Kiến của hộ dân về tình hình đổ rác đúng nơi qui định

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý rác thải sinh hoạt trên địa bàn huyện nam sách, tỉnh hải dương (Trang 79)

Địa bàn nghiên cứu Đổrác đúng nơi qui định Đổrác không đúng nơi qui định Tổng số Số ý kiến Tỷ lệ (%) Số ý kiến Tỷ lệ (%) T.T Nam Sách 29 96,67 1 3,33 30 Xã Thanh Quang 28 93,33 2 6,67 30 Xã Hồng Phong 26 86,67 4 13,33 30 Tính chung 83 92,22 7 7,78 90

Nguồn: Tổng hợp từđiều tra (2015) Như vậy qua điều tra cho thấy, nhận thức người dân trong vấn đề đổ thải rác sinh hoạt ngày càng được nâng cao. Đa số người dân đã nhận thức được cần bỏ rác đúng nơi quy định, đồng thời vận động những người thân xung quanh cùng thực hiện.

b- Đánh giá công tác xây dựng quy chế

Tại Nghị Quyết số 93/2014/NQ-HĐND15 ngày 11/12/2014 của HĐND

tỉnh Hải Dươngvề việc bãi bỏ quy định thu, điều chỉnh mức thu và tỷ lệ điều tiết một số loại phí trên địa bàn tỉnh Hải Dương là 4.000đồng/khẩu/tháng, với hộ sản xuất kinh doanh từ 60.000đ – 200.000đ/hộ/tháng tuỳ theo bậc thuế môn bài. Tuy

nhiên việc áp dụng mức phí trên địa bàn huyện Nam Sách lại khác nhau không thống nhất và đồng đều ở các xã, thị trấn. Việc thu phí có thể là do cấp xã hoặc thôn thực hiện.

Cụ thể, tại 2 xã Thanh Quang, Hồng Phong và thị trấn Nam Sách có mức thu phí như sau.

- Xã Thanh Quang có mức thu đối với các hộ gia đình không kinh doanh thì mức thu 3.500đ/khẩu/tháng và mức thu 20.000đ - 30.000đ/hộ/tháng đối với các hộ sản xuất kinh doanh.

- Xã Hồng Phong có mức thu đối với hộ gia đình không kinh doanh là 3.000đ/khẩu/tháng còn đối với hộ kinh doanh là 10.000đ – 20.000đ/hộ/tháng.

- Thị Trấn Nam Sách đối với hộ không kinh doanh thì mức thu là

4.000đ/khẩu/tháng còn đối với hộ kinh doanh là 30.000 – 100.000đ/hộ/tháng

Theo kết quả điều tra với mức phí thu gom rác thải sinh hoạt của các hộ gia đình của 2 xã và 1 thị trấn nói riêng và cả huyện Nam Sách nói chung, trong

quá trình điều tra phỏng vấn 90 hộ trên địa bàn huyện thì ý kiến về mức phí VSMT được thể hiện theo bảng sau:

Bảng 4.8. Đánh giá của người dân về mức phí vệsinh môi trường

TT Địa điểm Số hộ Ý kiến đánh giá Thấp TB Cao Số ý kiến Tỷ lệ (%) Số ý kiến Tỷ lệ (%) Số ý kiến Tỷ lệ (%) 1 TT Nam Sách 30 6 20,00 16 53,33 8 26,67 2 Xã Thanh Quang 30 7 23,33 20 66,67 3 10,00 3 Xã Hồng Phong 30 7 23,33 13 43,33 10 33,34 Tính chung 90 20 22,22 49 54,44 21 23,34 ồ ổ ợ ừđiề

Bảng 4.8 cho thấy, số người dân trên địa bàn các xã cho rằng mức phí thu gom rác thải hiện nay là vừa phải, phù hợp với điều kiện sống của họ chiếm tỷ lệ cao nhất từ 43,33%– 66,67% (trung bình đạt 54,44%); số người cho rằng mức phí hiện nay cao chiếm tỷ lệ từ 10% - 33,34% (trung bình 23,34%); tỷ lệ người dân cho rằng mức phí thu gom hiện nay là thấp chỉ chiếm từ 20% - 23,33%

(trung bình là 22,22%). Số lượng người dân cho rằng mức phí đóng góphiện tại trung bình chiếm tỷ lệ cao và tập trung chủ yếu ở xã Thanh Quang, còn người dân ở thị trấn Nam Sách cho rằng mức phí như hiện tại cũng ở mức độ trung

bình, còn xã Hồng Phongcho là hơi cao. Như vậy, mức phí thu gom RTSH hiện nay tại các hộ gia đình tại 02 xã và 01 thị trấn, cũng như các hộ kinh doanh là rất khác nhau, do đó để thuận tiện cho việc thu phí cũng như công tác quản lý thu gom, vận chuyển RTSH trên địa bàn huyện đề nghị:

+ Các cá nhân, hộ gia đình, cơ sở sản xuất kinh doanh, dịch vụ trên địa bàn huyện tích cực tham gia phân loại rác tại nguồn tại hộ gia đình theo hướng dẫn của các tuyên truyền viên và tổ thu gom.

+ Vỏ bao thuốc bảo vệ thực vật phải bỏ vào các điểm tập kết qui định, không vất bừa bãi ra bờ ruộng, lòng kênh, mương.

+ Xác súc vật chết do dịch bệnh phải được để riêng và báo cơ quan thú y và tổ thu gom để thu gom xử lý riêng.

+ Tham gia bỏ rác đúng quy định, nộp đầy đủ và đúng hạn phí vệ sinh môi trường theo quy định.

+ Tham gia hoạt động vệ sinh môi trường ở đường làng, ngõ xóm, nơi công cộng và hoạt động tự quản về bảo vệ môi trường của cộng đồng dân cư. + Thực hiện các quy định về bảo vệ môi trường đối với rác thải sinh hoạt trong quy ước và các qui định quản lý, xử lý rác thải sinh hoạt do UBND tỉnh, huyện, xã ban hành.

4.1.2.3. Đánh giá công tác tuyên truyền, vận động người dân trong quản lý

RTSH

a- Tổ chức công tác tuyên truyền

- Các đơn vị trên địa bàn tích cực tham gia công tác xã hội hóa thu gom, vận chuyển rác thải sinh hoạt. Góp phần từng bước tạo sự chuyển biến mạnh mẽ trong nhận thức, hành động của người dân, tạo sự quan tâm, chú ý của cộng đồng

xã hội trong việc bảo vệ môi trường nơi sinh sống, trong sinh hoạt gia đình hàng ngày và những hoạt động sản xuất, kinh doanh, chăn nuôi, trồng trọt…

- Tuyên truyền chủ trương, chỉ đạo của tỉnh, huyện về bảo vệ môi trường tổ chức thực hiện các nhiệm vụ cụ thể về bảo vệ môi trường, giải quyết một số tồn tại về ô nhiễm môi trường.

- Phát huy quyền làm chủ, nâng cao tính tích cực,chủ động của người dân trong việc tham gia thực hiện các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách và

Pháp luật của Nhà nước, trong đó có các quy định về môi trường làng nghề cũng như xây dựng các quy ước, hương ước của cộng đồng dân cư trong lĩnh vực bảo

vệ môi trường. Nhiều hương ước đã ra đời tại các làng nghề, nhiều tổ chức tự nguyện hoạt động bảo vệ môi trường với sự đóng góp tài chính của từng hộ sản xuất đã hoạt động hiệu quả.

- Chịu trách nhiệm cương quyết xử lý các trường hợp cố tình vi phạm các

quy định của nhà nước và địa phươngvề đảm bảo vệ sinh môi trường trên địa bàn.

- Phối hợp với các cán bộ làm công tác vệ sinh môi trường tại thôn trong việc hướng dẫn thực hiện, theo dõi, kiểm tra việc thực hiện Luật BVMT và các quy định của địa phươngvề vệ sinh môi trường.

b- Kết quả công tác tuyên truyền

Trong 1 năm về tổ chức tuyên truyền 3 cuộc tuyên truyền với 96 người tham dự, và 2 buổi/quý phát tờ rơi, áp phích ngoài ra còn phối kết hợp với các ngành, đoàn thể trong huyện về việc tổ chức tuyên truyền triển khai cho nhân dân trên địa

bàn. UBND huyện chỉ đạo các cơ quan chuyên môn phối hợp với UBND các xã, thị trấn và các ban ngành, đoàn thểtổ chức phổ biến Luật bảo vệ môi trường.

Bảng 4.9. Kết quả công tác tuyên truyền tại huyện Nam Sách

Nôi dung mục tiêu Số đợt/quý/huyện (buổi)

Độ tuổi

tham gia Số người tham gia

Tổ chức tuyên truyền phân

loại RTSH 3 20 – 40 96

Phát tờ rơi, áp phích.. 2 20 - 60 500 - 700

Các đơn vị phối kết hợp 6 25 - 45 50 - 60

- Làm tốt các công tác kiểm tra việc bảo vệ môi trường trong lĩnh vực chăn nuôi hộ gia đình, không xả rác thải sinh hoạt ảnh hưởng đến ô nhiễm môi trường của người dân trong xã, thị trấn như: Tiếp nhận đơn khiếu nại, kiểm tra

xác minh, vận động và xử phạt nghiêm khắc các trường hợp vi phạm.

- Kiểm tra nhắc nhở người dân giữ gìn vệ sinh sạch đẹp nơi ở và yêu cầu các hộ dân không được xả nước thải, rác thải ra môi trường, nơi khu vực sinh hoạt cũng như buôn bán. Thành lập được ở mỗithôn một tổ thu gom RTSH.

- Một số đánh giá của lãnh đạo xã được thể hiện trong báo cáo: Thiếu cán bộ quản lý môi trường, việc phát hiện xử lý các vi phạm chưa kịp thời nên tình trạng ô nhiễm môi trường trên địa bàn xã, thị trấn vẫn còn xảy ra…

- Trong kế hoạch bảo vệ môi trường của xã, thị trấn hàng năm thể hiện như sau:

+ Thường xuyên kiểm tra các cơ sở kinh doanh, các hộ chăn nuôi để nhắc nhở bảo vệ môi trường.

+ Thường xuyên theo dõi và chỉ đạo kịp thời chấn chỉnh người dân

trong việc đổ RTSH đúng nơi quy định từng bước đi vào nề nếp, vận động nhân dân ý thức giữ gìn vệ sinh môi trường và bảo vệ môi trường đúng theo

Luật Bảo vệ môi trường quy định. Vấn đề môi trường từ lâu đã là mối quan tâm hàng đầu của tất cả các cơ quan quản lý môi trường cũng như hầu hết mọi người dân trong huyện Nam Sách, đã có rất nhiều các hoạt động nhằm nâng cao nhận thức của người dân, giáo dục, tuyên truyền ý thức bảo vệ môi trường cho cán bộ và người dân trong huyện nhiều lĩnh vực về môi trường được cải thiện như phương tiện thu gom rác, tổ chức tuyên truyền người dân… Những hoạt động đó của huyện đã góp phần nào nâng cao nhận thức của người dân trong việc bảo vệ môi trường sống.

Tuy nhiên những hoạt động đó chưa hoàn toàn mang lại kết quả tốt, vấn đề về hướng dẫn người dân cách phân loại và xử lý rác thải sinh hoạt hàng ngày vẫn còn rất ít được chú trọng thậm chí có nơi hoàn toàn không có. Do đó vấn đề về nâng cao công tác vận động hướng dẫn người dân phân loại rác trước khi xử lý đang là nhu cầu cần thiết trong công tác bảo vệ môi trường của huyện.

c - Đánh giá chung về công tác tuyên truyền

Nói chung hiện nay trên địa bàn huyện hoạt động tuyên truyền vấn đề rác thải sinh hoạt nói riêng và vấn đề vệ sinh môi trường nói chung mới chỉ mang

tính chấtphát động, chưa được triển khai liên tục. Công tác tuyên truyền chủ yếu nhờ các cuộc họp của các thôn, tổ trưởng tổ dân phố sẽ quán triệt tới các thành viên tham dự, thỉnh thoảng có bài viết tuyên truyền đọc trên loa phát thanh của xã, thị trấn, phát tờ rơi, treo áp phích.

Như vậy trước tình trạng này, các cấp chính quyền nên có nhiều biện pháp tích cực hơn nữa trong việc tuyên truyền, nâng cao nhận thức người dân trong vấn đề RTSH cũng như bảo vệ môi trường nói chung.

Hộp 4.2. Công tác tuyên truyền chưa rộng khắp

4.1.2.4. Đánh giá công tác lưu trữ và phân loại rác thải sinh hoạt của các hộ dân

Việc lưu trữ và phân loại RTSH của các hộ dân chưa được thực hiện tốt: Rác được lưu trữ bằng các vật dụng sẵn có của gia đình như: Túi ni lông, thùng

xốp, xô chậu nhựa… đồng thời các hộ dân chưa thực sự triển khai phân loại rác tại hộ gia đình.

Hộp 4.3. Phân loại rác thảichưa được thực hiện nghiên túc

Hỏi: Ý kiến về số đợt tuyên truyền, số người tham gia, sau khi tuyên truyền có hiểu không và có thực hiện được không?

- Trả lời:

+ Số đợt tuyên truyền còn ít chưa triển khai đến hết các cơ sở, trong mỗi đợt tuyên truyền số lượng người tham gia không nhiều. Tại các đợt tuyên truyền đã hiểu được vấn đề cần tuyên truyền. Sau khi về có áp dụng tại gia đình tuy nhiên chưa thường xuyên. Không có thời gian để tuyên truyền cho các hộ không tham gia tuyên truyền.

Nguồn: Phỏng vấn sâu bà Nguyễn Thị Hương – sinh năm 1979, thôn Vận Tải Tây, xã Hồng Phong.

Hỏi: Ý kiến về phân loại rác? - Trả lời:

+ Thỉnh thoảng gia đình tôi cũng phân loại nhưng sau một thời gian tôi thấy người thu gom chất cả vào xe để chuyên đi nên tôi không phân loại nữa, cứ để chung vào một loại đựng và để một chỗ cho người thu gom.

Nguồn: Phỏng vấn sâu ông Nguyễn Văn Hiếu – sinh năm 1983, thôn Linh Khê, xã Thanh Quang.

RTSH hàng ngày từ các khu dân cư, các hộ gia đình được người dân cho

vào túi nilon, thùng xốp, xô chậu nhựa, bao dứa để trong khu vực gia đình hoặc trước cổng nhà. Cứ khoảng 5h00’- 6h30’ và 16h00’ - 17h30’ thì các hộ gia đình đặt sẵn các vật dụng chứa rác ra trước cửa nhà để công nhân VSMT đi thu gom. Tại khu vực chợ vào cuối ngày rác sẽ được ban quản lý chợ quét dọn, chất thành đống sau đó chờ tổ VSMT đến thu gom và vận chuyển đến điểm trung chuyển của xã, thị trấn. Các trụ sở cơ quan, trường học, khu vực công cộng có thùng rác công cộng để đựng RTSH. Bảng 4.10. Vật dụng chứa rác của hộđiều tra STT Vật dụng đựng rác Thị trấn Nam Sách Xã Thanh Quang Hồng Phong Tổng Số lượng (hộ) Tỷ lệ (%) Số lượng (hộ) Tỷ lệ (%) Số lượng (hộ) Tỷ lệ (%) Số lượng (hộ) Tỷ lệ (%) 1 Túi nilon 7 23,33 14 46,67 13 43,33 34 37,78 2 Thùng xốp 2 6,67 3 10,00 4 13,33 9 10,00

3 Xô, chậu nhựa 17 56,67 10 33,33 8 26,67 35 38,89

4 Bao dứa 4 13,33 3 10,00 5 16,67 12 13,33

Tổng 30 100 30 100 30 100 90 100

Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra (2015)

Theo số liệu điều tra 100% số hộ được điều tra có vật dụng để chứa RTSH. Túi nilon; xô, chậu nhựa là những vật dụng thường được người dân sử dụng để chứa RTSH nhiều nhất, tỷ lệ hộ sử dụng lần lượt là 37,78%; 38,89% tổng số hộ điều tra. Ngoài ra các hộ còn sử dụng bao dứa là 13,33 % và thùng xốp 10%.

Các hộ dân tại xã Thanh Quang và Hồng Phongvẫn chủ yếu là sử dụng túi nilon nhiều nhất (46,67% và 43,33% số hộ được điều tra). Lý do chính lựa chọn việc sử dụng túi nilon là, hiện nay người dân đi chợ mua hàng hóa đều được đựng bằng túi nilon, sau đó người dân sẽ tận dụng túi nilon đó dùng để đựng RTSH hàng ngày và dùng một lần rồi bỏ đi, mặt khác đựng rác vào túi nilon tiện và dễ vận chuyển.

Xô nhựa là vật dụng nặng, độ bền cao, sức chứa trung bình, di chuyển dễ, có nắp đậy nên không gây nhiều mùi, có thể dùng nhiều lần. Xô nhựa cũng là vật dụng được các hộ sử dụng nhiều, chủ yếu là những hộ làm kinh doanh, buôn bán. Tỷ lệ hộ sử dụng xô nhựa cao nhất nằm tại thị trấn Nam Sách (56,67% số hộ được điều tra tại thị trấn), tiếp đến là các hộ ở xã Thanh Quang và Hồng Phong lầnlượt là 33,33% và 26,67%. Có số trên là qua điều tra, phỏng vấn được biết lý do chủ yếu là những hộ làm kinh doanh, buôn bán, những hộ tại xã có chợ để RTSH ngay trong nhà, do vậy việc sử dụng xô nhựa để chứa RTSH là lựa chọn tối ưu nhất đối với những hộ gia đình tại đây.

Bên cạnh những hộ sử dụng xô nhựa, túi nilon làm vật dụng chứa rác thì còn có hộ sử dụng thùng xốp. Tuy thùng xốp đựng được nhiều rác nhưng khi vận chuyển cồng kềnh, dễ hỏng nên người dân sử dụng thùng xốp chỉ với tỷ lệ 10% tổng số hộ điều tra.

Như vậy 100% số hộ điều tra đều có vật dụng chứa rác, việc lựa chọn vật dụng chứa rác của các hộ đều mang tính chất tận dụng, gọn nhẹ, dễ di chuyển, có sức chứa lớn và phù hợp với điều kiện của hộ. Nhưng việc phân loại RTSH tại các hộ chưa được thựchiện nhiều.

4.1.2.5. Đánh giá công tác thu gom, vận chuyển, xử lý RTSH của tổ VSMT

* Công tác thu gom RTSH tại huyện Nam Sách

Công việc thu gom RTSH trên địa bàn huyện là do công nhân vệ sinh môi

trường huyện chịu trách nhiệm sau đó vận chuyển đến các điểm trung chuyển. Sau đó thu gom, vận chuyển rác từ các điểm trung chuyển về bãi rác tập trung của các xã. Hiện nay trên địa bàn huyện có hai hình thức thu gom chính gắn liền

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý rác thải sinh hoạt trên địa bàn huyện nam sách, tỉnh hải dương (Trang 79)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(133 trang)