Điều kiện tự nhiên

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý rác thải sinh hoạt trên địa bàn huyện nam sách, tỉnh hải dương (Trang 49 - 52)

Phần 3 Phương pháp nghiên cứu

3.1. Đặc điểm địa bàn nghiên cứu

3.1.1. Điều kiện tự nhiên

a. Vị trí địa lý

Nam Sách là huyện nằm ở phía bắc của thành phố Hải Dương - Trung tâm

kinh tế - chính trị của tỉnh Hải Dương, cách Thủ đô Hà Nội khoảng 60 km về phía Đông Nam, cách thành phố Hải Phòng 40 km về phía Đông. Nam Sách có

diện tích tự nhiên là 111 km2.

+ Phía Bắc giáp thị xã Chí Linh;

+ Phía Đông giáp huyện Kinh Môn và huyện Kim Thành; + Phía Nam giáp thành phố Hải Dương;

+ Phía Tây giáp huyện Cẩm Giàng và huyện Gia Bình (tỉnh Bắc Ninh);

Huyện Nam Sách hiện có 19 đơn vị hành chính trực thuộc bao gồm 01 thị trấn Nam Sách và 18 xã: An Lâm, Hợp Tiến, Nam Tân, Nam Chính, Đồng Lạc, Cộng Hoà, Nam Hồng, Nam Hưng, Nam Trung, Hồng Phong, Thái Tân, Minh Tân, An Sơn, Hiệp Cát, An Bình, Thanh Quang, Quốc Tuấn và Phú Điền. Thị trấn Nam Sách là trung tâm kinh tế, chính trị của huyện cách thành phố Hải Dương 8 km về phía Nam, cách thị xã Chí Linh khoảng 18 km về phía Bắc, cách huyện Gia Bình tỉnh Bắc Ninh khoảng 27 km về phía Tây. Huyện Nam Sách về cơ bản cả bốn phía đều có sông bao bọc, gồm các sông Thái Bình và sông Kinh

Thầy. Do vậy, nguồn nước khá dồi dào, phục vụ hiệu quả cho sản xuất nông nghiệp và sinh hoạt của dân cư. Tuy nhiên, đây cũng là một khó khăn cho huyện do có nguy cơ ngập lụt về mùa mưa.

Hình 3.1. Bản đồ tỉnh Hải Dương và huyện Nam Sách

b. Đất đai

Nam Sách nằm trong vùng Đồng Bằng Sông Hồng nên đất đai của huyện được hình thành bởi sự bồi lắng phù sa của các con sông trong hệ thống sông Hồng và sông Thái Bình, do vậy địa hình, thổ nhưỡng của huyện mang đặc tính điển hình của đất phù sa. Địa hình khá bằng phẳng so với các huyện khác nằm trong vùng đất phù sa của hệ thống sông Thái Bình. Độ cao trung bình so với mực nước biển là 0,9-1,2m, điểm cao nhất thuộc xã Nam Hưng 1,9m. Tuy nhiên, xét về tiểu địa hình thì tương đối phức tạp với các vùng cao và bãi trũng xen kẽ nhau. Thành phần cơ giới đất tầng canh tác chủ yếu là trung bình, tầng đất dày do đó rất thuận tiện cho việc thâm canh cây lúa nước, cây ăn quả và các loại rau mầu thực phẩm khác.

c. Khí hậu, thuỷ văn

- Nhiệt độ: Nam Sách nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, với đặctrưng nóng ẩm, mưa vào mùa hè và hanh khô vào mùa đông. Nhiệt độ trung bình khoảng

23,9oC. Sự thay đổi nhiệt độ giữa các tháng trong năm khá lớn. Nhiệt độ tháng nóng nhất (tháng 6,7)có ngày lên đến 37oC, trong khi đó nhiệt độ tháng lạnh nhất (tháng 12,1)có ngày xuống tới 6-7oC. Tổng lượng nhiệt cả năm khoảng 8.500oC.

- Lượng mưa: Tổng lượng mưa trung bình hàng năm khoảng 1.770 mm,

năm cao nhất lên tới 2.311 mm và năm thấp nhất là 1.264 mm và phân bố không đều theo thời gian. Lượng mưa tập trung chủ yếu vào các tháng 5, 6, 7, 8 (tháng 8 có lượng mưa cao nhất 476mm) nên thường gây ra tình trạng úng lụt vào những tháng này. Trong khi đó, tháng 2, 3 có lượng mưa khá thấp, chỉ đạt 14 mm, cá biệt có những năm chỉ đạt 6mm.

Bảng 3.1. Một số chỉ tiêu về khí hậu khu vực Nam Sách, Hải Dương

Chỉ tiêu Tháng 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 Nhiệt độ trung bình (°C) 14,4 16,1 20 25,3 28,2 29,7 29,3 28,8 27,3 26 23 18,5 Số giờ nắng (Giờ) 1 12 13 94 179 111 173 183 141 128 101 37 Lượng mưa (mm) 32 14 22 70 343 168 286 476 88 157 84 31 Độ ẩm không khí (%) 87 87 86 85 85 80 82 84 82 81 83 82

- Thủy văn

+ Nguồn nước mặt

Nam Sách nằm ngoài khu vực trị thuỷ sông Hồng, lại ảnh hưởng của thuỷ triều, do đó mực nước của 2 con sông TháiBình và sông Kinh Thầy dâng lên cao vào những tháng 7, 8, làm cho chênh lệch giữa Phả Lại (đầu nguồn) và Bá Nha

(cuối nguồn) cao, xấp xỉ 3 mét. Mặt khác, do bị bao bọc bởi 3 con sông: sông

Thái Bình (27,28 km) và sông Kinh Thầy (19,2 km), và sông Lai Vu (4,42 km)

nên tổng chiều dài đê lên tới 50,95 km. Tuy nhiên, mưa lớn và tập trung vào vài tháng trong năm tạo ra mất cân đối nước cục bộ theo thời gian, gây ra tình trạng úng lụt và hiện tượng lở ở một số đoạn sông. Các tháng 7, 8, 9 mưa nhiều, cường độ lớn gây ngập úng ở một số xã vùng trũng và ven sông, ảnh hưởng nhiều đến sản xuất vụ mùa. Điều này đặt ra nhiệm vụ cho huyện phải thường xuyên đối phó với nguy cơ úng lụt.

Ngoài nguồn nước mặt của 3 con sông, Nam Sách còn có khoảng trên 1.000 ha ao hồ, đầm các loại với trữ lượng nước khá lớn, không chỉ phục vụ cho các nhu cầu nước tại chỗ mà còn có ý nghĩa lớn đối với phát triển, nuôi trồng thuỷ sản.

+ Nguồn nước ngầm

Theo kết quả khảo sát sơ bộ nước ngầm có trữ lượng lớn, phân bố ở độ

sâu 15-25m, song chất lượng không được tốt vì có nhiều tạp chất nhất là sắt, magiê, mangan... Chất lượng nước ở các xã phía Bắc như Quốc Tuấn, Hợp Tiến, Hiệp Cát, Nam Hưng, Nam Tân có chất lượng tốt hơn. Theo một tài liệu địa chất, nếu khai thác nước ở tầng chứa nước cuội sỏi Pleixtoxen và tầng chứa nước

Plioxen (N2) thì có thể đáp ứng nước với trữ lượng 20.000 m3/ngày đêm.

Nhìn chung, lượng nước ngầm của huyện tương đối dồi dào, đủ cung cấp nước

cho sản xuất và sinh hoạt của người dân. Đây là nguồn nước dự trữ trong tương lai

của huyện cho phát triển kinh tế - xã hội, đặc biệt là cho phát triển công nghiệp.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý rác thải sinh hoạt trên địa bàn huyện nam sách, tỉnh hải dương (Trang 49 - 52)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(133 trang)