Kiến của cán bộ khuyến công với hoạt động cung cấp thông tin

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp đẩy mạnh các hoạt động khuyến công trên địa bàn tỉnh phú thọ (Trang 70 - 82)

Vì vậy, để đẩy mạnh hoạt động thông tin tuyên truyền trong thời gian tới,

Trung tâm KC và TVPTCN tỉnh Phú Thọ cần có kế hoạch tăng kinh phí dành cho hoạt động thông tin tuyên truyền, đào tạo, tập huấn nâng cao năng lực và phương pháp thiết kế, chế bản các ấn phẩm khuyến công cho đội ngũ cán bộ khuyến công. Trong năm 2015, kinh phí đầu tư cho hoạt động thông tin tuyên truyền của Trung tâm chỉ có 56 triệu đồng, chiếm tỷ lệ 1,6% trong tổng kinh phí đầu tư cho hoạt động khuyến công; đến năm 2016, số kinh phí đầu tư cho hoạt động này tăng lên là 67 triệu đồng, chiếm 0,9% trong tổng kinh phí đầu tư cho hoạt động khuyến công; và năm 2017, số kinh phí đầu tư này tăng lên là 124 triệu đồng, chiếm tỷ lệ 1,5% trong tổng kinh phí đầu tư cho hoạt động khuyến công.

4.1.6. Hỗ trợ liên doanh liên kết, hợp tác kinh tế, phát triển các cụm công nghiệp và di dời các cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiệp và di dời các cơ sở gây ô nhiễm môi trường

Trên cơ sở quy hoạch phát triển cụm CN-TTCN lựa chọn các Cụm công nghiệp phù hợp để hỗ trợ lập quy hoạch chi tiết và hỗ trợ đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng kỹ thuật để thu hút các doanh nghiệp vào đầu tư phát triển sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp.

Hỗ trợ tư vấn, hỗ trợ lãi suất vốn vay cho các cơ sở CNNT gây ô nhiễm môi trường di dời vào các khu, cụm công nghiệp.

Hỗ trợ sửa chữa, nâng cấp hệ thống xử lý ô nhiễm môi trường tại các cụm công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp. Hỗ trợ sửa chữa, nâng cấp hệ thống xử lý ô nhiễm môi trường tại các cơ sở CNNT.

Qua bảng 4.12 ta có thể thấy năm 2015 Trung tâm đã thực hiện được 01 đề án hỗ trợ lập quy hoạch chi tiết cụm công nghiệp Phú Gia bằng nguồn kinh phí KCQG và 01 dự án về phát triển hạ tầng kỹ thuật cụm công nghiệp, tiểu

Hoạt động tuyên truyền có thể qua sự kết hợp với các tổ chức đoàn thể như hội nông dân, hội phụ nữ, đoàn thanh niên, khu dân cư…Khi đó các chính sách về phát triển công nghiêp, khuyến công sẽ được phổ biến tốt hơn không chỉ doanh nghiệp mà với cả người dân.

thủ công nghiệp bằng nguồn kinh phí KCĐP. Trong năm 2016, trung tâm đã hỗ trợ Hỗ trợ đầu tư xây dựng hạ tầng cụm công nghiệp Hợp Hải - Kinh Kệ huyện Lâm Thao công trình xây dựng hệ thống thoát nước mặt và hồ điều hòa với tổng mức đầu tư là 7 tỷ đồng trong đó nguồn kinh phí khuyến công Trung ương hỗ trợ 3 tỷ đồng. Còn trong năm 2017, trung tâm hỗ trợ lập quy hoạch chi tiết 02 cụm công nghiệp thuộc huyện Đoan Hùng và huyện Thanh Ba bằng nguồn kinh phí KCQG và 01 đề án hỗ trợ đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật cụm công nghiệp Thị trấn Hạ Hòa- huyện Hạ Hòa.

Bảng 4.12. Hoạt động trợ giúp các cơ sở CNNT và CCN

STT Diễn giải ĐVT 2015 2016 2017 So sánh (%) 2016 /2015 2017 /2016 BQ 1

Số doanh nghiệp công nghiệp nông thôn được thành lập

sở 15 20 20 133 100 115

2

Số cụm công nghiệp được hỗ trợ lập quy hoạch chi tiết

CCN 1 - 2 - - -

3

Số cụm công nghiệp được hỗ trợ đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng

CCN 1 1 1 100 100 100

4

Số cụm được hỗ trợ xây dựng hệ thống xử lý ô nhiễm môi trường

CCN - 1 - - - -

Nguồn: TT KC và TVPTCN tỉnh Phú Thọ (2018)

4.1.7. Đặc điểm khuyến công trên địa bàn tỉnh Phú Thọ

Trung tâm Khuyến công và Tư vấn phát triển công nghiệp tỉnh Phú Thọ là đơn tổ chức các hoạt động khuyến công sử dụng ngân sách cho các hoạt động khuyến công từ các nguồn kinh phí: Khuyến công Quốc gia và Khuyến công địa phương.

Nguồn kinh phí cho hoạt động khuyến công của Trung tâm Khuyến công và Tư vấn phát triển công nghiệp tăng dần qua các năm. Năm 2016 tăng

3.685 triệu đồng so với năm 2015 tương ứng tăng 105,14%, năm 2017 tăng 860 triệu đồng so với năm 2016 (tăng 11,96%). Phải kể đến nguồn kinh phí khuyến công quốc gia tăng mạnh nhất năm 2016 tăng 3.185 triệu đồng (tăng 316,92%) so với năm 2015 và năm 2017 tăng 1.010 triệu đồng (tăng 19,33%) so với năm 2016 và tăng trưởng bình quân tới 227,47%.

Bảng 4.13. Kinh phí cấp cho hoạt động khuyến công của Trung tâm KC và TVPTCN tỉnh Phú Thọ giai đoạn 2015 – 2017 ĐVT: Triệu đồng Diễn giải 2015 2016 2017 So sánh (%) BQ 2016 /2015 2017 /2016 Tổng kinh phí 3.505 7.190 8.050 205,14 111,96 151,55 Khuyến công địa phương 2.500 3.000 2.850 120 95 106,77 Khuyến công quốc gia 1.005 4.190 5.200 416,92 124,11 227,47

Nguồn: Trung tâm KC và TVPTCN tỉnh Phú Thọ (2018)

* Tổ chức nhân sự của Trung tâm KC và TVPTCN

Thông qua bảng 4.14 ta có thể thấy số lượng cán bộ của Trung tâm không nhiều nhưng có sự thay đổi thường xuyên theo từng năm. Năm 2016 giảm 3 người vào nhưng số người được vào biên chế 3 người (tương ứng 12,5%). Nhưng năm 2017 lại có sự điều chuyển về nhân sự nên số lượng nhân sự tăng 1 người (tương đương 3,45%) so với năm 2016. Trong đó nhân sự ở lao động biên chế giữ nguyên và lao động hợp đồng tăng 1 người.

Với địa bàn rộng như tỉnh Phú Thọ, với 13 địa bàn hành chính cấp huyện, thị xã thì rất cần đến hệ thống khuyến công viên, cộng tác viên cấp huyện, xã. Nhưng hiện tại chưa có cán bộ chuyên trách chỉ có các cán bộ kiêm nhiệm nên sự phối hợp với Trung tâm chưa được chặt chẽ.

Trung tâm được trang bị khá đầy đủ các trang thiết bị để phục vụ cho công việc của trung tâm. Đặc biệt là Trung tâm có trụ sở riêng không ở chung với Sở Công thương. Công việc của Trung tâm thường xuyên khảo sát các doanh

nghiệp, cơ sở công nghiệp nông thôn trong địa bàn tỉnh nên việc được trang bị một chiếc ô tô là rất quan trọng. Trung tâm có thể chủ động hơn và hoàn thành nhanh hơn.

Bảng 4.14. Bảng tổng hợp về lao động và cơ sở vật chất của Trung tâm KC và TVPTCN giai đoạn 2015 – 2017 STT Chỉ tiêu ĐVT Số lượng So sánh (%) Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 /2015 2016 /2016 2017 1 Tổng số người Người 32 29 30 90,63 103,45

- Số trong biên chế Người 24 27 27 112,5 100 - Số lao động hợp đồng Người 8 2 3 25 150

2 Phân theo trình độ

- Trên đại học Người 1 1 1 100 100 - Đại học, cao đẳng Người 28 25 24 89,29 96

- Trung cấp Người 1 1 3 100 300

- Khác Người 2 2 2 100 100

3

Cơ sở vật chất kỹ thuật của Trung tâm khuyến công và tư vấn phát triển công nghiệp

Trụ sở riêng Có Có Có

Ôtô cái 1 1 1 100 100

Máy tính để bàn cái 23 25 25 108,7 100

Máy tính xách tay cái 2 2 3 100 150

Máy in cái 5 5 5 100 100

Máy phôtôcopy cái 1 1 1 100 100

Máy scan cái 2 2 2 100 100

Máy điện thoại cái 7 8 8 114,29 100

Máy Fax cái 1 1 1 100 100

Máy điều hòa cái 6 6 6 100 100

Máy chiếu cái 1 1 1 100 100

* Tổ chức mạng lưới khuyến công tỉnh Phú Thọ

Sơ đồ 4.1. Mạng lưới khuyến công tại tỉnh Phú Thọ

Nguồn: Trung tâm KC và TVPTCN tỉnh Phú Thọ (2018)

Cấp tỉnh: Trung tâm Khuyến công & tư vấn phát triển công nghiệp là đơn vị sự nghiệp trực thuộc Sở Công thương Phú Thọ. Trung tâm Khuyến công và Tư vấn phát triển công nghiệp có chức năng nhiệm vụ chính là xây dựng và hướng dẫn thực hiện chương trình, đề án khuyến công trên địa bàn tỉnh.

- Cấp huyện: Tại các huyện, thành phố, cán bộ làm công tác khuyến công do cán bộ Phòng Kinh tế thành phố, thị xã, phòng công thương các huyện kiêm nhiệm. Vì hiện nay chưa xây dựng được hệ thống khuyến công viên, cộng tác viên cấp huyện, xã.

4.1.8. Đánh giá chung về các hoạt động khuyến công trên địa bàn tỉnh Phú Thọ

Được sự chỉ đạo sát sao của các cấp, các ngành, trực tiếp là sở Công Thương, sự phối hợp chặt chẽ của các cở, ngành và UBND các huyện, thành, thị, các đơn vị, doanh nghiệp trên địa bàn Tỉnh, cùng với sự đoàn kết, nỗ lực phấn đấu của tập thể cán bộ, công nhân viên trung tâm đã đạt được những kết quả sau:

Cục công nghiệp địa phương - Bộ Công Thương

Sở Công Thương Phú Thọ

Trung tâm khuyến công và tư vấn PTCN Phú Thọ

Phòng kinh tế các huyện, phòng công thương thành

phố, thị xã

- Hoạt động khuyến công đã được triển khai đồng bộ từ tỉnh đến các huyện. thành phố, thị xã: các văn bản quy định về khuyến công đã được ban hành kịp thời và ngày càng hoàn thiện, củng cố từng bước (năm 2015 Trung tâm đã tham mưu cho Sở Công Thương xây dựng Quy chế quản lý và sử dụng kinh phí khuyến công theo quy định mới trình UBND tỉnh thông qua và ban hành kèm theo Quyết định 1648/QĐ-UBND ngày 22/7/2015); Nguồn kinh phí KCQG và KCĐP hỗ trợ cho các hoạt động khuyến công của tỉnh tăng dần theo từng năm (Tăng trưởng bình quân 151,55%).

- Trung tâm thường xuyên phấn đấu hoàn thành kế hoạch xây dựng từ đầu mỗi năm, để hoàn thành kế hoạch khuyến công hàng năm trung tâm thường tập trung thực hiện một số nhiệm vụ chính:

+ Tập trung triển khai tốt các đề án KCQG và KCĐP đã được giao đảm bảo đúng tiến độ, hiệu quả, chất lượng; quản lý sử dụng có hiệu quả kinh phí khuyến công đã được giao hàng năm. Thực hiện công tác thanh quyết toán, thanh lý các hợp đồng các đề án khuyến công theo đúng quy định.

+ Thực hiện tốt công tác xây dựng kế hoạch khuyến công quốc gia và khuyến công địa phương hàng năm đảm bảo quy định, gửi cơ quan thẩm quyền phê duyệt theo quy định.

+ Tiếp tục rà soát sửa đổi các văn bản quy phạm pháp luật về hoạt động khuyến công cho phù hợp với các quy định tại Nghị định số 45/2012/NĐ-CP ngày 21 tháng 5 năm 2012 của Chính phủ về khuyến công (Thông tư liên tịch số 26/2014/TTLT-BTC-BCT ngày 18 tháng 02 năm 2014 của liên Bộ Tài chính, Bộ Công Thương; Thông tư số 36/2013/TT-BCT ngày 27 tháng 12 năm 2013 của Bộ Công Thương quy định về việc xây dựng kế hoạch, tổ chức thực hiện và quản lý kinh phí khuyến công quốc gia) và hướng dẫn của các Bộ, ngành Trung ương.

+ Sở Công Thương tỉnh thường xuyên tham mưu giúp UBND tỉnh thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước về công tác khuyến công trên địa bàn. Tiếp tục nâng cao năng lực hoạt động của Trung tâm bao gồm: Kiện toàn, củng cố tổ chức; bố trí biên chế hợp lý; đầu tư cơ sở vật chất theo hướng chuyên nghiệp hóa để tổ chức triển khai các hoạt động khuyến công trên địa bàn.

+ Triển khai đồng bộ Chương trình hành động của ngành Công Thương về thực hiện Nghị quyết số 01/NQ-CP ngày 07 tháng 01 năm 2016 của Chính phủ về những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu chỉ đạo điều hành thực hiện kế hoạch phát

triển kinh tế-xã hội và dự toán ngân sách Nhà nước năm 2016; Nghị quyết số 19/NQ-CP ngày 28 tháng 4 năm 2016 về những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia trong hai năm 2016, 2017 và định hướng đến năm 2020; Nghị quyết số 35/NQ-CP ngày 16 tháng 5 năm 2016 của Chính phủ về hỗ trợ và phát triển doanh nghiệp đến năm 2020.

+ Tiếp tục đẩy mạnh và mở rộng phương thức các hoạt động thông tin tuyên truyền, cải tiến nội dung thông tin tuyên truyền để chuyển tải đầy đủ, kịp thời, chính xác các thông tin về cơ chế, chính sách, các hoạt động khuyến công và công nghiệp địa phương.

+ Hoạt động động khuyến công đã khuyến khích các cơ sở CNNT yên tâm và tin tưởng vào cơ chế chính sách của Nhà nước, mạnh dạn đầu tư vốn tham gia phát triển sản xuất CNNT, góp phần thúc đẩy cơ cấu kinh tế tỉnh chuyển dịch theo hướng tích cực: giá trị sản xuất công nghiệp khu vực kinh tế ngoài nhà nước tăng dần theo từng năm và chiếm tỉ trọng cao trong tổng giá trị sản xuất công nghiệp toàn tỉnh.

- Hoạt động hỗ trợ xây dựng mô hình trình diễn kỹ thuật, chuyển giao công nghệ và tiến bộ khoa học kỹ thuật góp phần khuyến khích các cơ sở CNNT mạnh dạn đầu tư vốn tham gia phát triển sản xuất CNNT. Từ năm 2015 đến năm 2017, tổng vốn đầu tư tham gia xây dựng mô hình trình diễn kỹ thuật đạt 86.584 triệu đồng với tăng trưởng bình quân đạt 145,23% (Bảng 4.2). Tổng số lao động có việc làm mới là 375 lao động.

- Cán bộ khuyến công cấp tỉnh được tham gia các khóa tập huấn nghiệp vụ do Cục Công nghiêp địa phương tổ chức. Thông qua chương trình nâng cao năng lực quản lý đã tăng cường sự giúp đỡ về phát triển công nghiệp với các tỉnh trong vùng; giúp cán bộ quản lý ngành Công Thương học tập, trao đổi kinh nghiệm về xây dựng cơ chế chính sách phát triển công nghiệp tại địa phương, quy hoạch và quản lý cụm công nghiệp, công tác khuyến công. Các cơ sở CNNT cũng được hỗ trợ đào tạo về quản trị kinh doanh, quản lý doanh nghiệp, mô hình sản xuất mới mục đích bồi dưỡng, trang bị kiến thức, góp phần nâng cao năng lực quản lý cho đối tượng chủ cơ sở, hợp tác xã và hộ kinh doanh trong tỉnh.

- Hoạt động phát triển sản phẩm CNNT tiêu biểu: Công tác tổ chức và tham gia thành công các hội chợ triển lãm trong và ngoài tỉnh góp phần mở

rộng giao thương, hợp tác kinh tế, quảng bá sản phẩm, phát triển thương hiệu cho các sản phẩm CN-TTCN tiêu biểu của tỉnh; Tạo điều kiện cho các cơ sở CNNT tìm kiếm và mở rộng thị trường, tiêu thụ sản phẩm; nâng cao sức cạnh tranh cho sản phẩm, hàng hóa, đặc sản của tỉnh với sản phẩm cùng loại của tỉnh khác.

- Hoạt động tư vấn, trợ giúp các cơ sở CNNT, trung tâm Tăng cường dịch vụ tư vấn trong các lĩnh vực tư vấn công nghiệp như: Tư vấn lập dự án đầu tư, tư vấn lập báo cáo đánh giá tác động môi trường, tư vấn tiết kiệm năng lượng, tư vấn giám sát công trình xây dựng, tư vấn đánh giá SXSH trong công nghiệp…; Duy trì dịch vụ kiểm định công tơ điện; kiểm định thiết bị công nghiệp, thiết bị đo đếm xăng cho các đơn vị.

- Hoạt động cung cấp thông tin về các chính sách phát triển công nghiệp, khuyến công, Tiếp tục duy trì Chuyên mục Khuyến công Phú Thọ phát hành hàng tháng với mục tiêu tuyên truyền các chính sách của Đảng và Nhà nước, kết quả và định hướng của ngành Công Thương. Ngoài việc tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng còn tổ chức thực hiện nhiều hình thức tuyên truyền khác như tổ chức hội thảo, hội nghị, phát hành các ấn phẩm, tờ rơi, tranh, sách hướng dẫn các chương trình cụ thể đến trực tiếp các đối tượng cụ thể. Tuyên truyền qua sự kết hợp với các tổ chức đoàn thể như hội nông dân, hội phụ nữ, đoàn thanh niên, khu dân cư…

- Hoạt động hỗ trợ liên doanh, liên kết, hợp tác kinh tế và phát triển các cụm công nghiệp, trung tâm chủ yếu hỗ trợ các cụm công nghiệp xây dựng lập quy hoạch chi tiết, đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng và xây dựng hệ thống xử lý ô nhiễm môi trường.

4.1.9. Một số hạn chế, tồn tại và nguyên nhân của hạn chế tồn tại

a) Số cơ sở công nghiệp nông thôn đăng ký tham gia chương trình

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp đẩy mạnh các hoạt động khuyến công trên địa bàn tỉnh phú thọ (Trang 70 - 82)