Số xe vận chuyển RTSH tại huyện Nam Sách

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý rác thải sinh hoạt trên địa bàn huyện nam sách, tỉnh hải dương (Trang 89 - 92)

Năm Khối lượng RTSH Xe Ôtô vận

chuyển Tình trạng phục vụ 2013 57.526,35 2 Chưa đáp ứng 2014 61.721,35 2 Chưa đáp ứng 2015 67.244,18 3 Chưa đáp ứng

Nguồn: Phòng tài nguyên và môi trường huyện Nam Sách - Số xe vận chuyển RTSH hiện nay còn ít, chưa đủ phục vụ nhu cầu vận chuyển, tuy nhiên tại các tổ thu gom đã tích cực hoạt động tăng số lượng chuyến chạy trong ngày lên do đóđã vận chuyển được hết số lượng RTSH đến nơi xử lý

rác. Trong tương lai sẽ phải đặt ra các giải pháp đầu tư mua sắm thêm xe vận chuyện để phục vụ nhu cầu tốt hơn.

* Công tác xử lý RTSH

Mục đích của các phương pháp xử lý chất thải:

- Nâng cao hiệu quả của việc quản lý chất thải, bảo đảm an toàn vệ sinh môi trường.

- Thu hồi vật liệu để tái sử dụng, tái chế…

- Thu hồi năng lượng từ rác cũng như các sản phẩm chuyển đổi.

Chất thải sau khi thu gom, vận chuyển được xử lý bằng nhiều biện pháp

Thiêu đốt: là biện pháp đòi hỏi chi phí cao nên chủ yếu được áp dụng tại các nước phát triển, ở các nước đang phát triển áp dụng với quy mô nhỏ để xử lý chất thải độc hại như chất thải bệnh viện, chất thải công nghiệp.

Ủ sinh học: phương pháp phổ biến để xử lý rác, tạo điều kiện cho rác được phân huỷ biến thành mùn, có thể dùng làm phân bón phục vụ trồng trọt.

Sơ đồ 4.4. Các biện pháp kỹ thuật trong xử lý chất thải

Ngoài ra còn có các kỹ thuật mới khác như chất thải là vỏ bào, vỏ trấu, mùn cưa đem ép áp lực cao với keo tổng hợp để làm thành tấm tường, trần nhà, tủ, bàn ghế hoặc xử lý dầu cặn để dùng lại…

Sau khi xử lý bằng các biện pháp cơ bản trên, những chất còn lại sau xử lý

(tro, cặn…) sẽ được tiêu huỷ tại bãi chôn lấp.

Khi lựa chọn phương pháp xử lý chất thải cần xem xét các yếu tố: thành phần và tính chất chất thải; tổng lượng chất thải cần được xử lý; khả năng thu hồi sản phẩm và năng lượng và yêu cầu bảo vệ môi trường.

Vì vậy, tuỳ đặc điểm cụ thể của từng vùng mà người ta lựa chọn phương pháp xử lý chất thải cho phù hợp.

4.1.2.6. Đánh giá công tác huy động nguồn lực trong quản lý RTSH

Quản lý RTSH là trách nhiệm chung của cộng đồng dân cư, các đơn vịtổ chức, chính quyền địa phương và đơn vị trực tiếp thu gom, vận chuyển, xử lý

Thu gom chất thải Vận chuyển chất thải

Thiêu đốt

Tiêu huỷ tại các bãi chôn lấp

Xử lý chất thải Ủ sinh học làm

phân bón

Các kỹ thuật mới khác

RTSH, trong đó Nhà nước có vai trò chủ đạo đẩy mạnh xã hội hóa, huy động tối đa mọi nguồn lực và tăng cường đầu tư cho công tác quản lý RTSH. Tăng cường công tác xã hội hóa quản lý RTSH trong tất cả các khâu từ quản lý tới xử lý. Các tổ chức dịch vụ môi trường ở nông thôn phần lớn được hình thành huy động tự phát nên hoạt động kém hiệu quả và không bền vững.

- Về cơ chế, chính sách

+ Xây dựng qui chế quản lý, hương ước, qui ước nhằm huy động sự tham gia của cộng đồng trong quản lý chất thải nông thôn chưa đồng đều.

+ Thực hiện chính sách khuyến khích và các biện pháp chế tài trong quản lý RTSH còn yếu, kém, người dân chưa nghiêm túc.

+ Cơ chế hỗ trợ các tổ chức dịch vụ môi trường nông thôn hiện nay chưa sâu sát với thực tế trong khu dân cư.

- Về tổ chức, quản lý

+ Cơ chế phối hợp giữa các loại hình dịch vụ, kết hợp giữa các cấp trong công tác quản lý RTSH còn trồng chéo.

+ Thực hiện phân công trách nhiệm quản lý Nhà nuớc giữa các cấp trong quản lý RTSH còn bị hạn chế về trình độ.

+ Năng lực, chất lượng hoạt động của các tổ chức dịch vụ môi trường có chỗ làm tốtnhưng đôi khi vẫncòn những khu dân cư còn nhiều vướng mắc.

+ Vai trò của mặt trận Tổ quốc và các tổ chức thành viên liên kết còn yếu kém còn trông chờ vào UBND xã, thị trấn.

- Kinh phí cho công tác quản lý thu gom RTSH

Thực tế cho thấy, kinh phí cho quản lý rác thải sinh hoạt có thể xuất phát từ các nguồn như: từ Ngân sách hỗ trợ, thu từ các hộ dân, Thu từ các doanh nghiệp và cụm công nghiệp trên địa bàn, từ nguồn tài trợ nhưng cũng có những hộ không thu được.

Các nguồn thu trên, một phần dùng để trả lương cho cán bộ quản lý một phần dùng để phục vụ công tác quản lý RTSH trên địa bàn và giải quyết các sự cố liên quan tới môi trường như: đầu tư trang thiết bị hiện đại, cấp dụng cụ lao

động mới và các điều kiện cần thiết phục vụ cho quá trình thu gom, đưa đi xử lý và quản lý môi trường trên địa bàn.

+ Khả năng lựa chọn các công nghệ phù hợp với điều kiện kinh tế, trình độ quản lý và tập quán của từng vùng để phổ biến áp dụng cho địa phương còn chưa được cao do ý thức của người dân vẫn chưa có ý thức cao trong việc bảo vệ môi trường.

+ Ưu tiên các biện pháp giảm thiểu chất thải tại nguồn phát sinh, tăng cường tận thu, tái chế, táisử dụng chất thải trong nông nghiệp.

- Huy động sự tham gia của cộng đồng trong quản lý RTSH

+ Nêu cao trách nhiệm của cộng đồng trong quản lý rác thải sinh hoạt thì cần phải tuyên truyền mạnh mẽ hơn nữa.

+ Huy động đóng góp về tài chính, nhân lực tại các địa phương thực hiện với quyết tâm chưa cao như mong muốn.

+ Huy động cộng đồng tham gia các dịch vụ quản lý chất thải nông thôn cần triển khai sâu rộng hơn nữa tới từng hộ, từng nhân khẩu.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý rác thải sinh hoạt trên địa bàn huyện nam sách, tỉnh hải dương (Trang 89 - 92)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(133 trang)