Phân tích các yếu tố ảnh hưởng tới công tác quản lý rác thải sinh hoạt

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý rác thải sinh hoạt trên địa bàn huyện nam sách, tỉnh hải dương (Trang 95 - 100)

Phần 4 Kết quả nghiên cứu và thảo luận

4.2. Phân tích các yếu tố ảnh hưởng tới công tác quản lý rác thải sinh hoạt

LÝ RÁC THẢI SINH HOẠT TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN NAM SÁCH

4.2.1. Cơ chếquản lý của chính quyền huyện, xã

Qua thực hiện phỏng vấn sâu vấn đề quản lý RTSH trên địa bàn huyện vẫn còn nhiều hạn chế do tính phức tạp trong cơ chế quản lý vẫn mang nặng tính chất từ trên xuống không bám sát thực tế, không phù hợp với tình hình thực tế. Mô hình quản lý cho đến nay vẫn chỉ theo kiểu huyện bàn giao về xã, thị trấn, sau đó xã, thị trấn lại bàn giao về các khối, thôn, xóm. Kiểu mô hình quản lý này chỉ mang hình thức, thi đua lập phong trào thành tích mà hoạt động chưacó hiệu quả.

Do đó có thể thấy rõ là không có sự đồng bộ giữa các cấp quản lý từ trên xuống dưới, không có được sự thống nhất về cách thức quản lý cụ thể rõ ràng.

Hỏi: Đánh giá về hiệulực, hiệu quả quản lý RTSH? - Trả lời:

“Mặc dù huyện đã triển khai nhiều chương trình về quản lý RTSH xuống cơ sở, tổ chức các đợt tuyên truyền vận động người dân. Song do hệ thống văn bản hướng dẫn của tỉnh còn chưa chi tiết, ý thức của người dân chưacao, nguồn vốn phục vụ cho công tác quản lý RTSH chưa nhiều nên dẫn tới hiệu lực và hiệu quả quản lý RTSH chưa đạt được như mong muốn, vẫn có những hộ vi phạm, chưa thực hiện theo quy định”.

Nguồn: Phỏng vấn sâu ông Phạm Huy Quảng – Phó Trưởng phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Nam Sách.

Các văn bản chỉ thị về quản lý RTSH được ban hành thường xuyên và đều đặn nhưng công tác tuyên truyền, chỉ đạo chưa bám sát tình hình thực tế, chưa đi sâu sát vào quần chúng, điều đó gây ra tình trạng là vẫn có nhiều cá nhân, tổ chức không chấp hành nghiêm chỉnh ảnh hưởng đến tâm lý của người khác, vì thế mới chỉ có một bộ phận nhỏ trong dân chúng thực hiện mà chưa huy động được sự tham gia đông đảo, rộng rãi của quần chúng nhân dân và các tổ chức ban ngành xã hội.

UBND các xã, thị trấn, chưa tạo được nhiều điều kiện thuận lợi và cần thiết giúp đỡ có hiệu quả trong việc tuyên truyền cho mọi người dân, hộ gia đình, các đơn vị tổ chức xã hội chấp hành nghiêm chỉnh vấn đề thu gom và xử lý RTSH đúng nơi quy định. Nguồn kinh phí đóng góp của các hộ gia đình cũng như nguồn hỗ trợ của chính quyền địa phương vẫn còn nhiều hạn chế, nhận hỗ trợ về tài chính rất chậm, ít từ ngân sách cấp huyện, tỉnh.

Để khuyến khích, động viên cán bộ quản lý tham gia công việc một cách tích cực và đạt hiệu quả, phòng Tài nguyên và môi trường huyện hướng dẫn áp dụng cơ chế chi trả lương theo tháng, hoặc lương kiêm nhiệm việc thu gom RTSH. Nhìn chung mức tiền công trả cho lao động thu gom rác thải từ 900.000đ

– 1.200.000đ/tháng đối với 02 xã Thanh Quang và Hồng Phong, tại thị trấn Nam Sách tiềncông có cao hơn trung bình khoảng 3.750.000đ/tháng là do khối lượng ở thị trấn nhiều hơn, đi nhiều chuyến hơn trong một ngày và có thành lập hợp tác xã dịch vụ thu gom rác thải. Tuy nhiên, chỉ mới có 2 xã nêu trên được hỗ trợ cao hơn, còn các địa phương khác trong huyện thì chế độ cho cán bộ quản lý rác thải còn thấp.

Như vậy, cơ chế quản lý của chính quyền huyện, xã vẫn còn nhiều hạn chế trong công tác phối kết hợp và thiếu những chính sách hỗ trợ tới công nhân vệ sinh môi trường trong công tác tuyên truyền vận động nhân dân tham gia hưởng ứng phong trào vệ sinh môi trường, thu gom xử lý RTSH đúng nơi quy định.

4.2.2. Trang thiết bị phục vụ cho quá trình thu gom, vận chuyển và xử lý rác

thải sinh hoạt

Việc trang bị thiết bị lao động là một vấn đề quan trọng và ảnh hưởng đến hiệu quả công việc. Qua điều tra được biết trang thiết bị phục vụ cho công tác thu

gom cũng như vận chuyển RTSH cho công nhân VSMT hiện nay là tương đối đầy đủ, tạm thời đáp ứng yêu cầu công việc hiện nay. Song về mặt các phương tiện cơ giới hóa để phục vụ cho việc thu gom, vận chuyển và xử lý rác thải còn thiếu: Mới chỉ có xe tải để chuyển rác từ nơi tập kết ra bãi rác… Các xe chở rác khi chuyên chở không được che đậy nên rác thải rơi xuống mặt đường gây ô nhiễm môi trường.

Bảng 4.14. Trang thiết bị phục vụ công tác thu gom, vận chuyển RTSH

STT Loại trang thiết bị, dụng cụ lao động Số lượng

1 Xe gom rác đẩy tay 3 bánh 102 xe

2 Xe ba bánh tự chế 102 xe

3 Xe tải chở rác (7 tạ) 03 xe

4 Quần áo bảo hộ 1 bộ/công nhân

5 Xẻng 1 bộ/công nhân

6 Găng tay, giầy 1 bộ/công nhân

7 Mũ, áo mưa 1 bộ/công nhân

8 Chổi, hót rác 1 bộ/công nhân

9 Áo phản quang 1 áo/công nhân

Nguồn: Phòng tài nguyên môi trường huyện (2015)

Tuy nhiên, về mặt lâu dài cần phải cung cấp các phương tiện, trang thiết bị để công tác thu gom, vận chuyển và xử lý rác thải đạt hiệu quả cao, ưu tiên đầu tư kinh phí cho việc trang bịcác phương tiện chuyên dụng như xe chuyển rác, xe

ép rác… Đồng thời phải trang bị đầy đủ dụng cụ lao động và bảo hộ lao động nhằm tạo điều kiện lao động an toàn không làm ảnh hưởng đến sức khỏe của

công nhân.

4.2.3. Ý thức người dân

Qua thực tế quan sát và phỏng vấn sâu cho thấy đã có những cá nhân, tổ chức, hộ gia đình nhận thức được lợi ích của việc thu gom và xử lý RTSH và chấp hành nghiêm chỉnh. Tuy nhiên tình trạng đổ RTSH bừa bãi không đúng nơi quy định, không đảm bảo vệ sinh và ảnh hưởng tới môi trường sống của con người đang diễn ra rất nhiều trên địa bàn, nhiều hộ gia đình, cá nhân chậm đóng phí vệ sinh môi trường để được thu gom xử lý RTSH hợp vệ sinh an toàn.

Hộp 4.6. Ý kiếncủa cán bộ thu gom về ý thức của người dân trong phân loại, tập kết rác thải sinh hoạt

Xuất hiện tình trạng trên cũng bởi nhiều nguyên nhân khác nhau, có thể là do phong tục tập quán trước đây hình thành nên những thói quen trong lối sống và sinh hoạt hàng ngày, khi kinh tế xã hội phát triển có nhiều thay đổi nhưng những thói quen đó vẫn giữ nguyên không đổi. Hay có thể là do trình độ nhận thức của một số đối tượng, cá nhân còn thấp. chưa hiểu biết hết những tác hại xấu mà do những thói quen của mình gây ra. Nhưng cũng có những đối tượng, cá nhân ý thức rất kém, họ cố tình không chấp hành nghiêm chỉnh dù cho họ đã biết qua tivi và đài, báo…

Đồng thời, công tác quản lý của chính quyền xã, thị trấn trong vấn đề RTSH còn yếu kém, chưa có sự phối hợp với các tổ chức ban, ngành trong công

tác tuyên truyền, vận động và chưa có những biện pháp xử lý nghiêm minh chặt chẽ trong việc xử phạt những đối tượng, cá nhân, tổ chức không chấp hành vì lợi ích chung của cộng đồng.

4.2.4. Năng lực của cán bộ quản lý rác thải sinh hoạt

Đa số công nhân VSMT đều là những người mới học hết phổ thông, tuy vậy nhưng họ đều có trình độ chuyên môn tương đối tốt, tay nghề vững, được qua đào tạo, được tập huấn thu gom và xử lý đối với các loại rác thải. Vì thế trong quá trình làm việc thì họ không hề bỡ ngỡ hay lúng túng, mà ngược lại

Hỏi: Ý thức của người dân trong phân loại, tập kết rác thải thế nào? - Trả lời:

+ Người dân vẫn ý thức được việc phân loại rác và có thời gian thực hiện phân loại rác thành các túi khác nhau nhưng khi thu gom thường thì

người thu gom nhặt và chất cả vào một xe rác nên không phân loại nữa.

+ Một số hộ dân lại có suy nghĩ đã đóng góp phí vệ sinh môi trường nên cứ để cho tổ thu gom làm.

+ Việc tập kết rác: Đa số hộ dân tập kết ở một địa điểm trước cửa nhà hoặc tiện đâu thì để đó, có nhà có đến 2-3 điểm để rác nên khó khăn cho tổ thu

gom.

Nguồn: Phỏng vấn sâu ông Hứa Duy Tâm – Cán bộ Địa chính – Xây dựng xã Thanh Quang.

rất nhanh nhẹn và thể hiện sự chuyên nghiệp với công việc được giao. Có thể thấy, phòng Tài nguyên và Môi trường huyện đã làm khá tốt trong việc hướng

dẫn UBND các xã, thị trấn về khâu tuyển chọn và đào tạo công nhân VSMT. Điều này cho thấy công tác thu gom và quét dọn RTSH trên địa bàn huyện diễn ra tương đối tốt.

Mức lương trả cho công nhân VSMT là khác nhau, điều nay phụ thuộc vào trình độ tay nghề và số năm công tác của từng công nhân. Hầu hết họ đều chưa hài lòng với mức lương hiện tại của mình, và đề nghị cấp xã, huyện, tỉnh và các tổ chức cá nhân cần hỗ trợ thêm kinh phí, cũng như quan tâm hơn nữa đến đời sống của công nhân VSMT.

Bảng 4.15. Mức lương trả cho người thu gom

STT Địa bàn Mức lương (đ) Số người/ tổ,thôn

1 Thị trấn Nam Sách 3.500.000 – 4.000.000 4 2 Xã Thanh Quang 900.000 – 1.200.000 3 3 Xã Hồng Phong 900.000 – 1.200.000 3

Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra (2015)

4.2.5. Công tác quy hoạch và bố trí các địa điểm thu gom, tập kết để vận

chuyển đến nơi để xử lý

Hiện nay tiến hành thu gom hầu như tất cả các loại rác thải sinh hoạt trên địa bàn huyện, tuy nhiên các loại rác thải này thu gom vẫn chưa được phân loại để xử lý. Đặc biệt là các loại rác thải từ hộ gia đình, rác thải công cộng. Rác thải của khu vực được thu gom chủ yếu là RTSH và chiếm khối lượng nhiều nhất là từ các hộ gia đình. Quá trình thu gom rác thải trên địa bàn được tiến hành theo 3 công đoạn sau:

Công đoạn 1: Rác thải từ các hộ gia đình, các cửa hàng buôn bán, các quán xá, khu vực công cộng…. được tổ vệ sinh môi trường thu gom lại, khu vực gần trục đường chính, trung tâm và điểm trung chuyển rác thì được các tổ vệ sinh thu gom bắng xe đẩy tay, còn những khu vực xa trung tâm thì được thu gom bằng xe máy thùng tự chế. Việc thu gom rác ở tuyến đường thì được tiến hành thường xuyên, mỗi ngày thu gom một lần, còn các hộ trong thôn thì 2 ngày mới thu gom một lần.

Công đoạn 2: Sau khi đã thu gom xong thì RTSH sẽ được chuyển về điểm tập kết của các xã, hiện nay mỗi xã có 1 điểm tập kết trước khi được vận chuyển đến nơi xử lý rác.

Công đoạn 3: Sau khi RTSH đã được tập kết đúng nơi tổ vệ sinh môi trường sẽ tiến hành bốc rác lên xe vận chuyển đến bãi rác.

Tất cả các công đoạn này đều do tổ vệ sinh môi trường đảm nhiệm toàn bộ khâu vận chuyển cuối cùng đến nơi xử lý. Tuy nhiên qua tìm hiểu ý kiến thì trên thực tế chỉ có khoảng 80 - 90% lượng RTSH phát sinh được thu gom. Vẫn còn tồn tại nhiều hộ gia đình, nhiều đối tượng đóng phí VSMT chậm, những đối tượng này thường vứt xả rác bừa bãi ra môi trường một cách thiếu ý thức, làm ảnh hưởng đến môi trường sống cũng như cảnh quan sinh thái chung.

Hộp 4.7. Đánh giá bất cập trong công tác qui hoạch và điểm tập kết rác thải

Như vậy công tác quy hoạch bãi rác, điểm tập kết RTSH còn chưa được hoàn thiện, gây khó khăn cho việc triển khai thực hiện quản lý RTSH, gây ô nhiễm môi trường.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý rác thải sinh hoạt trên địa bàn huyện nam sách, tỉnh hải dương (Trang 95 - 100)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(133 trang)