Hỗ trợ xây dựng mô hình trình diễn kỹ thuật, chuyển giao công nghệ và

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp đẩy mạnh các hoạt động khuyến công trên địa bàn tỉnh phú thọ (Trang 54 - 61)

PHẦN 4 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

4.1. THỰC TRẠNG CÁC HOẠT ĐỘNG KHUYẾN CÔNG TRÊN ĐỊA

4.1.1. Hỗ trợ xây dựng mô hình trình diễn kỹ thuật, chuyển giao công nghệ và

và tiến bộ khoa học kỹ thuật

* Các nội dung chính được thực hiện

- Khảo sát xây dựng danh mục mô hình TDKT áp dụng công nghệ mới, sản xuất sản phẩm mới, mô hình áp dụng thí điểm về sản xuất sạch hơn và danh mục các công nghệ, kết quả nghiên cứu khoa học có thể ứng dụng vào CNNT, làm cơ sở lập kế hoạch thực hiện chương trình.

- Hỗ trợ xây dựng mô hình TDKT áp dụng công nghệ mới, sản xuất sản phẩm mới:Xây dựng các mô hình trình diễn trong sản xuất CN-TTCN,“hiện đại hoá công nghệ truyền thống”; sửa chữa, sản xuất máy cơ khí, nông cụ phục vụ sản xuất, cơ khí tiêu dùng; chế biến nông sản, thực phẩm, lâm sản; sản xuất vật liệu xây dựng theo công nghệ tiến bộ, giảm thiểu ô nhiễm môi trường; chế biến sâu, tiết kiệm khoáng sản; mô hình chế biến nguyên liệu tập trung tại vùng nguyên liệu, như mây, tre, nứa, giang, sơn, sản xuất men gốm sứ, nguyên liệu giấy (băm dăm) tại các vùng xa nhà máy khó vận chuyển.

- Hỗ trợ xây dựng thí điểm các mô hình áp dụng sản xuất sạch hơn trong công nghiệp cho các cơ sở sản xuất công nghiệp trong các lĩnh vực sản xuất: Chế biến nông lâm sản, sản xuất vật liệu xây dựng, sản xuất hóa chất, sản xuất giấy và sản xuất CN-TTCN khác.

- Hỗ trợ các cơ sở chuyển giao công nghệ, ứng dụng máy móc thiết bị hiện đại, tiên tiến vào các khâu sản xuất CN-TTCN, xử lý ô nhiễm môi trường. Hỗ trợ đầu tư mới, đầu tư mở rộng sản xuất sản phẩm CNNT và các cơ sở đầu tư ứng dụng sản xuất sạch hơn, xây dựng hệ thống xử lý ô nhiễm môi trường… trong sản xuất sản phẩm.

-Hỗ trợ nhân rộng một số mô hình sản xuất CN-TTCN đang hoạt động có hiệu quả để các cơ sở khác học tập, cải tạo, ứng dụng vào sản xuất sản phẩm CNNT.

4.1.1.1. Kết quả hoạt động hỗ trợ xây dựng mô hình trình diễn kỹ thuật, chuyển giao công nghệ và tiến bộ khoa học kỹ thuật

Trong năm 2015 Trung tâm đã thực hiện được 5 đề án xây dựng mô hình trình diễn kỹ thuật: Sản xuất gạch không nung, sản xuất mái tôn cách nhiệt, sản xuất than hoa từ mùn cưa và phế phầm lầm sản...Trong đó có hai mô hình nổi bật là: Xây dựng mô hình trình diễn kỹ thuật sản xuất mái tôn cách nhiệt Trung tâm phối hợp với Công ty TNHH Tân Hải Nam Cẩm Khê xây dựng mô hình trình diễn kỹ thuật sản xuất mái tôn cách nhiệt trên địa bàn huyện Cẩm Khê, tỉnh Phú Thọ với công suất 50,000m ² /năm; Mô hình trình diễn kỹ thuật sản xuất than hoa từ mùn cưa và phế phẩm lâm sản Trung tâm phối hợp với Công ty TNHH Thương mại Hồng Phong xây dựng mô hình trình diễn kỹ thuật sản xuất than hoa từ mùn cưa và phế phẩm lâm sản trên địa bàn huyện Thanh Ba, tỉnh Phú Thọ với công suất 1.000 tấn sản phẩm/ năm. Về cơ sở CNNT được hỗ trợ ứng dụng máy móc, thiết bị tiên tiến có tất cả 11 cơ sở được đầu tư thiết bị sản xuất tập chung vào các lĩnh vực: chế biên nông sản, chế biến hàng lâm sản và sản xuất sản phẩm cơ khí và sản xuất TTCN khác. Tổng mức kinh phí đối với hoạt động này là 2.436 triệu đồng. Tổng vốn đầu tư thu hút được 24.609 triệu đồng và Tổng số lao động có việc làm mới tạo được là 195 lao động.

Năm 2016 có tổng kinh phí thấp hơn so với so với năm 2015 chỉ được 2.310 triệu đồng tương đương 94,83%. Số lượng mô hình trình diễn được xây dựng là 1 mô hình chỉ đạt 20% so với năm 2015 do Trung tâm tập chung kinh phí cho việc hỗ trợ ứng dụng máy móc, thiết bị tiên tiến cho các cơ sở CNNT. Vì vậy hoạt động hỗ trợ máy móc tăng 9 cơ sở được đầu tư (tăng 81,82%). Tuy vậy tổng vốn đầu tư thu hút được cũng rất lớn là 10.070 triệu đồng (tương đương 40,92%) và số lao động được có việc làm mới chỉ là 20 người. Các cơ sở CNNT được hỗ trợ ứng dụng máy móc, thiết bị tiên tiến là: Hỗ trợ ứng dụng máy móc thiết bị trong sản xuất mái tôn phối hợp với Doanh nghiệp tư nhân Tôn Hoàng Hiếu, huyện Tân Sơn, tỉnh Phú Thọ hỗ trợ máy cán tole 2 tầng 11 sóng + 13 sóng laphong (máy mới 100%) trong sản xuất mái tôn; Hỗ trợ ứng dụng máy móc thiết bị trong sản xuất gỗ ván ép phối hợp với hợp tác xã sản xuất và chế biến gỗ xuất khẩu Hưng Long tại huyện Yên Lập, tỉnh Phú Thọ ứng dụng máy ép nhiệt thủy lực (mới 100%) trong sản xuất gỗ ván ép; Hỗ trợ ứng dụng máy móc thiết bị trong sản xuất mái tôn cách nhiệt Phối hợp với Công ty TNHH sản xuất thương mại phát triển Tây Bắc, tại huyện Lâm Thao, tỉnh Phú Thọ ứng dụng dây chuyền thiết bị tạo tấm lớp PU (mới 100%) trong sản xuất mái tôn cách nhiệt.

Bảng 4.1. Kết quả hoạt động hỗ trợ xây dựng mô hình trình diễn kỹ thuật, chuyển giao công nghệ và tiến bộ khoa học kỹ thuật

STT Diễn giải ĐVT 2015 2016 2017

So sánh %

2016 /2015 2017 /2016 BQ

Tổng kinh phí hoạt động đồng Tr. 2.436 2.310 3.055 94,83 132,25 111,99

1

Tổng số mô hình trình diễn kỹ thuật được xây dựng, trong đó:

hình 5 1 3 20 300 77,46

- Tổng vốn đầu tư thu hút được Tr.

đồng 24.609 10.070 51.905 40,92 515,44 145,23

- Tổng số lao động có việc làm mới tạo được

Lao

động 195 20 160 10,26 800 90,58

2 Số cơ sở công nghiệp nông thôn được hỗ

trợ ứng dụng máy móc, thiết bị tiên tiến Cơ sở 11 20 14 181,82 70 112,82

Nguồn: Trung tâm KC và TVPTCN tỉnh Phú Thọ (2018)

Tổng kinh phí cho hoạt dộng này năm 2017 là 3.055 triệu đồng tăng 32,25%. Trong đó mô hình trình diễn kỹ thuật sản xuất sạm lò dùng cho các lò đốt công nghiệp được Trung tâm phối hợp với Công ty Cổ phần Sản xuất và Phát triển Minh Anh xây dựng mô hình trình diễn kỹ thuật sản xuất sạn đầm lò dùng cho các lò đốt công nghiệp tại huyện Phù Ninh, tỉnh Phú Thọ. Ước tính mô hình có công suất 70.000 tấn/năm. Mô hình này đã được Tổ chức hội nghị trình diễn giới thiệu nhằm nhân rộng mô hình. Tổng vốn đầu tư thu hút được 51.905 triệu đồng tương đương 515,44 so với năm 2016 và số lào động có việc làm được tạo mới là 160 người. Số cơ sở công nghiệp nông thôn được hỗ trợ ứng dụng máy móc, thiết bị tiên tiến là 14 cơ sở.

4.1.1.1. Đánh giá hoạt động hỗ trợ xây dựng mô hình trình diễn kỹ thuật, chuyển giao công nghệ và tiến bộ khoa học kỹ thuật

Nghiên cứu điều tra ở các cơ sở CNNT trên địa bàn 3 huyện được chọn nghiên cứu là Huyện Đoan Hùng, Thanh Ba, Tam Nông với 120 cơ sở, doanh nghiệp và HTX được chọn ngẫu nhiên để điều tra thì có 102 cơ sở đã từng tham tham gia trực tiếp hoặc hội nghị trình diễn kỹ thuật nhắm nhân rộng mô hình nhưng năm gần đây, chiếm tỷ lệ 85% tổng cơ sở điều tra.

Bảng 4.2. Đánh giá của cơ sở CNNT về khả năng áp dụng của các mô hình trình diễn kỹ thuật

STT Diễn giải Huyện Đoan Hùng Huyện Thanh Ba Huyện Tam Nông Tổng cộng Số lượng (Cơ sở) Tỷ lệ (%) Số lượng (Cơ sở) Tỷ lệ (%) Số lượng (Cơ sở) Tỷ lệ (%) Số lượng (Cơ sở) Tỷ lệ (%) 1 Dễ áp dụng 15 37,5 12 27,3 11 30,6 38 31,7 2 Bình thường 18 45 21 47,7 17 47,2 56 46,7 3 Khó áp dụng 7 17,5 7 15,9 7 19,4 21 17,5 4 Không ý kiến 0 0 4 9,1 1 2,8 5 4,1 Tính chung 40 33,3 44 36,7 36 30 120 100

Nguồn: Số liệu điều tra (2018) Số liệu bảng 4.2 là kết quả đánh giá của các cơ sở CNNT được điều tra về khả năng áp dụng mô hình trình diễn cho thấy:

- Tại huyện Đoan Hùng với 40 cơ sở được chọn làm điều tra. Kết quả cho ta thấy, có 15 cơ sở, chiếm tỷ lệ 37,5% đánh giá là mô hình trình diễn dễ áp dụng; có 18 cơ sở chiếm tỷ lệ 45% đánh giá là mô hình trình diễn là bình thường; có 7 cơ sở cho đánh giá là mô hình trình diễn khó áp dụng, chiếm tỷ lệ 16%.

- Tại huyện Thanh Ba với 44 cơ sở được chọn làm điều tra. Kết quả cho ta thấy, có 12 cơ sở, chiếm tỷ lệ 27,3% đánh giá là mô hình trình diễn dễ áp dụng; có 21 cơ sở chiếm tỷ lệ 47,7% đánh giá là mô hình trình diễn là bình thường; có 7 cơ sở cho đánh giá là mô hình trình diễn khó áp dụng, chiếm tỷ lệ 15,9% và 4 cơ sở không có ý kiến đánh giá chiếm 9,1%.

- Tại huyện Tam Nông với 36 cơ sở được chọn làm điều tra. Kết quả cho ta thấy, có 11 cơ sở, chiếm tỷ lệ 30,6% đánh giá là mô hình trình diễn dễ áp dụng; có 17 cơ sở chiếm tỷ lệ 47,2% đánh giá là mô hình trình diễn là bình thường; có 7 cơ sở cho đánh giá là mô hình trình diễn khó áp dụng, chiếm tỷ lệ 19,4% và 1 cơ sở không có ý kiến đánh giá chiếm 2,8%.

- Như vậy, với 120 phiếu điều tra có tham gia vào xây dụng mô hình trình diễn kỹ thuật trong thời gian gần đây thì đã có 38 cơ sở, chiếm tỷ lệ 31,7% đánh giá là mô hình trình diễn dễ áp dụng; có 56 cơ sở chiếm tỷ lệ 46,7% đánh giá là mô hình trình diễn là bình thường; có 21 cơ sở cho đánh giá là mô hình trình diễn khó áp dụng, chiếm tỷ lệ 15,5% và 5 cơ sở không có ý kiến đánh giá chiếm 4,1%.

Bảng 4.3. Đánh giá của cơ sở CNNT về hiệu quả của các mô hình trình diễn kỹ thuật

STT Diễn giải Huyện Đoan Hùng Huyện Thanh Ba Huyện Tam Nông Tổng cộng Số lượng (Cơ sở) Tỷ lệ (%) Số lượng (Cơ sở) Tỷ lệ (%) Số lượng (Cơ sở) Tỷ lệ (%) Số lượng (Cơ sở) Tỷ lệ (%) 1 Rất hiệu quả 9 22,5 12 27,3 6 16,7 27 22,5 2 Hiệu quả 24 60 21 47,7 20 55,6 65 54,2 3 Chưa hiệu quả 5 12,5 7 15,9 7 19,4 19 15,8 4 Không ý kiến 2 5 4 9,1 3 8,3 9 7,5 Tính chung 40 33,3 44 36,7 36 30 120 100

- Tại huyện Đoan Hùng với 40 cơ sở được chọn làm điều tra. Kết quả cho ta thấy, có 9 cơ sở, chiếm tỷ lệ 22,5% đánh giá là mô hình trình diễn rất hiệu quả; có 24 cơ sở chiếm tỷ lệ 60% đánh giá là mô hình trình diễn là hiệu quả; có 5 cơ sở cho đánh giá là mô hình trình diễn chưa hiệu quả, chiếm tỷ lệ 16% và 2 cơ sở không đưa ra ý kiến đánh giá chiếm 5%.

- Tại huyện Thanh Ba với 44 cơ sở được chọn làm điều tra. Kết quả cho ta thấy, có 12 cơ sở, chiếm tỷ lệ 27,3% đánh giá là mô hình trình diễn rất hiệu quả; có 21 cơ sở chiếm tỷ lệ 47,7% đánh giá là mô hình trình diễn là hiệu quả; có 7 cơ sở cho đánh giá là mô hình trình diễn chưa hiệu quả, chiếm tỷ lệ 15,9% và 4 cơ sở không đưa ra ý kiến đánh giá chiếm 9,1%.

- Tại huyện Tam Nông với 36 cơ sở được chọn làm điều tra. Kết quả cho ta thấy, có 6 cơ sở, chiếm tỷ lệ 16,7% đánh giá là mô hình trình diễn rất hiệu quả; có 20 cơ sở chiếm tỷ lệ 55,6% đánh giá là mô hình trình diễn là hiệu quả; có 7 cơ sở cho đánh giá là mô hình trình diễn chưa hiệu quả, chiếm tỷ lệ 19,4% và 3 cơ sở không đưa ra ý kiến đánh giá chiếm 8,3%.

- Vậy, với các ý kiến đánh giá ở mức độ áp dụng và hiệu quả của các cơ sở đối với mô hình trình diễn kỹ thuật: dễ áp dụng và bình thường chiếm tỷ lệ chung 78,4%, rất hiệu quả và hiệu quả chiếm tỷ lệ chung là 76,7% cho thấy việc xây dựng mô hình trình diễn kỹ thuật đã được các cơ sở CNNT đánh giá rất cao.

- Một số ý kiến đã cho rằng, với các cơ sở sản xuất kinh doanh CNNT nhỏ trong huyện để họ có thể tham gia vào được các hoạt động hỗ trợ ứng dụng máy móc, thiết bị tiên tiến của các mô hình trình diễn kỹ thuật thì cần phải nâng cao mức độ hỗ trợ hơn nữa, có thể hỗ trợ họ 100% về lãi suất vốn.

Bảng 4.4. Đánh giá chính sách đầu tư xây dựng mô hình trình diễn kỹ thuật

STT Diễn giải Số lượng (Người) Tỷ lệ (%)

1 Tổng 120 100

2 Phù hợp 15 12,5

3 Tương đối phù hợp 61 50,8

4 Chưa phù hợp 39 32,5

5 Không ý kiến 5 4,2

Kết quả điều tra ở bảng 4.4 cho thấy: có 15 ý kiến đánh giá cho rằng chính sách đầu tư xây dựng mô hình trình diễn kỹ thuật là phù hợp, chiếm tỉ lệ 12,5%; Có 61 ý kiến đánh giá cho là chính sách đầu tư xây dựng mô hình mới chỉ tương đối phù hợp, chiếm tỷ lệ 50,8%, với 39 ý kiến đánh cho là đầu tư xây dựng mô hình như thế là chưa phù hợp, chiếm tỷ lệ 32,5% và có 5 cơ sở điều tra đã không đưa ra ý kiến đánh giá về nội dung này.

Với một mô hình trình diễn ký thuật thành công, việc tổ chức hội nghị trình diễn và chuyển giao công nghệ và tiến bộ khoa học kỹ thuật nhằm nhận rộng mô hình sản xuất là một việc rất cần thiết. Kết quả khảo sát về chính sách đầu tư nhân rộng mô hình ở địa phương, các ý kiến cho rằng:

- Nhiểu cơ sở cho rằng việc tổ chức hội nghị để giúp nhân rộng mô hình là công việc của khuyến công nên họ rất ít quan tâm, hơn nữa ngân sách của địa phương còn hạn hẹp nên chưa thể thực hiện tốt.

- Có cơ sở cho rằng họ cần phải được hỗ trợ thêm về tập huấn và vật tư để nhân rộng mô hình.

- Đã có những mô hình trình diễn thể hiện được tính hiệu quả nhưng do chính sách nhân rộng mô hình chưa có hoặc chưa đủ để phát triển. Vì vậy, cần có chính sách hỗ trợ kinh phí cho nhân rộng mô hình.

- Hàng năm, ngân sách Nhà nước cần cấp thêm kinh phí cho khuyến công để họ thực hiện nhân rộng mô hình.

Bảng 4.5. Đánh giá chính sách hỗ trợ nhân rộng mô hình trình diễn kỹ thuật

STT Diễn giải Số lượng (Người) Tỷ lệ (%)

1 Tổng 120 100

2 Có 14 11,7

3 Chưa có 64 53,3

4 Có nhưng chưa đủ để phát triển 38 31,7

5 Không ý kiến 4 3,3

Nguồn: Số liệu điều tra (2018)

Số liệu bảng 4.5 thể hiện đánh giá của cơ sở CNNT được điều tra về chính sách hỗ trợ nhân rộng mô hình trình diễn kỹ thuật ở địa phương và cụm công nghiệp. Kết quả cho thấy 14 ý kiến cho thấy địa phương và cụm công nghiệp đã

có chính sách hỗ trợ nhân rộng mô hình, chiếm 11,7%; có 64 ý kiến cho thấy địa phương và cum công nghiệp chưa có chính sách hỗ trợ nhân rộng mô hình, chiếm tỷ lệ 53,3%; %; có 38 ý kiến cho thấy địa phương và cụm công nghiệp có nhưng chưa đủ để phát triển công tác hỗ trợ nhân rộng mô hình, chiếm tỷ lệ 31,7% và có 4 cơ sở được hỏi đã không đưa ra ý kiến về nội dung này.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp đẩy mạnh các hoạt động khuyến công trên địa bàn tỉnh phú thọ (Trang 54 - 61)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(108 trang)