Phần 4 Kết quả nghiên cứu và thảo luận
4.1. Đánh giá thực trạng công tác quản lý rác thải sinh hoạt trên địa bàn huyện
4.1.2. Đánh giá thực trạng công tác quản lý rác thải sinh hoạt ở huyện Nam Sách
4.1.2.1. Đánh giá công tác xây dựng kế hoạch quy hoạch và hình thành hệ
thống tổ chức quản lý rác thải sinh hoạt ở huyện Nam Sách
a- Công tác xây dựng kế hoạch, quy hoạch
- Hiện nay trên địa bàn huyện Nam Sách có 18 xã và 01 thị trấn đã hoàn thiện được công tác phê duyệt Quy hoạch xã nông thôn mới trên cả 18 xã. Tại hồ sơ qui hoạch đã xác định được vị trí quy hoạch bãi rác thải của từng xã, tuy nhiên
do nguồn kinh phí còn hạn hẹpnên chưa thể đầu tư xây dựng bãi rác được trên cả các xã, thị trấn.
- Công tác triển khai kế hoạch thực hiện từ huyện xuống xã, đến cơ sở thôn chưa triệt để, chi tiết, thường xuyên.
- Theo báo cáo của phòng Tài nguyên và môi trường huyện đến nay toàn huyện có 77 bãi chứa rác thải:
Trong đó:
+ Có 10 bãi chứa rác thải tập trung được thực hiện đầy đủ các trình tự đầu tư và được ngân sách tỉnh hỗ trợ.
+ Còn lại 67 bãichứa rác, điểm chứa ráclà được hình thành tự phát do các người dân có thói quen đổ rác lâu ngày tạo thành.
Hộp 4.1. Bãi rác thải chưa đáp ứng được nhu cầu của dân
- Hỏi: Số lượng bãi chứa rác có đủ phục vụ nhu cầu không?
- Trả lời:
+ Ở các xã có bãi rác thải tập trung được tỉnh hỗ trợ kinh phí thì đã đảm bảo được việc chứa RTSH trên địa bàn xã thải ra, tuy nhiên hình thức xử lý hiện nay chỉ là chôn lấp nên sau một thời gian thì không đủ chỗ để chứa lượng rác thải sinh hoạt tiếp tục thải ra nữa.
+ Đối với những xã chưa có bãi rác theo quy định (không có quy hoạch, quy mô chưa đủ…): Không đủ dung tích để chứa RTSH thải ra hàng ngày, đồng thời gây ô nhiễm môi trường.
Nguồn: Phỏng vấn sâu bà Nguyễn Thị Huệ - Chuyên viên phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Nam Sách.
- Trong thời gian tới cần phải tiếp tục triển khai việc lập quy hoạch chi tiết xây dựng bãi RTSH các xã còn lại, triển khai kế hoạch cụ thể xuống từng xã và cơ sở thôn. Cần phải dự báo được lượng rác thải phát sinh trong thời gian tiếp theo để có kế hoạch xây dựng bãi rác có qui mô hợp lý và bãi rác thay thế bãi rác đã chôn lấp đầy. Việc xây dựng quy hoạch, kế hoạch phải có tầm nhìn xa để
mang tính phù hợp lâu dài.
b- Hệ thống tổ chức quản lý rác thải sinh hoạt ở huyện Nam Sách
Trên địa bàn huyện Nam Sách đang thực hiện với mô hình quản lý, thu
gom rác thải sinh hoạt như sau: - UBND Cấp huyện
+ UBND huyện giao cho phòng Tài nguyên và Môi trường là cơ quan quản lý nhà nước quản lý RTSH nói riêng và môi trường nói chung trên địa bàn huyện. Công tác quản lý rác thải sinh hoạt hiện nay được thực hiện theo sơ đồ 4.1.
+ Phòng Tài nguyên và Môi trường đang là cơ quan quản lý nhà nước quản
lý môi trường và đất đai trên địa bàn huyện. Công tác quản lý rác thải sinh hoạt hiện nay được thực hiện theo sơ đồ 4.1.
Sơ đồ 4.1. Sơ đồ tổ chức quản lý RTSH trên địa bàn huyện Nam Sách
UBND huyện (Chủ tịch huyện) Phòng Tài nguyên và Môi trường UBND xã (cán bộ môi trường) Tổ thu gom rác/ Hợp tác xã thu gom rác
+ Theo sơ đồ 4.1 trên cho thấy vấn đề quản lý RTSH được UBND huyện
giao cho phòng Tài nguyên và Môi trường quản lý. Ở cấp xã, vấn đề quản lý RTSH được giao cho cán bộ môi trường phụ trách. Cán bộ môi trường xã sẽ kết hợp cùng với các tổ vệ sinh môi trường hoặc Hợp tác xã thu gom rác thải tại các
thôn, làng, cụm dân cư, đảm nhiệm trực tiếp việc thu gom và vận chuyển RTSH trên địa bàn do mình phụ trách.
+ Hiện tại phòng Tài nguyên và Môi trường huyện có 09 biên chế gồm 01 Trưởng phòng, 03 phó Trưởng phòng, 05 chuyên viên, trong đó chỉ có duy nhất 01 chuyên viên phụ trách vấn đề môi trường. Như vậy có thể thấy nhân lực cấp huyện dành cho vấn đề quản lý môi trường nói chung và quản lý RTSH còn rất mỏng.
- UBND cấp xã
+ Các xã, thị trấn trên địa bàn huyện đều đã có cán bộ phụ trách vấn đề môi trường kiêm nhiệm các lĩnh vực Địa chính – Xây dựng. Điều này cho thấy mặc dù đã có sự quan tâm tới vấn đề môi trường và quản lý RTSH nhưng rõ ràng nhân lực quản lý của các địa phường vẫn còn nhiều bất cập.
- Quản lý môi trường cấp thôn, khu dân cư
+ Trưởng thôn, khu dân cư và các quản lýthôn thực hiện chức năng quản lý về vệ sinh môi trường trên địa bàn thôn theo nhiệm vụ được UBND xã, thị trấn giao.
+ Xây dựng, cụ thể hóa các quy định, nội quy VSMT trên địa bàn thôn.
+ Chỉ đạo và kiểm tra việc thực hiện các nội quy, quy định của xã, thị trấn,
thôn và khu dân cưvề công tác VSMT trên địa bàn.
+ Báo cáo tình hình VSMT với UBND xã, thị trấn trong các cuộc họp định kỳ, hàng năm lập báo cáo VSMT của thôn.
+ Theo dõi, nhắc nhở và hướng dẫn các hộ gia đình thực hiện nội quy VSMT và các hoạt động làm sạch ngõ xóm, bố trí điểm tập kết ráchợp lý.
c- Mô hình Tổ thu gom
Quy trình thu gom RTSH cơ bản của huyện được tiến hành như sau:
- Hình thức thứ nhất: Tổ thu gom rác sẽ tiến hành thu gom RTSH tại các
hộ gia đình, sau đó vận chuyển thẳng tới bãi rác tập trung của địa phương để đổ và xử lý chôn lấp(đa số thực hiện theo hình thức này).
- Hình thức thứ hai: Người dân tự vận chuyển RTSH của gia đình mình trên đường đi làm đem ra đê hoặc kênh mương, sông hồ nơi rễ đổ rác (hình thức này số ít người dân vẫn thực hiện tuy nhiên không nhiều).
Quy trình thu gom RTSH trên địa bàn huyện Nam Sách được thể hiện trong sơ đồ dưới đây:
Sơ đồ 4.2. Mô hình thu gom, vận chuyển RTSH trên địa bàn huyện
Mô hình này phù hợp với điều kiện vùng nông thôn vì tổ thu gom triển khai thu gom được trong các ngõ hẻm, những nơi mà xe chuyên dụng không đến được.
Tuy nhiên, để triển khai hiệu quả và duy trì được hoạt động, chính quyền địa phương (UBND xã, thị trấn) phải quản lý tốt tổ thu gom (về kinh phí và tổ chức hoạt động). Nguồn phát sinh Xe đẩy tay Xe đẩy tay, xe ba gác, công nông tự chế, xe tải Xe đạp, xe máy Bãi chôn lấp Điểm tập kết Xe tải Kênh mương, sông hồ…
d- Trách nhiệm của các đơn vị tham gia quản lý RTSH
- Phòng Tài nguyên và Môi trường
+ Chủ trì hướng dẫn, kiểm tra và đôn đốc các ngành, các cấp và các tổ chức liên quan triển khai thực hiện kế hoạch này tổng hợp đề xuất giải quyết kịp thời những khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện báo cáo UBND
huyện.
+ Phối hợp với các phòng ban, UBND các xã, thị trấn tăng cường công tác tuyên truyền, giáo dục nâng cao ý thức chấp hành pháp luật về RTSH nói riêng và bảo vệ môi trường của huyện nói chung, cũng như tìm giải pháp xử lý các khu vực điểm ô nhiễm môi trường đang tồn tại và gây bức xúc từ trước đến nay trên địa bàn huyện.
- UBND xã, thị trấn
+ Tổ chức thực hiện kế hoạch, chỉ đạo thực hiện tốt chức năng quản lý
Nhà nước về bảo vệ môi trường theo phân cấp. Định kỳ, hàng quý, sáu tháng, một năm hoặc đột xuất tổng hợp báo cáo UBND huyện kết quả thực hiện kế hoạch.
- Tổ thu gom rác các thôn, khu dân cư
+ Theo ý kiến của tổ thu gom, việc trang bị thiết bị lao động là một vấn đề quan trọng và ảnh hưởng đến hiệu quả công việc. Qua điều tra được biết trang thiết bị phục vụ cho công tác thu gom và vận chuyển RTSH trên địa bàn huyện hiện nay là tương đối đầy đủ, tạm thời đáp ứng yêu cầu công việc hiện nay của họ. Một số công nhân có ý kiến là nên bổ sung một số thùng rác lớn tại những khu tập trung đông người để tránh tình trạng rác đầy chưa vận chuyển kịp rơi vãi ra ngoài, gây cản trở quá trình thu gom rác và mất VSMT. Chính vì vậy có thể thấy công tác thu gom, vận chuyển RTSH của xã nói riêng và của huyện nói chung đã tốt hơn trước rất nhiều.
+ Bảo hộ lao động cũng là một vấn đề đặc biệt quan trọng, không những liên quan đến sức khỏe của người lao động mà còn ảnh hưởng đến hiệu quả công việc. Tất cả các công nhân VSMT được điều tra đều biết họ nhận được sự quan tâm rất nhiệt tình, chu đáo của phòng Tài nguyên và môi trường, UBND các xã,
thị trấn. Vì thế họ rất yên tâm làm việc, chính điều đó cũng góp phần làm cho công tác thu gom, vận chuyển RTSH ngày một tốt hơn.
e- Ý kiến đánh giá về hệ thống tổ chức quản lý, thu gom RTSH của huyện Nam Sách
Thực tế điều tra, phỏng vấn sâu cán bộ quản lý môi trường được biết công tác thu gom, xử lý RTSH hiện nay đã tốt hơn trước rất nhiều. Nhìn chung hệ thống thu gom và xử lý rác thải như hiện nay là phù hợp với địa hình cũng như thói quen sinh hoạt của người dân. Vấn đề ở đây là ý thức chấp hành của người dân đối với những chủ trương, chính sách, những hoạt động BVMT do chính quyền các cấp tổ chức và sự hưởng ứng của người dân. Khó khăn nhất đối với khâu xử lý rác thải trên địa bàn huyện là ý thức chấp hành của người dân trong quá trình vứt rác thải chưa đúng nơi quy định.
Bảng 4.5. Ý kiến đánh giá về hệ thống quản lý RTSH
(Tổng hợp từ số liệu điều tra 02 xã + 01 thị trấn)
Tiêu chí đánh giá Mức đánh giá Số lượng Tỷ lệ (%)
Hệ thống thu gom Tốt 23 76,67 Bình thường 6 20,00 Không tốt 1 3,33 Ý thức chấp hành của người dân Tốt 11 36,67 Bình thường 13 43,33 Không tốt 6 20,00
Công tác thu gom, vận chuyển, xử lý rác thải sinh hoạt
Tốt 15 50,00
Bình thường 12 40,00
Không tốt 3 10,00
(Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra năm 2015)
Với công tác thu gom và xử lý RTSH hiện nay, các cán bộ phụ trách môi trường huyện, xã, thị trấn có một số ý kiến sau:
- Các cấp liên quan nên hỗ trợ thêm ngân sách cho phòng Tài nguyên và Môi
trường, UBND các xã, thị trấn để sắm thêm dụng cụ phục vụ công tác thu gom rác trên địa bàn huyệngóp phần giúpcông nhân VSMT thu gom hiệu quả hơn.
- UBND tỉnh cần có quy định rõ ràng và cứng rắn, các chế tài thích hợp đối với các hộ gia đình không chấp hành quy định về thu gom RTSH để UBND
huyện, các xã thị trấn có cơ sở thực hiện và như vậy người dân sẽ có ý thức hơn trong việc BVMT.
- UBND tỉnh nên hỗ trợ kinh phí cho các xã, thị trấn để tu bổ, nâng cấp các tuyến đường giao thông phục vụ công tác thu gom, vận chuyển RTSH, đầu tư
nâng cao hạ tầng kỹ thuật phục vụ công tác quản lý RTSH.
- Bố trí vị trí quy hoạch bãi rác phù hợp với điều kiện địa hình từng xã và theo đúng qui định giúp công tác xử lý rác tốt hơn.
f- Ý kiến đánh giá của các hộ dân về công tác thu gom xử lý RTSH tại
huyện Nam Sách
Tiến hành điều tra phỏng vấn 90 hộ được thu gom, vận chuyển và xử lý RTSH thì tỷ lệ phần trăm hộ gia đình tạm thời đáp ứng nhu cầu là 53,33%
(bảng 4.6). Tuy nhiên, phần ý kiến chưa đảm bảo, thậm chí là kém cũng
nhiều, do đó trong tương lại cần phải có những giải pháp giúp cho công tác quản lý, thu gom hiện tại nên được cải tiến cho phù hợp hơn với khối lượng
RTSH ngày càng ra tăng.
Bảng 4.6. Ý kiến của hộ dân về công tác thu gom, xử lý RTSH
Mức hài lòng Đơn vị hành chính ĐVT Tốt Tạm đáp ứng nhu cầu Chưa đảm bảo Kém Tổng T.T Nam Sách Ý kiến 5 18 6 1 30
Xã Thanh Quang Ý kiến 4 17 7 2 30
Xã Hồng Phong Ý kiến 3 13 11 3 30
Tổng số phiếu Ý kiến 12 48 24 6 90
Tỷ lệ % 13,33 53,33 26,67 6,67 100,0
Nguồn: Tổng hợp từđiều tra (2015) Trong điều kiện thiếu thốn về tài chính, nhân lực, phương tiện, dụng cụ làm việc nhưng khối lượng công việc vẫn tương đối đảm bảo. Đây là sự cố gắng lớn của các tổ thu gom RTSH. Hiện nay trên địa bàn huyện có 18 xã và 01 thị trấn, khối lượng rác phát sinh hằng ngày khoảng 186,79 tấn(các nguồn phát sinh
từ các thôn, cụm dân cư khoảng 80% - 90% phần còn lại chưa được thu gom xử lý là do một số người dân vẫn có thói quen vứt rác không đúng nơi quy định.
* Nhìn chung với công tác xây dựng kế hoạch quy hoạch và hình thành hệ thống tổ chức quản lý rác thải sinh hoạt ở huyện Nam Sách như hiện nay chưa đầu đảm bảo được nhu cầu hiện tại của đại phương trong thời gian tới tiếp tục phải hoàn thiện hơn nữa.
4.1.2.2. Đánh giá công tác xây dựng quy chế quản lý rác thải sinh hoạt ở
huyện Nam Sách
a- Tình hình triển khai xây dựng quy chế quản lý RTSH
Vớikết quả phiếu điều tra về việc đổ RTSH đúng nơi quy định, trong tổng số 90 phiếu điều tra trên địa bàn 02 xã và 01 thị trấn thì xã Thanh Quang có 28/30 phiếu đổ rác đúng nơi quy định chiếm 93,33% còn lại 2/30 phiếu không đổ rác đúng nơi quy định chiếm 6,67%, vì cho rằng tiện đâu thì đổ, còn xã Hồng
Phong 26/30 phiếu thực hiện đổ rác đúng nơi quy định chiếm 86,67% còn lại
4/30 phiếu không thực hiện đúng nơi quy định chiếm 13,33% cho rằng trên đường đi làm đồng đổ ra mương... thị trấn Nam Sách 29/30 phiếu đổ rác đúng nơi quy định chiếm 96,67 % vì tổ thu gom môi trường đi đến ngõ của các hộ gia đình gõ kẻng nên các hộ gia đình tự giác mang rác ra đổ lên xe đẩy, còn lại 1/30
không kịp đổ hoặc đổ rác không đúng nơi quy định chiếm 3,33%.
Bảng 4.7. Ý kiến của hộ dân về tình hình đổrác đúng nơi qui định
Địa bàn nghiên cứu Đổrác đúng nơi qui định Đổrác không đúng nơi qui định Tổng số Số ý kiến Tỷ lệ (%) Số ý kiến Tỷ lệ (%) T.T Nam Sách 29 96,67 1 3,33 30 Xã Thanh Quang 28 93,33 2 6,67 30 Xã Hồng Phong 26 86,67 4 13,33 30 Tính chung 83 92,22 7 7,78 90
Nguồn: Tổng hợp từđiều tra (2015) Như vậy qua điều tra cho thấy, nhận thức người dân trong vấn đề đổ thải rác sinh hoạt ngày càng được nâng cao. Đa số người dân đã nhận thức được cần bỏ rác đúng nơi quy định, đồng thời vận động những người thân xung quanh cùng thực hiện.
b- Đánh giá công tác xây dựng quy chế
Tại Nghị Quyết số 93/2014/NQ-HĐND15 ngày 11/12/2014 của HĐND
tỉnh Hải Dươngvề việc bãi bỏ quy định thu, điều chỉnh mức thu và tỷ lệ điều tiết một số loại phí trên địa bàn tỉnh Hải Dương là 4.000đồng/khẩu/tháng, với hộ sản xuất kinh doanh từ 60.000đ – 200.000đ/hộ/tháng tuỳ theo bậc thuế môn bài. Tuy
nhiên việc áp dụng mức phí trên địa bàn huyện Nam Sách lại khác nhau không thống nhất và đồng đều ở các xã, thị trấn. Việc thu phí có thể là do cấp xã hoặc thôn thực hiện.
Cụ thể, tại 2 xã Thanh Quang, Hồng Phong và thị trấn Nam Sách có mức thu phí như sau.
- Xã Thanh Quang có mức thu đối với các hộ gia đình không kinh doanh