Yêu cầu quản lý thu thuế đối với hộ kinh doanh cá thể

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý thu thuế đối với hộ kinh doanh cá thể trên địa bàn huyện cẩm khê, tỉnh phú thọ (Trang 27 - 30)

Phần 1 Mở đầu

2.1. Cơ sở lý luận

2.1.3. Yêu cầu quản lý thu thuế đối với hộ kinh doanh cá thể

Tất cả các cơ quan, tổ chức, cá nhân trong xã hội đều có trách nhiệm tham gia quản lý thuế. Việc quản lý thuế được thực hiện theo quy định của Luật Quản lý thuế và các quy định khác của pháp luật có liên quan. Việc quản lý thuế phải bảo đảm công khai, minh bạch, bình đẳng; bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của người nộp thuế (Quốc hội, 2006).

* Yêu cầu quản lý thu thuế

Thu đúng, thu đủ, thu kịp thời theo luật định. Vận dụng thống nhất các văn bản pháp luật về thuế và xây dựng các biện pháp quản lý thu thuế phù hợp với thực trạng kinh tế xã hội trong từng thời kỳ. Quản lý thu thuế phải gắn với việc thực hiện các mục tiêu kinh tế -xã hôi vĩ mô của Nhà nước trong từng thời kỳ.

* Quy trình quản lý thu thuế đối với hộ kinh doanh cá thể

Quy trình quản lý thu thuế là trình tự thực hiện các bước công việc trong quản lý thuế và trách nhiệm thực hiện các bước công việc đó của các bộ phận trong cơ quan thuế.

Theo Chi cục Thuế huyện Cẩm Khê (2018), quy trình quản lý thu thuế chịu sự chi phối của điều kiện kinh tế - xã hội, trình độ quản lý, trình độ nhận thức của NNT, tổ chức bộ máy thu thuế của cơ quan thuế và quy định của pháp luật. Một quy trình quản lý thuế phù hợp phải đảm bảo các yêu cầu:

Thứ nhất, quy trình quản lý thu thuế phải được quy định rõ ràng trong các

văn bản quy phạm pháp luật hoặc các văn bản của cơ quan quản lý thuế, và được công khai đến mọi chủ thể có liên quan.

Thứ hai, phải có sự phân công, phân nhiệm vụ rõ ràng cho các bộ phận

thuế, các phần việc trong một quy trình quản lý và giữa các quy trình quản lý thuế phải được sắp xếp khoa học, liên hoàn, thống nhất theo thứ tự yêu cầu quản lý và thuận lợi cho người nộp thuế.

Thứ ba, nội dung của toàn bộ những công việc, những thao tác nghiệp vụ

phải thực hiện của các bộ phận trong cơ quan quản lý thuế và trình tự thực hiện các công việc các thao tác nghiệp vụ đó trong mối tương tác với các hoạt động của người nộp thuế và các tổ chức cá nhân khác có liên quan trong quản lý thuế.

Sơ đồ 2.1. Quy trình quản lý thuế đối với hộ kinh doanh cá thể

Nguồn: Chi cục thuế huyện Cẩm Khê (2018)

Qua sơ đồ 2.1 cho thấy quy trình quản lý thuế đối với hộ kinh doanh cá thể gồm 6 bước.Cụ thể:

Bước 1. Đội thuế liên xã phường (LXP) phối hợp với Hội đồng tư vấn thuế xã, phường, thị trấn thường xuyên đối chiếu, rà soát địa bàn để nắm lại các HKD thực tế đang hoạt động, đưa vào diện quản lý thuế và hướng dẫn thủ tục kê khai thuế

Bước 2. Đội thuế LXP tiếp nhận hồ sơ khai thuế của HKD, kiểm tra đối chiếu số liệu kê khai (trường hợp hồ sơ khai thuế có sai sót yêu cầu HKD chỉnh

Bước 1: rà soát địa bàn, tổng hợp số hộ, hướng dẫn kê khai Bước 3: Nhập và hạch toán số thuế phải nộp Bước 4: Thông báo và đôn đốc thu

nộp Bước 5: Hạch toán và cập nhật tổng hợp báo cáo

số thu Bước 6: Theo dõi

quản lý nợ và kiểm tra đối tượng

nộp thuế

Bước 2.1: Yêu cầu chỉnh sửa, bổ sung hồ sơ khai thuế Bước 2.2: Nộp lại hồ sơ khai

thuế Bước 2: tiếp nhận

và kiểm tra hồ sơ kê khai

sửa, bổ sung (2.1) và nộp lại cho Đội thuế LXP (2.2), sau đó chuyển cho Đội Kê khai – Kiểm tra thuế (KK-KTT).

Bước 3. Đội KK-KTT nhập hồ sơ khai thuế và hạch toán số thuế phải nộp căn cứ vào các thông tin NNT kê khai trên hồ sơ khai thuế và cơ sở dữ liệu của ngành thuế.

Bước 4. Đội KK-KTT in thông báo thuế khoán chuyển Đội thuế LXP gửi hộ kinh doanh. Đội thuế LXP thực hiện đôn đốc nộp thuế theo đúng hạn ghi trên Thông báo thuế.

Bước 5. Đội KK-KTT thực hiện hạch toán chứng từ (giấy nộp tiền hoặc biên lai) và cập nhật tổng hợp báo cáo thu ngân sách Nhà nước.

Bước 6. Đội KK-KTT thường xuyên theo dõi các trường hợp chậm nộp thuế và gửi danh sách cho Đội quản lý nợ (QLN) theo dõi. Trường hợp nợ kéo dài Đội QLN phối hợp Đội Kiểm tra xử lý.

- Bộ máy quản lý thu thuế đối với hộ kinh doanh cá thể

Để đảm bảo nguồn thu cho Ngân sách Nhà nước nhằm phục vụ cho việc thực hiện các nhiệm vụ và chức năng của nhà nước trong từng thời kỳ nhất định, nhà nước ban hành pháp luật thuế để huy động một bộ phận thu nhập quốc dân thông qua điều tiết một phần thu nhập của các tổ chức và cá nhân trong xã hội vào Nhà nước. Các luật thuế muốn được thực thi trong đời sống xã hội phải thông qua hoạt động của bộ máy thu thuế. Bộ máy thu thuế là tổng thể các cơ quan hành chính có quan hệ hữu cơ với nhau trên cơ sở chức năng, nhiệm vụ và quan hệ công tác được quy định để tổ chức thực thi các luật thuế (Nguyễn Thi ̣ Liên và cs., 2010).

Bộ máy thu thuế được phân chia thành các cấp khác nhau từ trung ương đến tỉnh, huyện. Tổng cục thuế đề ra chế độ, chính sách về thuế. Cục thuế và chi cục thuế tham gia trực tiếp vào việc thu thuế. Để bộ máy thu thuế đạt hiệu quả cần chú ý đến các nội dung về xây dựng cơ cấu tổ chức các cơ quan trong bộ máy thu thuế, xây dựng hệ thống các quy định về chức năng, nhiệm vụ, mối quan hệ trong bộ máy và xây dựng lực lượng cán bộ. Đối với hộ kinh doanh cá thể, do tính chất kinh doanh trải rộng và đông đảo trên khắp địa bàn, để đảm bảo mục tiêu quản lý thu thuế hiệu quả, chặt chẽ, hạn chế thất thu thuế và yêu cầu bộ máy quản lý thu thuế phải đơn giản, gọn nhẹ, chi phí thấp. Mặt khác, cần có một bộ phận chuyên sâu, nắm chắc địa bàn để có thể quản lý hoạt động kinh doanh của hộ kinh doanh một cách chặt chẽ. Mô hình quản lý hiện nay là các Đội thuế phường, xã trực

thuộc Chi cục thuế và các Uỷ nhiệm thu thuế thuộc UBND các xã, phường trực tiếp thực hiện việc quản lý thu thuế. Ngoài ra, còn một số đội bộ phận chuyên môn cùng thuộc Chi cục thuế quản lý để thực hiện công tác tổng hợp, báo cáo, kiểm tra, giám sát và tham mưu về công tác thu thuế (Nguyễn Thi ̣ Liên và cs., 2010)

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý thu thuế đối với hộ kinh doanh cá thể trên địa bàn huyện cẩm khê, tỉnh phú thọ (Trang 27 - 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(115 trang)