Căn cứ đề xuất các giải pháp đẩy mạnh các hoạt động khuyến công trên

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp đẩy mạnh các hoạt động khuyến công trên địa bàn tỉnh phú thọ (Trang 84 - 86)

PHẦN 4 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

4.3.1.Căn cứ đề xuất các giải pháp đẩy mạnh các hoạt động khuyến công trên

4.3. MỘT SỐ GIẢI PHÁP ĐẨY MẠNH HOẠT ĐỘNG KHUYẾN CÔNG

4.3.1.Căn cứ đề xuất các giải pháp đẩy mạnh các hoạt động khuyến công trên

trên địa bàn tỉnh Phú Thọ

4.3.1.1. Định hướng của hoạt động khuyến công

- Xây dựng các đề án trọng tâm, trọng điểm về công tác đào tạo nghề, truyền nghề cho lao động khu vực nông thôn, gắn liền nhu cầu sử dụng tại chỗ của cơ sở, doanh nghiệp, gắn với lợi thế của địa phương, có khả năng nhân rộng và phát triển.

- Ưu tiên hỗ trợ kinh phí cho các cơ sở công nghiệp nông thôn có năng lực đầu tư xây dựng cơ sở sản xuất làm mô hình trình diễn quy trình sản xuất mới, sản phẩm mới để phổ biến, nhân rộng; chuyển giao, ứng dụng máy móc thiết bị tiên tiến vào các khâu sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và xử lý ô nhiễm môi trường.

- Tiếp tục tổ chức các lớp đào tạo khởi sự doanh nghiệp công nghiệp nông thôn gắn với việc tư vấn, hỗ trợ xây dựng các dự án, kế hoạch kinh doanh khả thi, từ đó lựa chọn để hỗ trợ thành lập doanh nghiệp nhằm phát triển số lượng doanh nghiệp công nghiệp nông thôn; các lớp đào tạo, tập huấn, hội thảo, nâng cao năng lực quản lý, trang bị kiến thức, cung cấp thông tin cho cơ sở công nghiệp nông thôn.

- Đẩy mạnh hoạt động tư vấn phát triển công nghiệp, tư vấn khuyến công theo chức năng, nhiệm vụ được giao; các nội dung xây dựng và quảng bá thương hiệu sản phẩm.

- Hỗ trợ kinh phí để nâng cao năng lực quản lý và tổ chức thực hiện các hoạt động khuyến công của đội ngũ cán bộ khuyến công từ tỉnh đến cơ sở, tiến tới hình thành mạng lưới khuyến công viên, công tác viên cấp huyện, xã.

- Xây dựng và thực hiện các đề án khuyến công điểm có phối hợp giữa Trung ương và tỉnh, giữa các ngành, tổ chức có liên quan và doanh nghiệp trong tỉnh nhằm phát triển những sản phẩm, ngành nghề có tiềm năng, lợi thế.

4.3.1.2. Mục tiêu khuyến công của tỉnh Phú Thọ đến năm 2020

- Tiếp tực nâng cao chất lượng, hiệu quả của hoạt động khuyến công theo tinh thần Nghị định 45/2012/NĐ-CP.

- Đẩy mạnh phát triển CNNT tăng trưởng cao hơn tăng trưởng bình quân của ngành công nghiệp tỉnh Phú Thọ; CNNT tăng trưởng bình quân 15%/năm.

Đến năm 2020 giá trị sản xuất CNNT (theo giá năm 2010) đạt khoảng 20.000 tỷ đồng; tăng tỷ trọng công nghiệp chế biến sâu, có hàm lượng công nghệ cao, có giá trị gia tăng cao của các sản phẩm nông - lâm - thủy sản; chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động ở khu vực nông thôn theo hướng CNH, HĐH.

- Đến năm 2020, đào tạo khoảng 15.000 lao động cho các cơ sở CNNT; hỗ trợ khoảng 7.000 học viên tham gia các khóa bồi dưỡng kiến thức về khởi sự doanh nghiệp, nâng cao năng lực quản lý và nâng cao nhận thức về lợi ích của việc áp dụng sản xuất sạch hơn trong công nghiệp; hỗ trợ xây dựng 20 mô hình trình diễn kỹ thuật áp dụng công nghệ mới, sản xuất sản phẩm mới; hỗ trợ 120 cơ sở CNNT đầu tư mới, đầu tư mở rộng quy mô, đổi mới công nghệ, ứng dụng máy móc thiết bị hiện đại vào sản xuất sản phẩm; hỗ trợ lập quy hoạch chi tiết, đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng và sửa chữa, nâng cấp hệ thống xử lý chất thải chung cho 15 cụm công nghiệp.

- Thông tin tuyên truyền sâu rộng trên nhiều phương tiện thông tin đại chúng về hoạt động khuyến công, đặc biệt là nhận thức về lợi ích áp dụng sản xuất sạch hơn trong công nghiệp, góp phần tăng số lượng các cơ sở sản xuất công nghiệp nhận thức được lợi ích của việc áp dụng sản xuất sạch hơn trong công nghiệp; hỗ trợ một số cơ sở sản xuất công nghiệp áp dụng sản xuất sạch hơn trong sản xuất sản phẩm.

- Hoàn thiện quy trình quản lý và nâng cao năng lực tổ chức thực hiện hoạt động khuyến công các cấp.

* Mục tiêu cụ thể

- Khảo sát lập kế hoạch đào tạo nghề ở cấp tỉnh và các huyện, thành, thị. Tổ chức đào tạo nghề, truyền nghề cho lao động mới, đào tạo nâng cao tay nghề và khôi phục nghề cho 15.000 lao động.

- Tổ chức đào tạo, bồi dưỡng kiến thức khởi sự doanh nghiệp, nâng cao năng lực quản lý cho 4.000 học viên; bồi dưỡng kiến thức nâng cao nhận thức về lợi ích của sản xuất sạch hơn cho 3.000 học viên; đào tạo 30 cán bộ tư vấn, thực hiện chương trình. Tổ chức 20 cuộc hội thảo, diễn đàn, tổ chức 42 đoàn tham quan khảo sát học tập kinh nghiệm. Hỗ trợ thành lập 250 doanh nghiệp sản xuất CN-TTCN.

- Xây dựng được danh mục mô hình trình diễn kỹ thuật áp dụng công nghệ mới, sản xuất sản phẩm mới và danh mục ứng dụng công nghệ, máy móc thiết bị hiện đại vào CNNT. Xây dựng 20 mô hình TDKT, nhân rộng 15 mô hình

đang sản xuất có hiệu quả cao; hỗ trợ xây dựng 5 mô hình thí điểm về áp dụng sản xuất sạch hơn và hỗ trợ 120 cơ sở ứng dụng máy móc thiết bị hiện đại, đầu tư mới, đầu tư mở rộng sản xuất.

- Hỗ trợ xây dựng, đăng ký thương hiệu sản phẩm cho 30 sản phẩm. Số sản phẩm CNNT được hỗ trợ bình chọn sản phẩm CNNT tiêu biểu cấp khu vực, quốc gia 10 sản phẩm. Tổ chức 3 hội chợ triển lãm cấp khu vực. Hỗ trợ 20 lần tham gia hội chợ triển lãm trong khu vực với khoảng 400 lượt sản phẩm được trưng bày, giới thiệu. Xây dựng 01 phòng trưng bày giới thiệu sản phẩm công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp. Các huyện, thành, thị mỗi năm 1 lần tham gia hội chợ, triển lãm.

- Hỗ trợ tư vấn về Khuyến công, tiết kiệm năng lượng và sản xuất sạch hơn cho khoảng 50 doanh nghiệp; hỗ trợ lập báo cáo kiểm toán năng lượng, đánh giá sản xuất sạch hơn cho 100 doanh nghiệp và đầu tư nâng cao năng lực hoạt động cho 01 điểm tư vấn khuyến công.

- Duy trì phát triển cơ sở dữ liệu CNNT; xây dựng, phát sóng 96 chuyên mục truyền hình về khuyến công; 96 chuyên đề trên báo; in ấn, phát hành 105 bản tin khuyến công và ấn phẩm tuyên truyền khác. Thực hiện các chương trình thông tin tuyên truyền về công nghiệp, thương mại và hoạt động khuyến công, SXSH trên các phương tiện thông tin đại chúng ở các cấp.

- Hỗ trợ lập quy hoạch chi tiết và đầu tư xây dựng hạ tầng cho 5 cụm CN- TTCN. Hỗ trợ lãi suất vốn vay cho 10 cơ sở CNNT gây ô nhiễm môi trường di dời vào các khu, cụm công nghiệp; hỗ trợ sửa chữa, nâng cấp hệ thống xử lý ô nhiễm môi trường cho 5 Cụm công nghiệp và 15 cơ sở CNNT.

- Tổ chức 2 đoàn thăm quan, học tập kinh nghiệm quản lý ở nước ngoài và cử cán bộ tham gia các đề án hợp tác quốc tế.

- Tăng cường cơ sở vật chất kỹ thuật, nâng cao năng lực quản lý và khả năng hoạt động khuyến công cho Trung tâm Khuyến công, Tư vấn và Tiết kiệm năng lượng. Đào tạo, bồi dưỡng nâng cao năng lực quản lý về khuyến công cho 500 học viên.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp đẩy mạnh các hoạt động khuyến công trên địa bàn tỉnh phú thọ (Trang 84 - 86)