PHẦN 3 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1. ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU
3.1.3. Giới thiệu về Trung tâm Khuyến công và Tư vấn phát triển công
nghiệp tỉnh Phú Thọ
3.1.3.1. Vị trí
Trung tâm Khuyến công và Tư vấn phát triển công nghiệp tỉnh Phú Thọ Địa chỉ: số 2197, Đại lộ Hùng Vương, TP. Việt Trì, T. Phú Thọ
3.1.3.3. Cơ cấu tổ chức
Lãnh đạo Trung tâm gồm: 1 Giám đốc và 2 Phó Giám đốc là những người trực tiếp điều hành trong Trung tâm, nhận nhiệm vụ từ Sở Công Thương sau đó giao công việc trực tiếp cho các phòng ban của Trung tâm.
Sơ đồ 3.1. Cơ cấu tổ chức của Trung tâm KC và TVPTCN tỉnh Phú Thọ
Nguồn: Trung tâm KC và TVPTCN tỉnh Phú Thọ (2018)
Phòng Hành chính tổng hợp: có chức năng giúp việc cho ban lãnh đạo Trung tâm quản lý về công tác tổ chức nhân sự và hành chính văn phòng.
Phòng Quản lý khuyến công: có nhiệm vụ xây dựng các đề án khuyến công và thực hiện các hoạt động khuyến công của Trung tâm được giao, làm việc dưới sự điều hành và kiểm tra giám sát của lãnh đạo Trung tâm.
Phòng Tư vấn và Phát triển công nghiệp: xây dựng và tổ chức hoạt động tư vấn và phát triển công nghiệp.
Phòng Tiết kiệm năng lượng: Xây dựng đề án và nghiên cứu khoa học về tiết kiệm năng lượng.
Phòng Thông tin dào tạo: cung cấp thông tin, tổ chức các buổi đào tạo nghề và hội nghị khoa học.
3.1.3.3. Chức năng
Theo Quyết định số 1933/QĐ-UBND ngày 10 tháng 8 năm 2016 của UBND tỉnh Phú Thọ về việc đổi tên, quy định chức năng nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy của Trung tâm Khuyến công và Tư vấn phát triển công nghiệp thuộc Sở Công Thương Phú Thọ.
LÃNH ĐẠO TRUNG TÂM
PHÒNG HÀNH CHÍNH TỔNG HỢP PHÒNG QUẢN LÝ KHUYẾN CÔNG PHÒNG TƯ VẤN VÀ PHÁT TRIỂN CN PHÒNG TIẾT KIỆM NĂNG LƯỢNG PHÒNG THÔNG TIN ĐÀO TẠO
Trung tâm Khuyến công và Tư vấn phát triển công nghiệp là đơn vị sự nghiệp công lập thực thuộc Sở Công Thương, có chức năng phục vụ quản lý nhà nước của Sở Công Thương về hoạt động khuyến công; cung cấp các dịch vụ công trong lĩnh vực khuyến công và tư vấn phát triển công nghiệp theo quy định của pháp luật.
Trung tâm chịu sự chỉ đạo, quản lý trực tiếp của Sở Công Thương, đồng thời chịu sự chỉ đạo, hướng dẫn về chuyên môn, nghiệp vụ của Cục Công nghiệp địa phương thuộc Bộ Công Thương.
Trung tâm có tư cách pháp nhân, có con dấu, có trụ sở và tài khoản riêng, hoạt động theo cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm của đơn vị sự nghiệp công lập theo quy định của pháp luật.
3.1.3.4. Nhiệm vụ
1. Xây dựng các chương trình, kế hoạch, đề án về hoạt động khuyến công trình cấp có thẩm quyền phê duyệt.
2. Triển khai thực hiện các chương trình, kế hoạch, đề án khuyến công đã được phê duyệt.
3. Tổ chức đào tạo hoặc liên kết đào tạo nhân lực phục vụ phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp trên địa bàn tỉnh.
4. Xây dựng, lưu giữ và khai thác dữ liệu điện tử về công nghiệp nông thôn tại địa phương. Tuyên truyền, phổ biến các chính sách, văn bản quy phạm pháp luật về phát triển công nghiệp, hoạt động khuyến công tại địa phương.
5. Tổ chức các hoạt động nghiên cứu, khảo sát, học tập kinh nghiệm, các hội thi, hội thảo, hội chợ, diễn đàn về khuyến khích phát triển công nghiệp địa phương.
6. Tổ chức tập huấn về chuyên môn, nghiệp vụ về khuyến công cho các đơn vị, cá nhân tham gia hoạt động khuyến công.
7. Vận động các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước hỗ trợ kinh phí, cơ sở vật chất, phương tiện, máy móc, trang thiết bị, khoa học công nghệ để thực hiện chương trình, đề án khuyến công và tham gia hoạt động khuyến công tự nguyện tại địa phương.
8. Thực hiện hoạt động dịch vụ, tư vấn hỗ trợ phát triển công nghiệp địa phương trong các lĩnh vực: ưu đãi đầu tư; khoa học - công nghệ; mặt bằng sản xuất; thông tin thị trường; tài chính, tín dụng; đào tạo, nâng cao năng lực quản lý và các lĩnh vực có liên quan khác.
9. Tổ chức thực hiện các hoạt động khuyến công và các chính sách khuyến công khác theo quy định của pháp luật.
10. Thực hiện các hoạt động tư vấn phát triển công nghiệp và thương mại ở địa phương:
a) Tư vấn lập dự án: quy hoạch phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp; quy hoạch khu, cụm công nghiệp; quy hoạch điện lực; quy hoạch thương mại của địa phương;
b) Tư vấn đầu tư xây dựng các công trình công nghiệp, thương mại và công trình dân dụng;
c) Tư vấn về khai thác, chế biến khoáng sản; tư vấn về kiểm tra an toàn, hiệu chỉnh các thiết bị khoan, máy nổ mìn trong hoạt động khoáng sản và thi công có sử dụng vật liệu nổ công nghiệp;
d) Tư vấn các lĩnh vực sử dụng năng lượng tiết kiệm hiệu quả; sản xuất sạch, vệ sinh công nghiệp, an toàn thực phẩm; thực hiện các hoạt động tư vấn, giám sát; thẩm tra, thẩm định kỹ thuật dự án, các công trình kỹ thuật công nghiệp và thương mại khác theo quy định của pháp luật.
11. Thực hiện các hoạt động hợp tác quốc tế trong lĩnh vực khuyến công; xây dựng và quảng bá thương hiệu sản phẩm theo các đề án, chương trình khuyến công.
12. Thực hiện chế độ báo cáo định kỳ và đột xuất về kết quả thực hiện nhiệm vụ của Trung tâm theo yêu cầu của Sở Công Thương, Cục Công nghiệp địa phương thuộc Bộ Công Thương.
13. Đề xuất khen thưởng cho các tổ chức, cá nhân có thành tích trong hoạt động hỗ trợ và khuyến khích phát triển công nghiệp địa phương.
14. Quản lý viên chức, người lao động, tài chính và tài sản của Trung tâm theo quy định của pháp luật đối với đơn vị sự nghiệp công lập.
15. Thực hiện các nhiệm vụ khác do Giám đốc Sở Công Thương giao.
3.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.2.1 Phương pháp chọn điểm nghiên cứu 3.2.1 Phương pháp chọn điểm nghiên cứu
Để đạt mục tiêu nghiên cứu, đề tài tiến hành chọn điểm là các huyện trọng điểm phát triển CNNT và có nhiều cơ sở CNNT đã từng tham gia các hoạt động
khuyến công trong giai đoạn 2015-2017 là các huyện Đoan Hùng, Thanh Ba, Tam Nông của tỉnh Phú Thọ.
3.2.2. Phương pháp thu thập số liệu
3.2.2.1. Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp
Đề tài thu thập các thông tin thứ cấp thông qua các nguồn chính: Cục công nghiệp địa phương của Bộ Công thương, Các báo cáo hàng năm, chuyên đề hội thảo, hội nghị, sách, báo, tạp chí và từ internet…các số liệu về kinh tế - xã hội, điều kiện tự nhiên, kết quả sản xuất công nghiệp, các kết quả về mô hình, các chương trình khuyến công…
3.2.2.2. Phương pháp thu thập số liệu sơ cấp
Điều tra đối tượng được hưởng chính sách khuyến công:
Đề tài nghiên cứu lựa chọn điều tra, khảo sát các hoạt động khuyến công: Về khả năng áp dụng và hiệu quả của các mô hình trình diễn kỹ thuật, khoa học công nghệ mới, công tác đào tạo nghề, phát triển nghề, cán bộ khuyến công, nhu cầu hỗ trợ của doanh nghiệp…
Đối tượng điều tra: Đề tài lựa chọn khảo sảt ngẫu nhiên đối với chủ doanh nghiệp, cơ sở công nghiệp nông thôn thuộc diện đối tượng có thể hưởng chính sách khuyến công đã từng được hỗ trợ, tham gia các hoạt động khuyến công và một số cở sở đủ điều kiện nhưng chưa được hỗ trợ, tham gia. Trong đó huyện Tam Nông 36 phiếu, huyện Đoan Hùng 40 phiếu, huyện Thanh Ba 44 phiếu.
Điều tra đối tượng quản lý công tác khuyến công:
Điều tra, khảo sát với các cá nhân tham gia quản lý quá trình hoạt động của công tác khuyến công về: năng lực quản lý, khả năng tổ chức khoạt động khuyến công, các khó khăn thường gặp, các kỹ năng tốt cần phát huy.
Tham khảo ý kiến chuyên gia:
Tham khảo ý kiến của các cán bộ quản lý nhà nước về hoạt động khuyến công: Cục Công nghiệp địa phương, Sở Công Thương và Trung tâm Khuyến công và ý kiến của các chuyên gia, lãnh đạo cấp trên về nội dung đẩy mạnh hoạt động khuyến công trên địa bàn tỉnh Phú Thọ.
Bảng 3.3: Số lượng mẫu điều tra
STT Đối tượng Số mẫu Nội dung thu thập Phương pháp thu thập
1 Lãnh đạo địa phương, người quản lý công tác khuyến công địa phương 20 Thông tin về chủ trương, chính sách; tình hình phát triển khuyến công; nhận định những yếu tổ ảnh hưởng; những thuận lợi khó khăn trong phát triển khuyến công
Điều tra phỏng vấn trực tiếp dựa trên bảng hỏi đã thiết kế, phỏng vấn sau với các vấn đề liên quan đến hoạt động khuyến công
2 Người quản lý, chủ cơ sở CNNT tham gia các hoạt động khuyến công 102 Các đánh giá về hoạt động khuyến công trong thời gian qua
Điều tra phỏng vấn trực tiếp dựa trên bảng hỏi đã thiết kế
3 Người quản lý, chủ cơ sở CNNT không tham gia các hoạt động khuyến công 18 Lý do không tham gia các hoạt động khuyến công và các cảm nhận về khuyến công Điều tra phỏng vấn trực tiếp dựa trên bảng hỏi đã thiết kế
3.2.3. Phương pháp tổng hợp và xử lý số liệu
Nguồn số liệu sau khi đã thu thập được tôi sắp xếp lại và tổng hợp phân loại thành từng nhóm, từ đó tính toán các chỉ tiêu thống kê mô tả đặc trưng của từng nhóm.
Số liệu được xử lí trên phần mềm Excel.
3.2.4. Phương pháp phân tích số liệu 3.2.4.1. Phương pháp thống kê mô tả 3.2.4.1. Phương pháp thống kê mô tả
Phương pháp này để phân tích những số liệu thu thập được trực tiếp từ các báo cáo tổng kết hàng năm, các báo cáo kết quả hoạt động công tác khuyến công, đánh giá hàng năm của tỉnh… để thống kê mô tả về thực trạng phát triển của công nghiệp nông thôn trên địa bàn tỉnh Phú Thọ. Sử dụng hệ thống các chỉ tiêu thống kê để phân tích các tác động của các hoạt động khuyến công đến tình hình phát triển của công nghiệp nông thôn.
3.2.3.2. Phương pháp so sánh
Sử dụng phương pháp này bằng cách tổng hợp số liệu hoạt động khuyến công trên địa bản của tỉnh Phú Thọ trong giai đoạn 2015 – 2017. So sánh các kết quả, các yếu tố khác liên quan đến hoạt động khuyến công.
So sánh kết quả hoạt động công tác khuyến công trên địa bàn tỉnh Phú Thọ và các tỉnh khác.
3.2.5. Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu sử dụng trong đề tài
3.2.5.1. Nhóm chỉ tiêu phản ánh kết quả hoạt động khuyến công
* Đánh giá hoạt động hỗ trợ xây dựng mô hình trình diễn kỹ thuật, chuyển giao công nghệ và tiến bộ khoa học kỹ thuật
- Số lượng mô hình trình diễn kỹ thuật - Số vốn đầu tư thu hút được
- Số lượng lao động có việc làm mới được tạo ra
- Số lượng cơ sở CNNT được hỗ trợ ứng dụng máy móc, thiết bị tiên tiến
* Đánh giá hoạt động nâng cao năng lực quản lý và tổ chức
- Số hội nghị, hội thảo được tổ chức và số người tham gia
- Số đoàn tham quan khảo sát trong nước được tổ chức và số lượt người tham gia.
- Số cán bộ làm công tác khuyến công được đào tạo, tập huấn, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ
- Số đoàn tham quan khảo sát học tập kinh nghiệm trong nước và số cán bộ được tham gia
- Số đoàn kiểm tra, giám sát, hướng dẫn triển khai thực hiện các chương trình, kế hoạch, đề án khuyến công
* Đánh giá hoạt động phát triển sản phẩm CNNT tiêu biểu
- Số hội chợ, triển lãm hàng CNNT tiêu biểu cấp tỉnh được huyện tổ chức: Số gian hàng tiêu chuẩn quốc gia, Số cơ sở CNNT tham gia và Trị giá hợp đồng đã được ký kết.
- Số cơ sở công nghiệp nông thôn được hỗ trợ tham gia hội chợ triển lãm - Số cơ sở công nghiệp nông thôn được hỗ trợ xây dựng, đăng ký thương hiệu
- Số cơ sở công nghiệp nông thôn và sản phẩm được bình chọn
* Đánh giá hoạt động tư vấn, trợ giúp các cơ sở CNNT
- Số doanh nghiệp công nghiệp nông thôn được thành lập
* Đánh giá hoạt động cung cấp thông tin về các chính sách phát triển công nghiệp, khuyến công
- Số chương trình truyền hình, truyền thanh được xây dựng
* Đánh giá hoạt động hỗ trợ liên doanh liên kết, hợp tác kinh tế, phát triển các cụm công nghiệp và di dời cơ sở gây ô nhiễm môi trường
- Số cụm công nghiệp được hỗ trợ lập quy hoạch chi tiết
- Số cụm công nghiệp được hỗ trợ đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng - Số cụm được hỗ trợ xây dựng hệ thống xử lý ô nhiễm môi trường
3.2.5.2. Nhóm chỉ tiêu đánh giá của cán bộ khuyến công và cơ sở CNNT về kết quả hoạt động khuyến công
Các chỉ tiêu phản ánh mức độ đánh giá: phù hơp, chưa phù hợp, không phù hợp; tốt, trung bình, kém; hiệu quả, chưa hiệu quả …; ngoài ra còn các chỉ tiêu phản ánh độ tuổi, trình độ học vấn…
PHẦN 4. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
4.1. THỰC TRẠNG CÁC HOẠT ĐỘNG KHUYẾN CÔNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH PHÚ THỌ BÀN TỈNH PHÚ THỌ
4.1.1. Hỗ trợ xây dựng mô hình trình diễn kỹ thuật, chuyển giao công nghệ và tiến bộ khoa học kỹ thuật và tiến bộ khoa học kỹ thuật
* Các nội dung chính được thực hiện
- Khảo sát xây dựng danh mục mô hình TDKT áp dụng công nghệ mới, sản xuất sản phẩm mới, mô hình áp dụng thí điểm về sản xuất sạch hơn và danh mục các công nghệ, kết quả nghiên cứu khoa học có thể ứng dụng vào CNNT, làm cơ sở lập kế hoạch thực hiện chương trình.
- Hỗ trợ xây dựng mô hình TDKT áp dụng công nghệ mới, sản xuất sản phẩm mới:Xây dựng các mô hình trình diễn trong sản xuất CN-TTCN,“hiện đại hoá công nghệ truyền thống”; sửa chữa, sản xuất máy cơ khí, nông cụ phục vụ sản xuất, cơ khí tiêu dùng; chế biến nông sản, thực phẩm, lâm sản; sản xuất vật liệu xây dựng theo công nghệ tiến bộ, giảm thiểu ô nhiễm môi trường; chế biến sâu, tiết kiệm khoáng sản; mô hình chế biến nguyên liệu tập trung tại vùng nguyên liệu, như mây, tre, nứa, giang, sơn, sản xuất men gốm sứ, nguyên liệu giấy (băm dăm) tại các vùng xa nhà máy khó vận chuyển.
- Hỗ trợ xây dựng thí điểm các mô hình áp dụng sản xuất sạch hơn trong công nghiệp cho các cơ sở sản xuất công nghiệp trong các lĩnh vực sản xuất: Chế biến nông lâm sản, sản xuất vật liệu xây dựng, sản xuất hóa chất, sản xuất giấy và sản xuất CN-TTCN khác.
- Hỗ trợ các cơ sở chuyển giao công nghệ, ứng dụng máy móc thiết bị hiện đại, tiên tiến vào các khâu sản xuất CN-TTCN, xử lý ô nhiễm môi trường. Hỗ trợ đầu tư mới, đầu tư mở rộng sản xuất sản phẩm CNNT và các cơ sở đầu tư ứng dụng sản xuất sạch hơn, xây dựng hệ thống xử lý ô nhiễm môi trường… trong sản xuất sản phẩm.
-Hỗ trợ nhân rộng một số mô hình sản xuất CN-TTCN đang hoạt động có hiệu quả để các cơ sở khác học tập, cải tạo, ứng dụng vào sản xuất sản phẩm CNNT.
4.1.1.1. Kết quả hoạt động hỗ trợ xây dựng mô hình trình diễn kỹ thuật, chuyển giao công nghệ và tiến bộ khoa học kỹ thuật
Trong năm 2015 Trung tâm đã thực hiện được 5 đề án xây dựng mô hình trình diễn kỹ thuật: Sản xuất gạch không nung, sản xuất mái tôn cách nhiệt, sản xuất than hoa từ mùn cưa và phế phầm lầm sản...Trong đó có hai mô hình nổi bật là: Xây dựng mô hình trình diễn kỹ thuật sản xuất mái tôn cách nhiệt Trung tâm phối hợp với Công ty TNHH Tân Hải Nam Cẩm Khê xây dựng mô hình trình diễn kỹ thuật sản xuất mái tôn cách nhiệt trên địa bàn huyện Cẩm Khê, tỉnh Phú Thọ với công suất 50,000m ² /năm; Mô hình trình diễn kỹ thuật sản xuất than hoa