Phương pháp thu thập số liệu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý rác thải sinh hoạt trên địa bàn huyện nam sách, tỉnh hải dương (Trang 62 - 63)

Phần 3 Phương pháp nghiên cứu

3.1. Đặc điểm địa bàn nghiên cứu

3.2.2. Phương pháp thu thập số liệu

a.Số liệu thứ cấp

Số liệu thứ cấp được thu thập gồm các tài liệu có sẵn như: Báo cáo của Chi cục Thống kê huyện, phòng Tài nguyên và Môi trường, UBND các xã, thị trấn. Ngoài ra, trên cơ sở kế thừa các kết quả đã nghiên cứu từ trước, đồng thời

phát triển nó theo chiều hướng có lợi hơn, phù hợp với tình hình quản lý rác thải sinh hoạt của huyện Nam Sách.

b. Số liệu sơ cấp

- Xây dựng phiếu điều tra

Phiếu điều tra nông hộ trên cơ sở xây dựng và hoàn thiện thông qua các bước sau:

+ Bước 1: Xây dựng phiếu điều tra ứng với các mục tiêu cần nghiên cứu.

+ Bước 2: Tiến hành điều tra ở 90 hộ của 2 xãThanh Quang, Hồng Phong

và 1 thịtrấn Nam Sách trên địa bàn huyện.

+ Bước 3: Bổ sung chỉnh sửa và hoàn thiện mẫu phiếu điều tra.

- Phương pháp điều tra PRA

+ Sử dụng phương pháp PRA (đánh giá nhanh nông thôn có sự tham gia)

để tiến hành điều tra bằng cách tới từng nông hộ phỏng vấn trực tiếp hộ, mỗi hộ có một biểu mẫu để phỏng vấn. Để các nguồn thông tin điều tra có độ tin cậy và đạt được mục đích yêu cầu cần nghiên cứu theo kế hoạch đặt ra.

+ Để có được số liệu này tôi tiến hành điều tra số hộ trong xã, thị trấn thông qua phiếu điều tra. Phỏng vấn người có liên quan (công nhân vệ sinh môi trường, người dân…)trên địa bàn nghiên cứu.

- Nội dung điều tra: Mẫu phiếu điều tra được xây dựng, nội dung bảng hỏi chủ yếu khảo sát cách xử lý rác thải sinh hoạt của người dân, ý kiến của người dân về công tác xử lý, quản lý rác thải tại địa phương, nhận thức về tầm quan trọng của việc phân loại rác thải tại nguồn.

- Phương pháp điều tra những người chủ chốt

Bằng cách phỏng vấn những người nắm thông tin chủ chốt như cán bộ quản lý môi trường của huyện, các trưởng thôn, xóm, ngõ về hệ thống quản lý rác thải sinh hoạt, thực trạng rác thải và công tác quản lý rác thải sinh hoạt. Điều tra, khảo sát trực tiếp thực trạng chất thải và tình hình quản lý, xử lý chất thải của huyện (cân, đo xác định tỷ lệ thành phần...). Những thuận lợi khó khăn và gợi ý một số định hướng giúp hoàn thiện công tác quản lý rác thải sinh hoạt trên địa bàn huyện được tốt hơn. Từ đó tổng hợp lại, tìm hiểu nguyên nhân và đề xuất giải pháp hợp lý.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý rác thải sinh hoạt trên địa bàn huyện nam sách, tỉnh hải dương (Trang 62 - 63)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(133 trang)