD xã xác nhận đối tượng và xét duyệt, NHCSXH thực hiện việc giải ngân trực tiếp đến hộ vay. Việc giải ngân, thu lãi, thu nợ gốc tại điểm giao dịch tại xã đối với những xã có điểm giao dịch (trụ sở UBND xã cách NHCSXH trên 3 km) tại trụ sở ngân hàng đối với những xã không có điểm giao dịch. Việc thu lãi, đôn đốc thu nợ gốc khi đến hạn NHCSXH ủy thác cho tổ vay vốn. NHCSXH giải ngân cho vay một lần hoặc theo kỳ đối với cho vay chương trình HSSV, thu lãi hàng tháng; số tiền trả nợ gốc theo phân kỳ trả nợ (đối với các khoản nợ vay trung, dài hạn).
Tổng dư nợ ủy thác qua 4 tổ chức CT-XH đến 31/12/2016 đạt 1.829.775 triệu đồng, chiếm tỷ trọng 98,15% Tổng dư nợ NHCSXH
Cụ thể:
Bảng 4.1. Tình hình ủy thác qua các hội đoàn thể tại NHCSXH Thái Nguyên đến 31/12/2016
TT Tên tổ chức chắnh trị nhận ủy thác Số tổ tiết kiệm vay vốn đang quản lý (Tổ) Số hộ nghèo còn dư nợ (Hộ) Dư nợ (Triệu đồng) Tổng dư nợ Dư nợ quá hạn 1 Hội Phụ nữ 953 27.923 812.765 445
2 Hội Nông Dân 945 28.132 831.596 154
3 Hội Cựu chiến binh 662 18.934 565.751 312
4 Đoàn thanh niên 547 15.898 485.843 171
Tổng cộng 3.241 90.887 2.695.955 1.082
Nguồn: Chi nhánh NHCSXH tỉnh Thái Nguyên (2016) Xét về cơ cấu vốn vay trong tổng dư nợ thì số vốn cho vay thông qua HPN chiếm khoảng 30,3%, HND chiếm khoảng 30,8%; HCCB chiếm khoảng 20,9%; ĐTN chiếm 18%. Trong 4 tổ chức hội thì dư nợ của HPN và HND chiếm tỷ lệ cao, HCCB chiếm một tỷ lệ thấp hơn vì thành viên của CCB thường ắt và không tăng, còn thanh niên thì chưa có gia đình hoặc ắt thuộc diện nghèo.
Sau 13 năm triển khai thực hiện công tác ủy thác giữa NHCSXH với 4 tổ chức CT-XH đã chuyển tải nguồn vốn của NHCSXH đến đối tượng thụ hưởng được nhanh chóng thuận lợi, dư nợ ủy thác cho vay qua các tổ chức CT-XH hàng năm tăng nhanh, chất lượng tắn dụng ngày càng được nâng cao, các tổ chức CT- XH đã quản lý chặt chẽ dư nợ ủy thác, đôn đốc nợ đến hạn, quá hạn, tuyên truyền huy động tiền gửi tiết kiệm thông qua tổ.
Thông qua hoạt động ủy thác giữa NHCSXH với 4 tổ chức CT-XH nhận ủy thác tạo điều kiện cho các tổ chức hội có thêm nguồn kinh phắ để hoạt động, thu hút được nhiều hội viên tham gia, công tác hội ngày càng được củng cố vững mạnh. Góp phần tắch cực vào việc thực hiện dân chủ tại cơ sở và phong trào xây dựng nông thôn mới.
- Hoạt động uỷ thác trong thời gian qua còn một số tồn tại cần khắc phục đó là:
+ Công tác tuyên truyền chưa được quan tâm đúng mức, nên một số tổ chức hội cơ sở và hộ nghèo chưa nhận thức đúng về việc gửi tiền tiết kiệm, về mục đắch cho vay XĐGN, dẫn đến tình trạng bình xét cho vay một số nơi vẫn còn hiện tượng bình quân, chia đều nguồn vốn cho vay, cho vay đồng đều về số tiền, thời gian trả nợ và đối tượng vay vốn chưa phù hợp với điều kiện thực tế của từng hộ. Vẫn còn tình trạng hộ nghèo có sổ nhưng chưa được vay vốn.
+ Công tác tập huấn cho cán bộ hội và tổ vay vốn đang nặng về số lượng, chất lượng chưa cao, một số ban quản lý tổ chưa nắng vững nghiệp vụ ngân hàng nên trong quá trình hoạt động gặp không ắt khó khăn.
+ Việc sinh hoạt tổ vay vốn chưa thường xuyên theo quy ước đề ra, chủ yếu họp khi vay vốn.
+ Công tác kiểm tra hoạt động của tổ vay vốn và đối chiếu hộ vay thực hiện chưa thường xuyên, số lượng kiểm tra còn hạn chế.