Chỉ tiêu Số xã tham gia Số người tham gia
Tổ tự quản của xã, thị trấn 102/102 15 người/tổ Số xã có đoàn viên thanh niên 19/19 6 người/chi đoàn
Chi hội phụ nữ tham gia 19/19 10 người/xã
Hội cựu chiến binh 19/19 5 – 7 người/xã
Nguồn: Phòng tài nguyên môi trường huyện Nam Sách Như vậy trong những năm qua, công tác huy động nhân lực để thực hiện xã hội hoá trong thu gom, vận chuyển rác thải sinh hoạt đã được huyện quan tâm, chỉ đạo thực hiện bằng nhiều hình thức đa dạng, phong phú. Hàng tuần, hàng tháng huyện đã phát động các ngành, các cấp, các lực lượng tham gia tổng vệ sinh vào chiều thứ 6, các ngày lễ, tết, ngày kỷ niệm với lực lượng nòng cốt là Hội phụ nữ, Đoàn thanh niên, Công đoàn, Hội cựu chiến binh, Hội phụ nữ… Căn cứ vào tình hình thực tế và điều kiện của cụ thể của địa phương, các xã, thị trấn đã lựa chọn hình thức, phương pháp tổ chức thích hợp và phát huy hiệu quả. Một số xã đã thực hiện tổ chức mít tinh, ra quân làm vệ sinh môi trường trên địa bàn khu dân cư, cơ sở sản xuất, kinh doanh tại đơn vị mình.
lý thu gom bước đầu đã đạt được một số thành quả nhất định. Phong trào thanh niên tình nguyện xanh kết hợp với các cơ quan đoàn thể trong huyện được duy trì và thực hiện rất tốt.
4.1.2.7. Đánh giá công tác thanh tra, giám sát trong quản lý rác thải sinh hoạt
* Công tác thanh tra
- Qua việc phỏng vấn sâu một số đối tượng điều tra, công tác thanh tra còn
chưa thường xuyên, liên tục dẫn đến việc chấp hành các qui định về quản lý rác thải còn kém.
- Về thẩm quyền xử lý vi phạm, mặc dù đã có lực lượng cảnh sát môi trường (ở cấp tỉnh) nhưng chưa thực sự phát huy hết vai trò. Theo quy định
UBND xã, thị trấn có trách nhiệm giám sát, phát hiện các trường hợp vi phạm VSMT, thông báo kịp thời cho cơ quan chức năng để xử lý vi phạm… Tuy nhiên
trên thực tế việc thực hiện cũng còn nhiều bất cập, hiệu quả còn nhiều hạn chế.
- Các chế tài áp dụng cho công tác thanh tra chưa chi tiết, liên quan đến nhiều ngành (ví dụ xe đổ rác vi phạm phải có lực lượng công an mới được giữ xe).
* Công tác giám sát
- Chức năng giám sát thu gom rác thải mặc dù đã được quy định là trách nhiệm của cấp xã,thị trấn, các tổ chức đoàn thể, khu phố và tổ dân phố, tuy nhiên
qua phỏng vấn sâucủa đại diện các đại diện cơ sở, tổ thu gom rác thì cơ chế phối hợp trong việc giám sát vệ sinh môi trường và hoạt động giữa chính quyền xã, thị trấn với các cơ sở thôn, tổ dân phố nhiều nơi chưa tốt, chưa thông báo các thông tin liên quan đến việc thu gom rác (hợp đồng thu gom rác) để có cơ sở giám sát,
kiểm tra. Nhiều phản ánh của người dân lên UBND xã, thị trấn về các vi phạm trong việc thu gom rác không được xử lý kịp thời.
- Qua ý kiến của cán bộ quản lý ở các địa phương, đại diện thôn, tổ dân phố thì việc kiểm tra, giám sát và xử lý các trường hợp vi phạm trong hoạt động thu gom rác còn tồn tại một số vấn đề chính sau:
+ Người dân không biết trách nhiệm của người thu gom rác được quy định như thế nào mặc dù phải trả phí dịch vụ (về giờ giấc thu gom, vấn đề đảm bảo vệ sinh…)nên không có cơ sở để giám sát.
+ Tình trạng bỏ không thu gom rác xảy ra phổ biến (có khi đến 3-4 ngày hỏng, gia đình người thu gom có việc bận…)không được thông báo, không
có người đi thay gây tình trạng rác ứ đọng, mất vệ sinh. Người thu gom rác chỉ thực hiện việc lấy rác, không dọn vệ sinh ở khu vực lấy rác, tình trạng rác rơi vãi ra đường do chở quá đầy gây mất vệ sinh… không có biện pháp xử lý triệt để, chủ yếu chỉ nhắc nhở.
+ Nhiều nơi người thu gom rác tự cho mình là độc quyền, có thái độ hách dịch lại chủ nguồn thải (đòi tiền cao hơn, không trả sẽ không được lấy rác, nếu lượng rác phát sinh nhiều hơn mức thường ngày bị đòi trả thêm tiền nếu không sẽ không lấy rác…).
Hộp 4.4. Công tác thanh tra, giám sát chưa thường xuyên
Những vấn đề trên do việc tuyên truyền, phổ biến các quy định về trách nhiệm và quyền lợi giữa bên cung cấp dịch vụ và bên được hưởng dịch vụ chưa được thực hiện tốt. Thiếu cơ hội chia sẻ thông tin giữa chính quyền, người dân và lực lượng thu gom rác để hiểu hơn về công việc, khó khăn và nhu cầu của nhau dẫn đến việc hợp tác và hỗ trợ còn hạn chế. Đây cũng là một vấn đề rất quan trọng trong công tác quản lý nhà nước về hoạt động thu gom rác.
Ngoài tra việc thanh tra, giám sát gặp nhiều khó khăn do lực lượng cán bộ môi trường trên địa bàn còn ít, công cụ phục vụ cho việc xử lý chưa có hướng dẫn chi tiết nên khó trong quá trình thực hiện. Trong thời gian tới cần hoàn thiện để có cơ sở thực hiện tốt hơn.
4.1.2.8. Đánh giá hiệu lực, hiệu quả quản lý RTSH
- Thực trạng hiệu quả, hiệu lực quản lý trên địa bàn huyện hiện nay chưa
cao: Có những chính sách không đến được với người dân, việc vận dụng các công cụ về hành chính không đảm bảo được các nguyên tắc người gây ô nhiễm
Hỏi: Ý kiến về công tác thanh tra, giám sát trong quản lý RTSH?
- Trả lời:
+ Công tác thanh tra, giám sát chưa được thực hiện thường xuyên, đa số thực hiện theo kế hoạch của tỉnh triển khai thường 01 lần/1 năm, ngoài tra huyện cũng triển khai trung bình 02 lần/1 năm. Tại các xã thường thì cán bộ môi trường kiểm tra nhắc nhở là chính. Chưa có hình thức xử lý triệt để.
Nguồn: Phỏng vấn sâu bà Nguyễn Thị Huệ - Chuyên viên phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Nam Sách
phải trả tiền”, nguyên tắc phòng ngừa, nguyên tắc hợp tác hoặc nguyên tắc có sự
tham gia của cộng đồng... do đó hiệu lực và hiệu quả quản lý RTSH chưa đạt được như mong muốn.
Hộp 4.5. Hiệu lực và hiệu quả quản lý RTSH chưa cao
Trong thời gian tới cần phải có nhiều giải pháp cụ thể để giúp cho công tác từ việc phân loại tại nguồn, thu gom, vận chuyển và xử lý đồng thời công tác thanh tra, giám sát kiểm tra việc thực hiện được triển khai đến các hộ dân được sâu rộng hơn, nâng cao nhận thức nhằm đảm bảo vệ sinh môi trường trên địa bàn ngày càng tốt hơn.
4.2. PHÂN TÍCH CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG TỚI CÔNG TÁC QUẢN
LÝ RÁC THẢI SINH HOẠT TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN NAM SÁCH
4.2.1. Cơ chếquản lý của chính quyền huyện, xã
Qua thực hiện phỏng vấn sâu vấn đề quản lý RTSH trên địa bàn huyện vẫn còn nhiều hạn chế do tính phức tạp trong cơ chế quản lý vẫn mang nặng tính chất từ trên xuống không bám sát thực tế, không phù hợp với tình hình thực tế. Mô hình quản lý cho đến nay vẫn chỉ theo kiểu huyện bàn giao về xã, thị trấn, sau đó xã, thị trấn lại bàn giao về các khối, thôn, xóm. Kiểu mô hình quản lý này chỉ mang hình thức, thi đua lập phong trào thành tích mà hoạt động chưacó hiệu quả.
Do đó có thể thấy rõ là không có sự đồng bộ giữa các cấp quản lý từ trên xuống dưới, không có được sự thống nhất về cách thức quản lý cụ thể rõ ràng.
Hỏi: Đánh giá về hiệulực, hiệu quả quản lý RTSH? - Trả lời:
“Mặc dù huyện đã triển khai nhiều chương trình về quản lý RTSH xuống cơ sở, tổ chức các đợt tuyên truyền vận động người dân. Song do hệ thống văn bản hướng dẫn của tỉnh còn chưa chi tiết, ý thức của người dân chưacao, nguồn vốn phục vụ cho công tác quản lý RTSH chưa nhiều nên dẫn tới hiệu lực và hiệu quả quản lý RTSH chưa đạt được như mong muốn, vẫn có những hộ vi phạm, chưa thực hiện theo quy định”.
Nguồn: Phỏng vấn sâu ông Phạm Huy Quảng – Phó Trưởng phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Nam Sách.
Các văn bản chỉ thị về quản lý RTSH được ban hành thường xuyên và đều đặn nhưng công tác tuyên truyền, chỉ đạo chưa bám sát tình hình thực tế, chưa đi sâu sát vào quần chúng, điều đó gây ra tình trạng là vẫn có nhiều cá nhân, tổ chức không chấp hành nghiêm chỉnh ảnh hưởng đến tâm lý của người khác, vì thế mới chỉ có một bộ phận nhỏ trong dân chúng thực hiện mà chưa huy động được sự tham gia đông đảo, rộng rãi của quần chúng nhân dân và các tổ chức ban ngành xã hội.
UBND các xã, thị trấn, chưa tạo được nhiều điều kiện thuận lợi và cần thiết giúp đỡ có hiệu quả trong việc tuyên truyền cho mọi người dân, hộ gia đình, các đơn vị tổ chức xã hội chấp hành nghiêm chỉnh vấn đề thu gom và xử lý RTSH đúng nơi quy định. Nguồn kinh phí đóng góp của các hộ gia đình cũng như nguồn hỗ trợ của chính quyền địa phương vẫn còn nhiều hạn chế, nhận hỗ trợ về tài chính rất chậm, ít từ ngân sách cấp huyện, tỉnh.
Để khuyến khích, động viên cán bộ quản lý tham gia công việc một cách tích cực và đạt hiệu quả, phòng Tài nguyên và môi trường huyện hướng dẫn áp dụng cơ chế chi trả lương theo tháng, hoặc lương kiêm nhiệm việc thu gom RTSH. Nhìn chung mức tiền công trả cho lao động thu gom rác thải từ 900.000đ
– 1.200.000đ/tháng đối với 02 xã Thanh Quang và Hồng Phong, tại thị trấn Nam Sách tiềncông có cao hơn trung bình khoảng 3.750.000đ/tháng là do khối lượng ở thị trấn nhiều hơn, đi nhiều chuyến hơn trong một ngày và có thành lập hợp tác xã dịch vụ thu gom rác thải. Tuy nhiên, chỉ mới có 2 xã nêu trên được hỗ trợ cao hơn, còn các địa phương khác trong huyện thì chế độ cho cán bộ quản lý rác thải còn thấp.
Như vậy, cơ chế quản lý của chính quyền huyện, xã vẫn còn nhiều hạn chế trong công tác phối kết hợp và thiếu những chính sách hỗ trợ tới công nhân vệ sinh môi trường trong công tác tuyên truyền vận động nhân dân tham gia hưởng ứng phong trào vệ sinh môi trường, thu gom xử lý RTSH đúng nơi quy định.
4.2.2. Trang thiết bị phục vụ cho quá trình thu gom, vận chuyển và xử lý rác
thải sinh hoạt
Việc trang bị thiết bị lao động là một vấn đề quan trọng và ảnh hưởng đến hiệu quả công việc. Qua điều tra được biết trang thiết bị phục vụ cho công tác thu
gom cũng như vận chuyển RTSH cho công nhân VSMT hiện nay là tương đối đầy đủ, tạm thời đáp ứng yêu cầu công việc hiện nay. Song về mặt các phương tiện cơ giới hóa để phục vụ cho việc thu gom, vận chuyển và xử lý rác thải còn thiếu: Mới chỉ có xe tải để chuyển rác từ nơi tập kết ra bãi rác… Các xe chở rác khi chuyên chở không được che đậy nên rác thải rơi xuống mặt đường gây ô nhiễm môi trường.