Thực tiễn các hoạt động khuyến công ở Việt Nam

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp đẩy mạnh các hoạt động khuyến công trên địa bàn tỉnh phú thọ (Trang 33 - 38)

PHẦN 1 MỞ ĐẦU

2.2. CƠ SỞ THỰC TIỄN CÁC HOẠT ĐỘNG KHUYẾN CÔNG Ở VIỆT

2.2.2. Thực tiễn các hoạt động khuyến công ở Việt Nam

2.2.2.1. Cả nước

Theo báo cáo hội nghị khuyến công vùng phía bắc 2018, Tổng kế hoạch kinh phí khuyến công năm 2017 của cả nước là 259.495,36 triệu đồng; tổng kinh phí thực hiện 238.903,44 triệu đồng. Trong đó: Kinh phí khuyến công quốc gia

được phê duyệt là 111.350 triệu đồng (thực hiện 104.314,63 triệu đồng, đạt 93,68% so với số kinh phí đã giao); Kế hoạch kinh phí khuyến công địa phương là 148.145,36 triệu đồng, thực hiện 134.588,81 triệu đồng, đạt 90,85% so với kế hoạch (Cục Công nghiệp địa phương, 2018).

Kết quả thực hiện các đề án KCQG:

+ Hỗ trợ đào tạo nghề, truyền nghề và nâng cao tay nghề: Công tác đào tạo nghề cho người lao động được quan tâm đầu tư đúng mức giúp người lao động ổn định công việc và thu nhập. Số lượng các cơ sở CNNT có nhu cầu đổi mới sản phẩm, mở rộng sản xuất cần tuyển thêm lao động nhiều. Tổ chức đào tạo nghề cho 1.660 lao động với kinh phí 2.860,59 triệu đồng, chiếm 2,74% tổng kinh phí thực hiện. Tỷ lệ lao động có việc làm sau đào tạo trung bình đạt trên 90%.

+ Hỗ trợ nâng cao năng lực quản lý cho các cơ sở CNNT: Đào tạo 2.820 lượt người về khởi sự và nâng cao năng lực quản lý cho cán bộ quản lý, điều hành tại các cơ sở CNNT, với tổng kinh phí hỗ trợ từ nguồn khuyến công quốc gia là 5.619,66 triệu đồng, chiếm 5,38% tổng kinh phí KCQG (Cục Công nghiệp địa phương, 2018).

+ Về hỗ trợ xây dựng mô hình trình diễn kỹ thuật, chuyển giao công nghệ và tiến bộ khoa học kỹ thuật: Chương trình đã thu hút một lượng lớn vốn đối ứng của doanh nghiệp, cơ sở CNNT trong việc đầu tư máy móc thiết bị tiên tiến vào sản xuất nhằm tạo ra sản phẩm ngày càng có chất lượng cao, giảm dần cách tổ chức sản xuất tự phát, manh mún và kém hiệu quả chuyển dần từ sản xuất thủ công, bán thủ công, sang đầu tư máy móc, công nghệ hiện đại. Năm 2017 hỗ trợ xây dựng mô hình trình diễn kỹ thuật để phổ biến công nghệ mới, sản xuất sản phẩm mới cho 39 mô hình của các doanh nghiệp, cơ sở CNNT với kinh phí hỗ trợ là 16.686,1 triệu đồng, chiếm 15,99% tổng kế hoạch kinh phí KCQG.

+ Hỗ trợ ứng dụng máy móc thiết bị hiện đại vào các khâu sản xuất, xử lý ô nhiễm môi trường cho hơn 161 cơ sở CNNT để nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm, hiệu quả sử dụng nguyên liệu, nhiên liệu; giảm thiểu ô nhiễm môi trường hoặc tạo ra sản phẩm mới so với máy móc thiết bị cơ sở sản xuất đang sử dụng với kinh phí 33.496,25 triệu đồng, chiếm 32,11% tổng kế hoạch kinh phí KCQG.

+ Hỗ trợ đánh giá sản xuất sạch hơn cho 05 cơ sở CNNT với tổng kinh phí 250 triệu đồng.

+ Hỗ trợ phát triển sản phẩm CNNT tiêu biểu: Tổng kinh phí hỗ trợ từ nguồn KCQG là 23.786,49 triệu đồng chiếm 22,81% hỗ trợ cho các nội dung: Hỗ trợ kinh phí thuê hơn 2.260 gian hàng cho hơn 926 lượt cơ sở CNNT tham gia 10 Hội chợ Công nghiệp - Thương mại trong nước với kinh phí 14.918,99 triệu đồng; Hỗ trợ 85 gian hàng với kinh phí 7.730 triệu đồng cho các cơ sở CNNT tham gia 03 hội chợ tại nước ngoài (Đức, Hồng Kông, Trung Quốc) tạo điều kiện cho các địa phương quảng bá, giới thiệu rộng rãi về tiềm năng thế mạnh, thúc đẩy xúc tiến đầu tư, xúc tiến thương mại và du lịch. Năm 2017 Bộ Công Thương tổ chức bình chọn sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu cấp quốc gia với kinh phí tổ chức là 1.137,5 triệu đồng kết quả lựa chọn được 102 sản phẩm CNNT tiêu biểu cấp quốc gia có chất lượng, có tiềm năng phát triển sản xuất, mở rộng thị trường.

+ Hỗ trợ tư vấn, trợ giúp các cơ sở CNNT: Hỗ trợ thành lập được 60 doanh nghiệp sản xuất tại địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn và đặc biệt khó khăn với kinh phí thực hiện là 555,1 triệu đồng, chiếm 0,53% tổng kế hoạch kinh phí KCQG (Cục Công nghiệp địa phương, 2018).

+ Hỗ trợ cung cấp thông tin về các chính sách phát triển công nghiệp, khuyến công: Kinh phí thực hiện là 3.699,24 triệu đồng chiếm 3,54% tổng kế hoạch kinh phí KCQG. Công tác thông tin tuyên truyền được duy trì và ngày càng nâng cao về chất lượng; định kỳ hàng tháng xuất bản được 1.200 cuốn Bản tin Khuyến công; Tổ chức thông tin tuyên truyền về hoạt động Khuyến công và CNNT trên các ấn phẩm của Báo Công Thương, Báo Công Thương điện tử, chuyên đề đối ngoại Vietnam Economic News và trang điện tử www.ven.vn; Tạp chí Doanh nghiệp và Thương mại, Báo Thương hiệu và Công luận, Thông tấn xã Việt Nam, Tạp chí Công nghiệp và Tiêu dùng (Cục Công nghiệp địa phương, 2018).

Cục CNĐP tiếp tục phối hợp với Đài Truyền hình Việt Nam sản xuất, phát sóng các chương trình truyền hình và phát thanh về công nghiệp địa phương, chương trình thu hút được sự quan tâm, chú ý của khán giả, nhất là đối với các doanh nghiêp, các hợp tác xã, làng nghề, các hộ tiểu thủ công nghiệp… góp phần thúc đẩy phát triển sản xuất công nghiệp ở khu vực nông thôn.

+ Hỗ trợ liên doanh, liên kết hợp tác kinh tế và phát triển các cụm công nghiệp. Hỗ trợ đầu tư hạ tầng và lập quy hoạch chi tiết cụm công nghiệp với tổng

kinh phí 13.140 triệu đồng, chiếm 12,6% tổng kế hoạch kinh phí KCQG. Cụ thể: Hỗ trợ đầu tư hạ tầng cho 04 cụm công nghiệp và hỗ trợ lập quy hoạch chi tiết cho 07 cụm công nghiệp với tổng kinh phí 12.540 triệu đồng; hỗ trợ nâng cấp hệ thống xử lý ô nhiễm môi trường tại 02 cơ sở CNNT với kinh phí là 600 triệu đồng (Cục Công nghiệp địa phương, 2018).

+ Hợp tác quốc tế về khuyến công: Tổ chức 2 đoàn công tác học tập, nghiên cứu chính sách phát triển công nghiệp địa phương tại các nước: Nhật Bản, Ấn Độ cho 22 cán bộ Cục CTĐP, đại diện Lãnh đạo Sở Công Thương, Trung tâm khuyến công và đại diện cơ sở CNNT một số tỉnh, thành phố. Kinh phí KCQG hỗ trợ cho nội dung này là 1.497 triệu đồng, chiếm 1,44% tổng kế hoạch kinh phí KCQG.

+ Hỗ trợ nâng cao năng lực quản lý và tổ chức thực hiện các hoạt động khuyến công với kinh phí thực hiện là 2.973,2 triệu đồng chiếm 2,85% tổng kế hoạch kinh phí KCQG, trong đó: Tổ chức 03 Hội nghị khuyến công vùng tại Phú Thọ, Thừa Thiên Huế và Thành phố Hồ Chí Minh cho 550 đại biểu; Tổ chức 02 hội nghị tập huấn về cơ chế, chính sách phát triển cụm công nghiệp cho 400 đại biểu. Tổ chức được 02 Hội thảo tại khu vực phía Bắc và phía Nam để lấy ý kiến góp ý của các địa phương và các đơn vị có liên quan về việc sửa đổi bổ sung một số văn bản quy phạm pháp luật về khuyến công (Cục Công nghiệp địa phương, 2018).

Công tác kiểm tra giám sát, hướng dẫn tổ chức thường xuyên được Cục CNĐP duy trì tốt. Cục đã tổ chức được các đoàn kiểm tra, hướng dẫn thực hiện hoạt động khuyến công tại 03 miền: Bắc, Trung, Nam....

2.2.2.2. Hà Nội

Nguồn kinh phí hoạt động khuyến công của Hà Nội chủ yếu là KCĐP. Năm 2017, kinh phí KCQG là 532 triệu đồng chủ yếu tập chung vào đào tạo nghề.

Kinh phí KCĐP năm 2017 là 25.000 triệu đồng với các hoạt động chính: - Tổ chức khai giảng 40 lớp truyền nghề, nhân cấy nghề cho 1.400 lao động nông thôn, đang triển khai dạy và học, dự kiến tháng 11 bế giảng, nghiệm thu các lớp học.

- Triển khai hội chợ quốc tế Quà tặng hàng thủ công mỹ nghệ Hà Nội năm 2017 với gần 190 doanh nghiệp của gần 20 tỉnh, thành phố trong nước đăng ký trên 500 gian hàng hội chợ.

- Tổ chức và hỗ trợ 34 doanh nghiệp, cơ sở CNNT tham gia hội chợ trong và ngoài nước, trong đó 10 doanh nghiệp tham gia hội chợ quốc tế chuyên ngành thủ công mỹ nghê tại TP Hồ Chí Minh, 09 doanh nghiệp tham gia Hội chợ quốc tế thủ công mỹ nghệ, trang trí nội thất tại Singapore, 09 doanh nghiệp tham gia Hội chợ quốc tế thủ công mỹ nghệ tại Cộng hòa liên bang Đức, 06 doanh nghiệp, cơ sở sản xuất CNNT tham gia hội chợ tại Huế. Kết thúc các hội chợ quốc tế, 100% các doanh nghiệp tìm kiếm được từ 3-5 khách hàng tiềm năng, một số doanh nghiệp ký kết hợp đồng xuất khẩu sản phẩm ngay tại hội chợ.

- Tổ chức đoàn cán bộ, doanh nghiệp tham gia Hội chợ quốc tế quà tặng, hàng thủ công mỹ nghệ và đồ gia dụng tại Hồng Kông.

- Tổ chức 15 lớp tập huấn hội nhập kinh tế quốc tế cho gần 1.500 học viên là chủ các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất trên địa bàn các huyện và các hội viên của các hội, hiệp hội ngành nghề và các tổ chức chính trị xã hội trên địa bàn Hà Nội.

- Triển khai các hoạt động thông tin, tuyên truyền về công tác khuyến công trên, Đài phát thanh và truyền hình Hà Nội, Báo Hà Nội mới, Báo Kinh tế và Đô thị(Cục Công nghiệp địa phương, 2018).

2.2.2.3. Thái Nguyên

Năm 2017 với nguồn kinh phí KCQG Thái Nguyên được giao 03 đề án, kinh phí hỗ trợ 770 triệu đồng, đã thực hiện hoàn thành, cụ thể:

+ Hỗ trợ ứng dụng máy móc thiết bị tiên tiến trong sản xuất gạch không nung tại Công ty TNHH Thế Dương Thái Nguyên, huyện Đại Từ: 200 triệu đồng.

+ Hỗ trợ ứng dụng máy móc thiết bị tiên tiến trong sản xuất cơ khí tại Doanh nghiệp tư nhân Phan Huy Hoàng, huyện Phú Lương: 200 triệu đồng

+ Hỗ trợ lập quy hoạch chi tiết cụm công nghiệp Sơn Cẩm 2, huyện Phú Lương: 370 triệu đồng.

UBND tỉnh Thái Nguyên phê duyệt 21 đề án kinh phí hỗ trợ KCĐP, kinh phí 3.218,9 triệu đồng, trong đó:

- Trung tâm khuyến công được phê duyệt đề án khuyến công đợt I năm 2017 gồm 18 đề án, kinh phí hỗ trợ 2.620,975 triệu đồng,

- Hiệp hội làng nghề được phê duyệt 3 đề án, kinh phí hỗ trợ 596,95 triệu đồng(Cục Công nghiệp địa phương, 2018).

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp đẩy mạnh các hoạt động khuyến công trên địa bàn tỉnh phú thọ (Trang 33 - 38)