Nguồn: Viện Nghiên cứu Phát triển TP. Hồ Chí Minh (2010).
Nhà nước quản lý các hoạt động này theo luật pháp. Cụ thể, từ năm 1989, Chính phủ ban hànhcác quy định y tế công cộng và môi trường để kiểm soát các nhà thầu thông qua việc xét cấp giấy phép. Theo quy định các nhà thầu tư nhân phải sử dụng xe máy và trang thiết bị không gây ảnh hưởng đến sức khỏe của nhân dân, phải tuân thủ các quy định về phân loại rác để đốt hoặc đem chôn để hạn chế lượng rác tại bãi chôn lấp. Quy định các xí nghiệp công nghiệp và thương mại chỉ được thuê, mướn các dịch vụ từ các nhà thầu được cấp phép. Phí cho dịch vụ thu gom rác được cập nhật trên mạng Internet công khai để người dân có thể theo dõi. Bộ môi trường quy định các khoản phí về thu gom rác và đổ rác với mức 6-15 đô la Singapore mỗi tháng tùy theo phương thức phục vụ (15 đô la đối với các dịch vụ thu gom trực tiếp, 6 đô la đối với các hộ được thu gom gián tiếp qua thùng chứa rác công cộng ở các chung cư). Đối với các nguồn thải không phải là hộ gia đình, phí thu gom được tính tùy vào khối lượng rác phát sinh có các mức 30-70-175-235 đô la Singapore mỗi tháng. Các phí đổ rác được thu hàng tháng do Ngân hàng PUB đại diện cho Bộ Môi trường thực hiện.
Thực hiện cơ chế thu nhận ý kiến đóng góp của người dân thông qua đường dây điện thoại nóng cho từng đơn vị thu gom rác để đảm bảo phát hiện và xử lý kịp thời tình trạng phát sinh rác và góp phần nâng cao chất lượng dịch vụ.
Bộ Môi trường và Tài nguyên
nước
Sở Môi trường Sở Tài nguyên nước
Phòng Sức khỏe
môi trường Phòng bảo vệ môi trường Phòng Khí tượng
BP. Kiểm soát
ô nhiễm BP. Bảo tồn tài nguyên
BP. Quản lý
chất thải Trung tâm KH bảo vệ phóng xạ và hạt
Cả nước Singapore có 3 nhà máy đốt rác. Những thành phần CTR không cháy và không tái chế được chôn lấp ngoài biển, đảo, đồng thời là bãi rác Semakau với diện tích 350 ha, có sức chứa 63 triệu m3 rác được xây dựng từ năm 1999. Tất cả rác thải của Singapore được chất tại bãi rác này, mỗi ngày nơi đây phải đón nhận hơn 2000 tấn rác, dự kiến chỉ chứa được rác đến năm 2040.
Bãi rác này được bao quanh bởi con đập xây bằng đá dài 7 km, nhằm ngăn chặn sự ô nhiễm ra xung quanh. Đây là bãi rác nhân tạo đầu tiên trên thế giới ở ngoài khơi và cũng đồng thời là khu du lịch sinh thái rất hấp dẫn của Singapore. Hiện nay, các bãi rác đã đi vào hoạt động, rừng đước, động vật trên đảo vẫn phát triển tốt, chất lượng không khí và nước ở đây vẫn rất tốt.
b. Kinh nghiệm của Nhật Bản
Theo số liệu của Cục Y tế và Môi sinh Nhật bản thì hàng năm ốc đảo này thải ra khoảng 450 triệu tấn (không tính rác thải phóng xạ) trong đó: Rác công nghiệp chiếm 397 nghìn tấn, rác thông thường 52,2 nghìn tấn, rác gia đình 957 nghìn tấn. Trong tổng số trên 36% là tái chế được. Số còn lại được xử lý bằng cách đốt hoặc chôn tại các nhà máy xử lý rác. Tính ra phí tổn chi phí rác tính theo đầu người khoảng 300 nghìn yên (khoảng 2.500USD). Người Nhật tiêu dùng hàng hóa rất nhiều và tất cả các hàng hóa đó sau một thời gian sẽ trở thành phế thải. Nếu không tái chế rác kịp thời thì nguồn tài nguyên và năng lượng sẽ cạn kiệt, môi trường sống bị ảnh hưởng nghiêm trọng.
Ý thức được vấn đề này, người dân NhậtBản rất coi trọng công tác bảo vệ môi trường, đặc biệt là vấn đề xử lý rác thải trên cả nước nên đã ban bố Luật:
“Xúc tiến sử dụng những tài nguyên tái chế” từ năm 1992, góp phần làm tăng các sản phẩm tái chếtừ ráctránh gây ô nhiễm môi trường. Sau đó, Luật “xúc tiến thu gom, phân loại, tái chế các loại bao bì” được thông qua năm 1997, đã nâng cao hiệu quả sử dụng những sản phẩm tái chế bằng cách xác định rõ trách nhiệm của các bên liên quan. Theo Luật này người dân phải phân chia rác theo từng loại, hiện tại là gồm 4 loại: rác cháy được, rác không cháy được, rác tái sinh(gồm hai loại là: giấy catton hộp và plastic, vỏ lon, vỏ chai bia rượu…) ngoài ra còn
có loại rác cồng kềnh. Sau đó chính quyền địa phương sẽ đến thu gom rác theo từng loại,theo từng ngày nhất định rồi chuyển tới nhà máy xử lý rác. Việc tái chế bao bì và nhựa gặp rất nhiều trở ngại. Lý do là công suất tái chế trên toàn quốc mới đạt 50 triệu tấn năm. Nhật bản phải sử dụng 10% lượng dầu thô nhập khẩu để chế tạo ra 12 triệu tấn nhựa công nghiệp, chiếm 10% hàng nhựa trên thế giới.
Rác thải nhựa được tái chế thành nguyên liệu chỉ chiếm 17%, trong đó 10% tái chế thành hạt nhựa, còn lại 7% dùng để phát điện hay mục đích khác. Tái chế phế thải xây dựng cũng làm đau đầu các nhà quản lý môi trường. Người ta phải thu gom vật liệu và bê tông phế thải từ các công trường xây dựng chuyển đến nhà
máy chuyên tái chế thành cát và sắt thép. Chi phí cho việc này rất tốn kém, thậm chí còn cao hơn cả việc nhập khẩu nguyên liệu tương tự,nhưng không tái chế sẽ gây ô nhiễm môi trường. Đối với rác nhà bếp, 70% được tái chế thành phân bón hữu cơ, góp phần cải tạo đất, giảm bớt nhu cầu sản xuất và nhập khẩu phân bón. Chính quyền địa phương đôi khi còn tổ chức các chiến dịch xanh, sạch, đẹp phố phường nhằm nâng cao nhân thức của nhân dân, và tặng thưởng những cá nhân
có thành tích xuất sắc. Chương trình này đã được đưa vào trường học và đã tỏ ra hiệu quả. Học sinh ngày từ cấp tiểu học đã được dạy về việc ý thức bảo vệ môi trường. Do đó ý thức bảo vệ môi trường của người dân Nhật quả thật là đáng để Việt nam học tập(Hội thanh niên và sinh viên Việt Nam tại Nhật, 2003).
Vấn đề tái chế rác là vấn đề cấp bách nhưng lượng tái chế đến hiện nay vẫn còn ít trong tổng lượng rác thải chung. Chính phủ Nhật đã và đang chú trọng đầu tư những chương trình nghiên cứu để nâng cao khả năng tái sinh của rác thải nhiều hơn, đa dạng hơn để phục vụ nền kinh tế quốc dân và đặc biệt quan trọng là bảo vệ môi trường sống.
Những điều nêu ở trên là những điều mà Nhật bản đã và đang làm, trong đó có rất nhiều điều mà Việt nam nên học tập.
c. Kinh nghiệm ở Trung Quốc
Khi nền kinh tế của Trung Quốc phát triển, việc xử lý chất thải trở thành vấn đề môi trường cấp bách. Mặc dù chính phủ đã đầu tư một lượng lớn vốn vào việc xây dựng các nhà máy xử lý chất thải mới, việc xử lý chất thải vẫn chưa theo kịp với lượng chất thải phát sinh nhưng cũng cải thiện được phần nào vấn đề ô nhiễm môi trường.
- Tăng cường phân loại tại nguồn
Tại Trung Quốc, việc phân loại chất thải được tiến hành rộng rãi. Chính phủ cho phép tận dụng chất thải tái chế như một dạng nguyên liệu thô ở các nhà máy xử lý tài nguyên tái tạo. Chất thải không thể tái chế được đưa đến các nhà máy xử lý chất thải, sử dụng công nghệ tiên tiến để xử lý và sản xuất điện năng. Biện pháp này giúp họ giải quyết tốt các vấn đề về xử lý chất thải.
Hiện nay,hơn một nửa số dân ở thủ đô Bắc Kinh phân loại chất thải thành bốn loại khác nhau: Thức ăn thừa từ bếp; chất thải có thể tái chế; các loại pin và các chất thải khác, mỗi loại chất thải được đựng trong một thùng rác bên ngoài có ghi nhãn phân loại. Theo các cư dân sống ở Bắc Kinh, trong góc bếp của họ đặt một chiếc thùng cao khoảng nửa mét để đựng thức ăn thừa. Các túi nilông lớn treo trên tường dùng để thu gom chất thải có thể tái chế như giấy, nilông, cao su, các đồ vật bằng kim loại và thủy tinh. Ở góc khác đặt một chiếc thùng để đựng chất thải không thể tái chế như mẩu thuốc lá và rác. Việc phân loại chất thải là một quá trình phức tạp, nhưng những nỗ lực liên tục của cộng đồng trong 2 thập kỷ qua đã tạo nên thói quen cho người dân địa phương.
- Sản xuất đi kèm tái chế
Theo chuyên gia xử lý chất thải, cứ 1 tấn vỏ chai nước ngọt bằng nhựa thải có thể thu được 700 kg nguyên liệu thô tái chế, 1 tấn sắt thải thu được 900 kg sắt và 1 tấn giấy thải thu được 850 kg giấy tái chế. Số liệu này cho thấy, nếu làm tốt việc thu gom, phân loại và tái chế chất thải thì mức độ ô nhiễm không khí và nước giảm đáng kể, đồng thời tiết kiệm được các nguồn tài nguyên (Khuyết
danh, 2008).
Hiện nay, việc thu gom chất thải đã phân loại được thực hiện ở 52% khu dân cư ở Bắc Kinh. Theo thống kê, nếu chất thải tái chế được thu gom và tái sử dụng hợp lý thì mỗi năm có thể tiết kiệm được 25 tỷ nhân dân tệ. Các nhà máy xử lý chất thải cũng đang nỗ lực đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng. Để bảo vệ môi trường và nguồn tài nguyên, Công ty vật liệu tái sinh Yingchuang thuộc Bắc Kinh đã được thành lập, với dây truyền sản xuất lớn nhất về chai lọ tái chế ở châu Á. Mỗi ngày Công ty có thể xử lý 160 tấn chai nhựa đã qua sử dụng. Sau khi thu gom, rửa sạch, tẩy uế, nghiền và nấu chảy, chúng được xử lý thành các
khối nhựa trắng mịn. Sau đó được sản xuất thành các dạng chai lọ mới. Mỗi năm, Công ty Yingchuang đã tiếp nhận và xử lý 60.000 tấn chai nhựa đã qua sử dụng, tương đương với khoảng 40% tổng lượng chai nhựa được thu gom ở Bắc Kinh mỗi năm. Các thiết bị và công nghệ xử lý chất thải của công ty đã được Cơ quan Dược phẩm và lương thực Hoa Kỳ và Viện Khoa học đời sống quốc tế chứng nhận về mức độ an toàn, tái chế và sử dụng chất thải ở Trung Quốc (Khuyết
d. Hà Lan
Hà Lan là một nước không lớn nhưng những kết quả của hoạt động trong lĩnh vực bảo vệ môi trường của nước này dư luận cả thế giới chú trọng. Một trong những hoạt động của Hà Lan theo hướng bảo vệ môi trường là xử lý các chất thải. Việc xử lý các chất thải ở Hà Lan có sự tham gia của các chính
quyền, xã hội, cũng như các cơ quan chuyên ngành bởi vì khối lượng công việc rất lớn. Chất thải từ đất nước này được xử lý bằng nhiều cách, một phần các chất thải được tiêu hủy, một phần được đưa vào tái chế.
Đối với các chất thải của ngành công nghiệp hóa chất thì việc xử lý phức tạp hơn. Hằng năm, Hà Lan có tới 21 triệu tấn chất thải, 60% đổ ở các bãi chứa, phần còn lại được đưa vào các lò thiêu hủy hay đưa vào tái chế. Để bảo vệ môi trường, Hà Lan đã đề ra mục tiêu giảm khối lượng chất thải hàng năm để chất thải tồn tại ở các bãi không quá 30% khối lượng chất thải hiện nay.
Hà Lan đạt được bước chuyển biến lớn trong việc mở rộng chương trình giáo dục trong trường học trong các xí nghiệp công nghiệp và những người nội trợ về sự cần thiết phải bảo đảm cho môi trường sống được trong sạch. Nhờ đó chất thải rắn được chứa bằng túi nilon và được phân loại ngay tại nơi này. Do được giáo dục tốt nên người dân của đất nước Hà Lan có ý thức rất cao trong việc phân loại chất thải ngay tại nguồn nhờ đó các chất thải được phân loại trước khi chúng được tiến hành thu gom. Đây là điểm mà Việt Nam ta phải chú ý để đưa và ứng dụng thực tế(Lê Huỳnh Mai và Nguyễn Minh Phong, 2008).
Hà Lan đã xây dựng một nhà máy xử lý chất thải để bảo vệ môi trường. Tại đây họ sẽ chôn lấp một khối lượng lớn chất thải độc hại (những chất trước đây thường được hủy ngoài biển) sau khi chúng đã được xử lý bằng các phương pháp cần thiết. Chất thải như chất thải dung môi, cao su, và mủ cao su, rác bệnh viện, rác dược phẩm, nhựa đường, axit đã sử dụng… được đưa về các nhà máy đốt chất thải đang áp dụng công nghệ hiện đại, đảm bảo được các tiêu chuẩn về môi trường. Hoặc tổ chức việc sản xuất phân ủ từ chất thải với kỹ thuật hiện đại nhất hoặc ứng dụng những quy trình đặc biệt nhằm tạo ra nguồn nguyên liệu mới, thuận lợi cho công việc chế biến (Lê Huỳnh Mai và Nguyễn Minh Phong, 2008).
2.2.2. Một số văn bản chính sách về quản lý rác thải sinh hoạt ở Việt Nam
a. Các văn bản quy phạm pháp luật chính về bảo vệ môi trường và
quản lý rác thải
- Luật Bảo vệmôi trường số 55/2014/QH13.
- Nghị định số38/2015/NĐ-CP ngày 24/4/2015 của Chính phủ về quản lý chất thải và phế liệu.
- Nghị định số 19/2015/NĐ-CP ngày 14/12/2015 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Bảo vệ môi trường.
- Thông tư số 36/2015/TT-BTNMT của Bộ Tài nguyên và Môi trường
ngày 30/6/2015 về quản lý chất thải nguy hại.
b. Các văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến các cơ sở hạ tầng
quản lý rác thải
- Thông tư liên tịch số 01/2001/TTLT - BKHCNMT - BXD ngày
18/01/2001 hướng dẫn các quy định BVMT đối với việc lựa chọn địa điểm, xây dựng và vận hành bãi chôn lấp rác thải: Địa điểm bãi chôn lấp phải được xác định căn cứ theo quy hoạch xây dựng đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt. Việc lựa chọn địa điểm phải căn cứ vào các yếu tố tự nhiên, kinh tế, xã hội, hệ thống hạ tầng kỹ thuật tại khu vực dự kiến xây dựng bãi chôn lấp.
c. Các văn bản về phí và lệ phí
- Pháp lệnh phí, lệ phí số 38/2001PL-UBTVQH ngày 28/8/2001.
- Nghị định số 57/2002/NĐ-CP của Chính phủ ngày 03/6/2002 quy định chi tiết thi hành Pháp lệnh phí và lệ phí.
- Nghị định số 24/2006/NĐ-CP của Chính phủ ngày 06/3/2006 về việc sửa đổi, bổ sung Nghị định số 57/2002/NĐ-CP của Chính phủ ngày 03/6/2002 quy địnhchi tiết thi hành Pháp lệnh phí và lệ phí.
- Thông tư số 02/2014/TT-BTC của Bộ Tài chính ngày 02/01/2014 Hướng dẫn về phí, lệ phí thuộc thẩm quyền quyết định của HĐND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương
- Nghị Quyết số 93/2014/NQ-HĐND15 ngày 11/12/2014 của HĐND tỉnh Hải Dương về việc bãi bỏ quy định thu, điều chỉnh mức thu và tỷ lệ điều tiết một số loại phí trên địa bàn tỉnh Hải Dương.
2.2.3. Kinh nghiệm quản lý RTSHcủa một số địa phương ở Việt Nam
a. Kinh nghiệm của TP. Hồ Chí Minh
Là một đô thị lớn nên mức độ phát sinh chất thải rắn đô thị hàng năm tại
TP.Hồ Chí Minh rất cao. Theo số liệu của Sở Tài nguyên - Môi trường, mỗi ngày trên địa bàn TP.Hồ Chí Minh đổ ra khoảng 5.800 - 6.200 tấn rác thải sinh hoạt,
500 - 700 tấn chất thải rắn công nghiệp, 150 - 200 tấn chất thải nguy hại, 9 - 12
tấn chất thải rắn y tế. Nguồn chất thải rắn sinh hoạt chiếm tỷ trọng cao nhất, chủ yếu phát sinh từ các nguồn: hộ gia đình, trường học, chợ, nhà hàng, khách sạn (Hoàng Thị Kim Chi, 2009).Tại TP. Hồ Chí Minh: Dự án “Thu gom, vận chuyển và xử lý CTR với công nghệ phân loại rác tại nguồn” được thực hiện với mục tiêu quản lý rác thải bằng cách tiếp cận và giải quyết trên cả ba mặt kinh tế, môi