Giải pháp về tăng cường công tác kiểm tra, xử lý các vi pha ̣m về thuế

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý thu thuế đối với hộ kinh doanh cá thể trên địa bàn huyện cẩm khê, tỉnh phú thọ (Trang 101 - 102)

Phần 4 Kết quả nghiên cứu và thảo luận

4.4. Giải pháp tăng cường quản lý thu thuế đối với hộ kinh doanh cá thể trên

4.4.5. Giải pháp về tăng cường công tác kiểm tra, xử lý các vi pha ̣m về thuế

Thứ nhất, công tác kiểm tra thuế đối với HKD cá thể phải được thực hiện toàn diện, trải rộng nhiều điạ bàn, thực hiện cả định kỳ lẫn đột xuất để bất ngờ phát hiện được nhiều đối tượng vi phạm và kịp thời xử lý vi phạm. Việc kiểm tra nên tập trung vào những mối nguy cơ lớn và có dấu hiệu khả nghi cao như các HKD nghành nghề nộp thuế TTĐB, các hộ kê khai để kiểm tra chế độ kế toán, hóa đơn chứng từ. Đặc biệt, việc kiểm tra không chỉ nên dựa vào lực lượng mỏng của Chi cục Thuế mà nên phối hợp với một số cơ quan chức năng để nâng cao xác suất tìm kiếm những hành vi gian lận thuế chuyên nghiệp.

Thứ hai, đối với người nộp thuế: Tăng cường kiểm soát việc xuất hoá đơn khi bán hàng hoá, cung cấp dịch vụ bằng cách sử dụng toàn bộ nhân lực của các Đội thuế phường, xã, thị trấn. Với số cán bộ làm công tác quản lý thuế ở phường xã hiện nay chiếm vào khoảng 45-50% trên tổng số cán bộ của Chi cục, việc kiểm tra, kiểm soát sẽ thực hiện được rộng khắp, đồng thời trên địa bàn, nhưng có trọng điểm với mục tiêu răn đe, giáo dục và gây ảnh hưởng lan truyền là chính để việc sử dụng hoá đơn dần đi vào nề nếp.

Thứ ba, đối với cơ quan quản lý thuế: Việc kiểm tra công tác quản lý thuế là một yêu cầu thường xuyên, liên tục, và là nhiệm vụ của nhiều cơ quan thanh

tra, kiểm toán nhà nước các cấp. Các đơn vị thực hiện công tác kiểm tra luôn đề ra tiêu chí “không làm ảnh hưởng đến công tác của cơ quan thuế”. Tuy nhiên, thời gian để phục vụ cho công tác kiểm tra của các đoàn là rất lớn, tài liệu cung cấp nhiều. Vì vậy, công tác kiểm tra, giám sát cần có trọng tâm, trọng điểm, không trùng lắp nội dung kiểm tra. Cần thiết thì thực hiện phân tích rủi ro trước khi lên kế hoạch kiểm tra, giám sát để tiết kiệm thời gian. Kế hoạch phải được thống nhất giữa các đơn vị có chức năng kiểm tra, giám sát để hạn chế trùng lắp. Bên cạnh đó, cần đẩy mạnh việc kiểm soát thanh toán đối với mọi cá nhân thông qua tài khoản, thẻ tín dụng. Kiểm soát chặt chẽ các quy định về việc kê khai tài sản, thu nhập đối với các cán bộ, công chức để làm tiền đề cho việc thực hiện đối với mọi người dân. Bước đầu, Luật thuế GTGT đã có quy định bắt buộc đối với trường hợp mua hàng có giá trị trên 20 triệu đồng phải thanh toán qua Ngân hàng mới được khấu trừ thuế GTGT. Tuy nhiên đây mới chỉ áp dụng cho các trường hợp người nộp thuế là các Doanh nghiệp kê khai thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ. Ngoài ra chưa có quy định nào bắt buộc người kinh doanh sử dụng tài khoản thanh toán. Cùng với việc ưu đãi khi sử dụng hoá đơn chứng từ để kê khai chi phí, đây là giải pháp đồng thời để thực hiện Luật thuế TNCN có hiệu quả. Tuy nhiên, để khuyến khích người dân sử dụng tài khoản, nhà nước cần có chính sách yêu cầu các Ngân hàng phải có cách thức phục vụ mang tính chất hỗ trợ như: giảm phí dịch vụ, chuyển tiền, xây dựng thêm các máy rút tiền tự động, nâng cao chất lượng phục vụ...

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý thu thuế đối với hộ kinh doanh cá thể trên địa bàn huyện cẩm khê, tỉnh phú thọ (Trang 101 - 102)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(115 trang)