Đánh giá kết quả thu nợ, thu nhập củangân hàng từ chovay hộ nghèo và

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá kết quả cho vay đối với hộ nghèo tại chi nhánh ngân hàng chính sách xã hội tỉnh thái nguyên (Trang 77 - 88)

Phần 4 Kết quả nghiên cứu và thảo luận

4.2. Đánh giá kết quả chovay hộ nghèo tại chi nhánh NHCSXH tỉnh Thá

4.2.4. Đánh giá kết quả thu nợ, thu nhập củangân hàng từ chovay hộ nghèo và

và số hộ thoát nghèo nhờ được vay vốn Ngân hàng

4.2.4.1. Thu nợ đến hạn

Chỉ tiêu thu nợ đến hạn thể hiện ở doanh số thu nợ đến hạn trên tổng dư nợ đến hạn. Chỉ tiêu này đánh giá khả năng thu hồi nợ của các khoản vay đến hạn, Chỉ tiêu này càng cao càng chứng tỏ chất lượng tắn dụng của ngân hàng càng tốt và ngược lại.

Bảng 4.9. Thu nợ đến hạn giai đoạn 2014-2016

Chỉ số 2014 2015 2016 So sánh (%) 2015/2014 2016/2015 Doanh số thu nợ đến hạn (Triệu đồng) 275.711 274.270 271.587 99,5 99,0 Tổng dư nợ đến hạn (Triệu đồng) 276.649 274.947 272.261 99,4 99,02 Tỷ lệ thu nợ đến hạn (%) 99,7 99,8 99,8

Qua bảng 4.9 ta thấy tỷ lệ thu nợ đến hạn của ngân hàng rất cao và ổn định. Qua các năm tỷ lệ thu nợ đến hạn đạt tỷ lệ trên 99%, điều này chứng tỏ Ngân hàng đã rất chú trọng đến công tác thu nợ đến hạn và bản thân người vay cũng rất có ý thức trả nợ, càng khẳng định công tác cho vay hộ nghèo tại Chi nhánh đạt kết quả tốt.

4.2.4.2. Chỉ tiêu nợ quá hạn

Nợ quá hạn luôn là vấn đề đáng lo ngại đối với mỗi ngân hàng. Nhưng đối với NHCSXH lại càng được quan tâm hơn, các hộ nghèo vay với lượng vốn không lớn mà không có khả năng trả nợ đúng hạn đã đặt cho NHCSXH, ban lãnh đạo nhiều vấn đề phải suy nghĩ. Khi các hộ không trả đúng hạn thì vấn đề ở đây không phải là đòi lại được vốn bằng mọi cách mà quan trọng hơn là bằng giải pháp nào giúp các hộ biết cách làm ăn, thoát nghèo và có khả năng trả lại vốn bằng chắnh nội lực của mình.

Chất lượng cho vay thể hiện tỷ lệ nợ quá hạn đạt ở mức thấp. Tắnh đến thời điểm 31/12/2016, Chi nhánh Ngân hàng Chắnh sách xã hội tỉnh Thái Nguyên có nợ quá hạn hộ nghèo 574 triệu đồng. Cụ thể tỷ lệ nợ quá hạn qua các năm 2014-2016 lần lượt tương ứng là: 0,111%, 0,08%, 0,06%.

Như vậy nợ quá hạn giảm đều qua các năm. Điều này cho thấy chất lượng cho vay tốt, hiệu quả cho vay cao.

Bảng 4.10. Tình hình nợ quá hạn cho vay hộ nghèo năm 2014-2016

Chỉ số 2014 2015 2016 2015/2014 2016/2015 So sánh (%)

Dư nợ quá hạn

(Triệu đồng) 938 677 574 72,1 84,8

Nợ quá hạn không có khả năng thu hồi

(Triệu đồng) 137 125 110 91,2 88

Tỷ lệ nợ quá hạn (%) 0,111 0,08 0,06 Tỷ lệ nợ quá hạn

không có khả năng thu hồi (%)

14,6 18,4 19,2

Nguồn: Chi nhánh NHCSXH tỉnh Thái Nguyên Tỷ lệ nợ quá hạn của hộ nghèo ở NHCSXH tỉnh Thái Nguyên trong những năm qua được Ngân hàng cấp trên đánh giá là thấp, là một trong những Chi nhánh có tỷ lệ thấp nhất toàn quốc nhưng không đồng nghĩa với việc đã có trên 99% số hộ vay vốn sử dụng vốn có hiệu quả và các hộ đã hoàn toàn chủ động

được việc trả vốn bằng nguồn lực của hộ. Tỷ lệ nợ quá hạn giảm đều qua các năm, giai đoạn 2014-2016, tỷ lệ nợ quá hạn là: 0,111%; 0,08%; 0,06%. Trong tổng số nợ quá hạn có những khoản nợ được đánh giá không có khả năng thu hồi chiếm tỷ lệ khá cao trong tổng dư nợ quá hạn và có xu hướng tăng lên so với năm trước: năm 2015 giảm 12 triệu so với năm 2014, năm 2016 giảm 14 triệu so với năm 2015 nhưng do nợ quá hạn năm 2015 giảm 261 triệu so với năm 2014, năm 2016 nợ quá hạn giảm 103 triệu so với năm 2015 nên tỷ lệ nợ quá hạn không có khả năng thu hồi nợ vẫn tăng cao và những khoản nợ này hầu như không có khả năng thu hồi. Nguyên nhân chủ yếu do khách hàng vay vốn buôn bán bị thua lỗ dẫn đến phá sản và không có khả năng hoàn trả cho Ngân hàng.

Qua khảo sát điều tra cho thấy, ngân hàng cùng với ban xóa đói giảm nghèo và tổ vay vốn đã có nhiều hướng dẫn, biện pháp vừa mềm dẻo vừa cứng rắn trong việc thu nợ cho vay. Biện pháp này được cụ thể bằng một số chỉ tiêu nhất định nhưng nếu hộ không trả đúng hạn thì lần sau sẽ không được vay, tổ nào có người trả vốn chậm sẽ bị cắt, sẽ bị giảm vốnẦ Từ những quy định mang tắnh chất ràng buộc như vậy sẽ làm cho trách nhiệm và ý thức người vay được tăng lên, đồng thời giúp ngân hàng giảm bớt công sức đi thu nợ. Tuy nhiên cũng có một số hộ khi được hỏi đều trả lời là khi đến hạn thì gia đình phải cố chạy để trả, sau đó cần thiết thì lại vay sau. Qua những vấn đề nhưng vậy, cho thấy tỷ lệ nợ quá hạn thấp là do có quy định ràng buộc ngặt nghèo và tinh thần vì nhóm khá tốt, không hoàn toàn do các hộ ăn nên làm ra, tự phấn đấu trả nợ. Trong năm, cấp ủy và chắnh quyền chưa bổ sung kịp thời danh sách hộ nghèo phát sinh làm cơ sở cho NHCSXH cho vay. Một số địa phương có tốc độ giảm nghèo nhanh, hộ đã thoát nghèo nhưng chưa đủ khả năng tài chắnh để trả nợ. Việc cho vay lồng ghép với chương trình khuyến công, khuyến nông, khuyến ngư, chuyển giao kỹ thuật, công nghệ tuy có nhiều cố gắng nhưng chưa triển khai đồng bộ làm hạn chế hiệu quả sử dụng vốn. Một số hộ vay thiếu ý thức trả nợ nhưng chưa có giải pháp hữu hiệu để thu hồi. Đây là những nguyên nhân làm phát sinh nợ quá hạn.

4.2.4.3. Đánh giá về thu nhập của NHCSXH tỉnh Thái Nguyên từ hoạt động cho vay hộ nghèo

Thu nhập là một trong những chỉ tiêu quan trọng đánh giá chất lượng cho vay. Nếu như chất lượng cho vay tốt thì những khoản cho vay sẽ thanh toán đúng hạn, nợ quá hạn ắt, góp phần to lớn vào việc nâng cao thu nhập cho Ngân hàng.

Tổng thu nhập của Ngân hàng có xu hướng tăng dần qua các năm từ 168.653 triệu đồng (năm 2014) và đạt 204.857 triệu đồng (năm 2016). Điều này chứng tỏ quy mô hoạt động của Ngân hàng ngày càng được mở rộng.

Bảng 4.11 cho thấy, thu nhập từ hoạt động cho vay hộ nghèo chiếm tỷ trọng lớn hơn 30% so với tổng thu nhập của Ngân hàng. Năm 2014 cao nhất đạt 39,1% tổng thu nhập và thấp nhất năm 2016 đạt 30,6% tổng thu nhập của Ngân hàng.

Bảng 4.11. Thu nhập từ hoạt động cho vay hộ nghèo giai đoạn 2014 - 2016

Chỉ tiêu 2014 2015 2016 So sánh (%) 2015/2014 2016/2015 Tổng thu nhập (Triệu đồng) 168.653 185.279 204.857 109,9 110,5 - Thu lãi từ các CTCV khác (Triệu đồng) 100.733 119.028 138.530 118,1 116,3 - Thu lãi từ CVHN (Triệu đồng) 65.950 63.356 62.693 96 99 - Thu khác (Triệu đồng) 1.970 2.895 3.634 146,9 125,5 Tỷ trọng thu lãi từ CVHN trên tổng thu nhập (%) 39,1 34,2 30,6

Nguồn: Báo cáo thường niên của NHCSXH (2014 -2016 Có được kết quả trên là do Ngân hàng đã tăng cường hoạt động công tác cho vay trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên, giải ngân hết kế hoạch tắn dụng đồng thời tận dụng tối ưu nguồn vốn của cấp trên chuyển về để cho vay hộ nghèo. Hơn nữa trong những năm qua phần lớn các các hộ nghèo vay vốn tại Ngân hàng đều chăn nuôi, sản xuất có hiệu quả, thu nhập cao bảo toàn được đồng vốn và trả lãi ngân hàng theo đúng thỏa thuận. Điều này chứng tỏ Ngân hàng đã chú trọng vào việc nâng cao chất lượng tắn dụng. Song bên cạnh đó còn một số hộ nghèo vay vốn của Ngân hàng hoạt động không hiệu quả dẫn tới không trả đúng hạn đầy đủ gốc và lãi làm giảm thu nhập của Ngân hàng.

Biểu đồ 4.3. Tỷ lệ về thu nhập từ cho vay hộ nghèo năm 2016

Nguồn: Chi nhánh NHCSXH tỉnh Thái Nguyên Qua biểu đồ trên kết hợp với bảng 4.11 cho thấy thu nhập từ hoạt động cho vay hộ nghèo chiếm 30,6% trong tổng thu nhập của Ngân hàng. Điều đó chứng tỏ rằng thu nhập từ cho vay hộ nghèo có xu hướng giảm dần. Do đối tượng hộ nghèo có giới hạn, Ngân hàng ngày càng mở rộng hơn nữa các đối tượng cho vay khác nhằm phát triển hoạt động tại đơn vị.

4.2.4.4. Số hộ thoát nghèo do được vay vốn Ngân hàng

Số hộ thoát nghèo bền vững, vươn lên thành hộ giàu là một trong những chỉ tiêu quan trong đánh giá việc cho vay hộ nghèo có tốt hay không.

Bảng 4.12. Số hộ thoát nghèo do được vay vốn NHCSXH giai đoạn 2014-2016 giai đoạn 2014-2016 Chỉ số 2014 2015 2016 So sánh (%) 2015/ 2014 2016/ 2015

Tổng số hộ nghèo được vay

vốn (Hộ) 13.983 8.392 10.291 60,0 122,6

Số hộ thoát nghèo nhờ vay

vốn NHCSXH(Hộ) 9.673 5.823 6.397 60,2 109,8

Tỷ lệ hộ thoát nghèo do

được vay vốn (%) 69,1 69,3 62,1

Nguồn: Chi nhánh NHCSXH tỉnh Thái Nguyên Qua bảng 4.12 ta thấy: có 9.673 hộ thoát khỏi ngưỡng nghèo trong năm 2014, năm 2015 số hộ thoát nghèo giảm 3.850 hộ tương ứng giảm 39,8% so với năm 2014, năm 2016 có 6.397 hộ thoát nghèo tăng 574 hộ so với năm 2015, trong 3 năm 2014-2016 giúp 21.893 hộ đã thoát nghèo, góp phần làm giảm tỷ lệ

69% 31%

hộ nghèo trên địa bàn xuống còn 5,82% (theo tiêu chắ mới). Nhờ nguồn vốn vay từ NHCSXH đã giúp cho 10.291 hộ thoát khỏi ngưỡng nghèo trong năm 2016, góp phần giảm tỷ lệ hộ nghèo trong toàn tỉnh 15,2% so với năm trước. Cơ cấu nguồn vốn tăng tỷ lệ thuận với số hộ thoát nghèo, thể hiện việc đầu tư tắn dụng đối với hộ nghèo đã mang lại hiệu quả nhất định.

4.2.4.5. Đánh giá chung về cho vay hộ nghèo tại Chi nhánh NHCSXH tỉnh Thái Nguyên

a. Về kết quả đạt được

Chi nhánh Ngân hàng Chắnh sách xã hội tỉnh Thái Nguyên nói chung đến 31/12/2016 có dư nợ tăng trưởng đạt tỷ lệ cao. Nhìn chung các phòng giao dịch Ngân hàng Chắnh sách xã hội cấp huyện đã chỉ đạo triển khai cơ chế chắnh sách cho vay ưu đãi hộ nghèo của Chắnh phủ, cơ chế nghiệp vụ và những giải pháp chỉ đạo điều hành theo quy định của ngành. Chắnh sách cho vay được sự đồng thuận, hỗ trợ tắch cực của cấp ủy và chắnh quyền địa phương. Nền kinh tế của tỉnh, trong thời gian vừa qua, tăng trưởng với tốc độ khá cao, đời sống của phần lớn người dân đã được nâng cao nhưng một bộ phận không nhỏ hộ dân đang đương đầu với nhiều khó khăn do sự phân hóa giàu nghèo. Những hộ này khó có thể tiếp cận nguồn vốn từ các ngân hàng thương mại để thực hiện các dự án của mình. Chắnh sách cho vay đáp ứng được nhu cầu bức xúc về vốn của người dân, được nhân dân đồng tình ủng hộ, củng cố niềm tin của họ vào sự lãnh đạo của Đảng. Từ nguồn vốn vay các chương trình tắn dụng ưu đãi, hộ nghèo và các đối tượng chắnh sách phát triển sản xuất kinh doanh, tăng thu nhập, cải thiện cuộc sống, góp phần phát triển kinh tế, ổn định xã hội tại địa phương. Hoàn thành tốt các chỉ tiêu kế hoạch cho vay, huy động vốn, khoán tài chắnh và các nhiệm vụ được Hội sở chắnh và tỉnh giao. Chất lượng cho vay có sự chuyển biến tắch cực, vốn đến đúng đối tượng thụ hưởng, tỷ lệ nợ quá hạn dưới mức quy định. Cấp ủy, chắnh quyền các cấp quan tâm đến công tác lãnh đạo, chỉ đạo đối với chắnh sách cho vay. Các đoàn thể thực hiện tốt các nhiệm vụ ủy thác, công tác tuyên truyền đi vào chiều sâu, hộ vay có ý thức trả nợ, tự nguyện gởi tiết kiệm.

Tham mưu UBND tỉnh: có văn bản chấp thuận trắch ngân sách tỉnh bổ sung nguồn vốn cho NHCSXH; điều tra, bổ sung hộ nghèo, hộ cận nghèo phát sinh trong năm theo văn bản 5889/VPCP-KTTH ngày 1/8/2011 của Văn phòng Chắnh phủ; dự thảo văn bản chỉ đạo thực hiện Chỉ thị 40-CT/TW về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với tắn dụng chắnh sách xã hội.

Thành lập tổ chỉ đạo thu hồi nợ tại các Phòng giao dịch có chất lượng tắn dụng thấp. Thực hiện có hiệu quả Đề án củng cố và nâng cao chất lượng cho vay. Công tác phối hợp với cấp ủy, chắnh quyền, cấp hội các cấp ngày càng chặt chẽ và đi vào chiều sâu. Các xã thành lập Tổ đôn đốc thu hồi nợ, tiến hành phân tắch, đánh giá thực trạng nợ quá hạn và xây dựng giải pháp thu hồi nợ đối với từng hộ. Các cấp Hội thành lập Ban chỉ đạo, xây dựng kế hoạch thực hiện Đề án với các chỉ tiêu cụ thể. Trong quá trình thực hiện có nhiều giải pháp sáng tạo, hiệu quả trong xử lý nợ quá hạn.

Việc ra đời NHCSXH là một chủ trương sáng suốt, phù hợp với ý Đảng lòng dân. Do đó đã nhận được sự ủng hộ nhiệt tình của cấp uỷ Đảng và chắnh quyền các cấp. Kết quả sau 13 năm hoạt động, Ngân hàng đã tạo được lòng tin và ấn tượng tốt đẹp trong nhân dân, đặc biệt là nông dân nghèo.

Hoạt động cho vay hộ nghèo đã góp phần tạo công ăn việc làm cho hàng ngàn người lao động, phát huy tiềm lực, đất đai ngành nghề, tạo điều kiện sản xuất, đẩy lùi nạn cho vay nặng lãi, tình trạng bán lúa non và cầm cố ruộng đất ở nông thôn, đời sống dân nghèo được cải thiện góp phần ổn định kinh tế, chắnh trị, xã hội của tỉnh.

Thực hiện kênh tắn dụng hộ nghèo đã thể hiện tắnh nhân văn, nhân ái và trách nhiệm của cộng đồng đối với người nghèo, góp phần củng cố khối liên minh công nông và thể hiện bản chất tốt đẹp của chế độ Chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam.

Thực hiện tốt dịch vụ cho vay đối với hộ nghèo đã góp phần thực hiện tốt mục tiêu XĐGN, một chắnh sách lớn của Đảng và Nhà nước ta hiện nay. Nâng cao uy tắn và vị thế của NHCSXH, nâng cao vai trò kiểm tra, kiểm soát thông qua điều hành của Ban đại diện HĐQT các cấp ở địa phương, qua bình xét đối tượng được vay vốn của các tổ chức chắnh trị xã hội, từng bước mở rộng tắnh công khai, dân chủ và tắnh nhân dân sâu sắc trong hoạt động tắn dụng ngân hàng.

Về phắa các tổ chức chắnh trị xã hội: Thông qua việc nhận uỷ thác cho vay bán phần với NHCSXH, các tổ chức này đã tập hợp được nhiều hội viên hơn, tổ chức hội không ngừng được củng cố, chất lượng hoạt động của các tổ chức hội phong phú hơn, gắn kết giữa hội viên với hội viên, giữa hội viên với từng cấp hội.

Tóm lại, từ thực tiễn cho thấy chắnh sách tắn dụng ưu đãi đối với hộ nghèo có hiệu quả thiết thực, góp phần ổn định và phát triển nền kinh tế xã hội, khẳng định chủ trương đúng đắn của Đảng và Nhà nước về Chương trình mục tiêu Quốc gia xoá đói giảm nghèo.

Với những kết qủa đạt được có thể nói rằng chất lượng tắn dụng của Ngân hàng đang dần được nâng cao qua từng năm. Đó là sự phát huy sức mạnh tổng hợp của toàn Ngân hàng, thực hiện tốt các quy định của NHCSXH Việt Nam cũng như Ngân hàng Nhà nước.

b. Những hạn chế

Bên cạnh những kết quả đạt được, cho vay hộ nghèo tại Ngân hàng còn tồn tại một số hạn chế cần được khắc phục, đó là:

Thứ nhất, NHCSXH tỉnh Thái Nguyên đã thực hiện đúng quy trình cho vay đối với người nghèo tuy nhiên khâu xác định đối tượng hộ nghèo vay vốn còn thiếu tắnh chắnh xác làm ảnh hướng tới kết quả cho vay đối với người nghèo của Ngân hàng. Theo quy định về cho vay đối với người nghèo thì đối tượng vay vốn phải là hộ nghèo thiếu vốn sản xuất nhưng việc lập danh sách hộ nghèo vay vốn ở địa phương do cộng đồng dân cư thực hiện, được Ban XĐGN xã bình xét nên phụ thuộc rất nhiều vào từng cơ sở. Nhiều địa phương việc xét chọn đối tượng vay vốn chỉ là việc lập danh sách hộ nghèo không có sự chọn lọc, vì thế trong danh sách xét duyệt do địa phương đưa lên có nhiều đối tượng không đủ điều kiện vay vốn.

Thứ hai, về định kỳ hạn cho vay hộ nghèo của Ngân hàng chưa hợp lý. Ngân hàng chủ yếu cho hộ nghèo vay vốn với kỳ hạn 36 tháng để đầu tư vào chăn nuôi, trồng trọt và làm nghề truyền thống chưa phù hợp với chu kỳ sản xuất

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá kết quả cho vay đối với hộ nghèo tại chi nhánh ngân hàng chính sách xã hội tỉnh thái nguyên (Trang 77 - 88)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(124 trang)