Định hướng và nhiệm vụ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý rác thải sinh hoạt trên địa bàn huyện nam sách, tỉnh hải dương (Trang 100 - 102)

Phần 4 Kết quả nghiên cứu và thảo luận

4.3. Định hướng và giải pháp tăng cường quản lý rác thải sinh hoạt trên địa

4.3.1. Định hướng và nhiệm vụ

Để thực hiện tốt việc đề ra các giải pháp nhằm tăng cường quản lý RTSH trên địa bàn huyện trong thời gian tới cần phải xác định được một số nhiệm vụ cụ thể như sau:

Hỏi: Bất cập trong công tác qui hoạch và điểm tập kết RTSH thế nào? - Trả lời:

+ Một số xã qui hoạch chi tiết xây dựng bãi rác tập trung không phù hợp do gần khu dân cư, đầu gió nên sẽ gây ô nhiễm cho khu dân cư theo chiều gió nên khó triển khai thực hiện.

+ Một số xã không đủ kinh phí để thực hiện và đầu tư xây dựng bãi rác. + Việc tập kết để trung chuyển ra bãi rác chưa khoa học, gây ô nhiễm môi trường, thường là những điểm đã hình thành trước đây hoặc là điểm tiện cho công tác vận chuyển từ các thôn, khu dân cư ra.

Nguồn: Phỏng vấn sâu ông Phạm Huy Quảng – phó Trưởng phòng Tài nguyên và môi trường huyện Nam Sách.

- Công tác quản lý rác thải sinh hoạt tại địa bàn huyện, UBND các xã, thị trấn phải chủ động xây dựng kế hoạch bảo vệ môi trường, công tác quản lý rác thải sinh hoạt từ đầu năm.

- Tổ chức tuyên truyền về bảo vệ môi trường cho người dân bằng các hình thức khác nhau nhân các ngày lễ lớn trong năm, ngày môi trường thế giới, Chiến dịch làm cho thế giới xanh, sạch, đẹp hơn.

- Quản lý hoạt động của các tổ thu gom rác dân lập trên địa bàn.

- Thanh tra, kiểm tra các hộ kinh doanh nhỏ lẻ, hộ kinh doanh nhà trọ, hộ hoạt động chăn nuôi trên địa bàn theo kế hoạch xây dựng từ đầu năm.

- Xây dựng đồng bộ và hoàn chỉnh hệ thống văn bản pháp quy, các quy chế cụ thể trong lĩnh vực quản lý môi trường, trong tất cả các giai đoạn của hoạt động quản lý RTSH như khâu phân loại, thu gom, vận chuyển, xử lý, tái sử dụng… và cần có những điều chỉnh hợp lý và kịp thời khi cần thiết.

- Xây dựng và không ngừng hoàn thiện bổ sung, cải cách các chính sách về xử phạt đối với các hoạt động không tuân thủ các quy định về pháp luật đối với QLRTSH.

- Xây dựng kế hoạch quản lý rác thải sinh hoạt trên địa bàn huyện.

- UBND huyện thường xuyên đôn đốc chỉ đạo các cơ quan chức năng phối hợp với UBND các xã, thị trấn thực hiện quản lý rác thải sinh hoạt. Đề cao vai trò và phát huy vai trò của các tổ chức Mặt trận tổ quốc, Hội phụ nữ, Hội Cựu chiến binh, các đoàn thể nhân dân, tổ chức xã hội trong công tác BVMT.

- Phải có biện pháp cụ thể yêu cầu các cơ sở sản xuất, kinh doanh trên địa bàn huyện chấp hành tốt Luật Bảo vệ môi trường, phải hợp đồng với đơn vị có đủ tư cách pháp nhân trong việc thu gom, vận chuyển và xử lý rác thải, ngăn cấm tình trạng đổ rác thải bừa bãi không đúng nơi quy định xuống ao, hồ, bãi chôn lấp của thôn.

- Tăng cường công tác thanh, kiểm tra xử lý các hành vi vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường.

- Khuyến khích, định hướng các tổ chức, tập thể, cá nhân tham gia tích cực vào công tác bảo vệ môi trường trong việc thu gom, vận chuyển và xử lý rác thải nhằm nâng cao ý thức của mọi người và đưa công tác xã hội hóa trong công tác bảo vệ môi trường đi vào thực tế.

- Cần có thể chế, chính sách thông thoáng để kêu gọi đầu tư, hỗ trợ của nhà nước, các đơn vị chức năng, các tổ chức quốc tế để làm tốt công tác phân loại, thu gom, vận chuyển và xử lý rác thải trong thời gian tới như: hỗ trợ vốn,

thùng chứa rác, đặc biệt là phương tiện trang thiết bị thu gom, kinh phí xây dựng điểm tập kết hoặc bãi chôn lấp rác thải hợp vệ sinh.

- UBND huyện tiếp tục chỉ đạo phòng Tài nguyên và Môi trường, phòng

Kinh tế và Hạ tầng phối hợp, hướng dẫn UBND các xã, thị trấn quy hoạch xây dựng các điểm tập kết, bãi chôn lấp rác thải sinh hoạt hợp vệ sinh quy mô cấp thôn hoặc xã, hoặc các điểm tập kết tạm thời, đảm bảo các yêu cầu về môi trường sao cho ở mỗi thôn đều triển khai xây dựng được. Khuyến khích các xã triển khai thực hiện việc vận chuyển rác thải đến bãi rác để xử lý. Đồng thời có hình thức xử phạt đối với những hành vi đổ trộm rác thải bừa bãi không đúng nơi quy định.

- Hàng năm UBND các xã, thị trấn cần bố trí ngân sách hỗ trợ để phục vụ cho công tác bảo vệ môi trường. Quản lý các nguồn vốn này trên phương châm hiệu quả công việc và minh bạch.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý rác thải sinh hoạt trên địa bàn huyện nam sách, tỉnh hải dương (Trang 100 - 102)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(133 trang)