Thế mạnh và hạn chế của báo điện tử

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quảng bá du lịch ninh bình dưới góc nhìn của báo chí địa phương và báo chí trung ương (Trang 32 - 39)

7. Bố cục của luận văn

1.3. Thế mạnh và hạn chế của báo in, báo điện tử trong việc quảng bá về

1.3.2. Thế mạnh và hạn chế của báo điện tử

Thế mạnh của báo điện tử

Thứ nhất, khả năng tích hợp các yếu tố đa phương tiện. Không phải ngẫu nhiên người ta ví sự xuất hiện của báo điện tử đã mở ra một cuộc cách mạng kỳ diệu trong đời sống xã hội nói chung và trong hệ thống truyền thơng đại chúng nói riêng. Điều này xuất phát từ đặc điểm khu biệt quan trọng nhất của báo điện tử là khả năng đa phương tiện. Có thể coi khả năng đa phương tiện là ưu điểm mạnh nhất của báo điện tử.

Khả năng đa phương tiện của báo điện tử thể hiện ở sự kết hợp chặt chẽ, hài hoà các yếu tố chữ viết, âm thanh, hình ảnh, màu sắc, đồ hoạ, hình khối... Khi vào thăm một tờ báo trực tuyến, công chúng bắt gặp đồng thời sự có mặt của phát thanh, truyền hình và báo in. Khơng chỉ được đọc nội dung thơng tin, họ cịn có thể nghe một khúc nhạc, xem một đoạn phim hay ngắm một seri ảnh động hoặc tĩnh... Báo trực tuyến tích hợp sức mạnh riêng của các PTTTĐC truyền thống, khắc phục được sự khô khan của những hình thức trình bày, trang trí “chết” trên báo in, khơng buộc người đọc phải tưởng tượng ra diễn biến của sự kiện bằng những ân thanh “chay” của phát thanh, cũng

không biến khán giá thành thụ động trước hệ thống chương trình cố định, tuần tự như truyền hình... Báo điện tử đem lại những thông tin đặc biệt sống động, hấp dẫn. Thông tin của báo điện tử có sự bổ trợ, nâng đỡ của các track âm thanh trung thực, các video clip sinh động và các seri ảnh báo chí rõ nét đến hồn hảo...

Thứ hai, là tính tức thời và phi định kỳ. Với báo in, kỳ phát hành tối đa

cũng chỉ dừng lại 3 lần/1 ngày, phát thanh - truyền hình, tiến xa hơn một bước, có thể truyền, phát thơng tin trực tiếp song song với diễn biến của sự kiện nhưng lại địi hỏi sự chuẩn bị chu đáo, cơng phu về nhân lực và nhiều trang thiết bị kỹ thuật cồng kềnh, tốn kém. Báo điện tử đã vượt qua những rào cản này và tỏ rõ tính năng động, linh hoạt có một khơng hai. Báo điện tử không mất thời gian chuẩn bị kích rích, khơng bị chậm trễ trong khâu in ấn rồi tổ chức phát hành... Nội dung thông tin của báo điện tử không bị giới hạn trong khuôn khổ nhất định, hạn hẹp trên mặt giấy, cũng không bị chế ước bởi những nguyên tắc bất di bất dịch về thời lượng phát sóng. Thơng tin của báo điện tử được lưu giữ dưới dạng tập dữ liệu trên đĩa từ nên có thể được bổ sung bất kỳ lúc nào, bất kể dung lượng bao nhiêu.

Khả năng này khẳng định thông tin của báo điện tử là thứ thơng tin nóng nhất, tươi mới nhất, đầy đủ nhất. Lấy ví dụ sự kiện 11/9. chỉ sau cú đâm vào tồ tháp thứ nhất, truyền hình CNN đã có ngay những hình ảnh đầu tiên về thảm hoạ này vào 18 phút sau đó, CNN truyền hình trực tiếp cú đâm của chiếc Boeing thứ hai vào tồ tháp cịn lại. Đó là những hình ảnh “nóng” mà chỉ có truyền hình mới làm được. Tuy nhiên, cũng chỉ 15 phút sau khi sự kiện xảy ra, các tờ báo trực tuyến, trong đó nổi bật là www.cnn.com, cũng đã kịp cung cấp cho công chúng “khát” tin diễn biến của sự kiện. Điều đáng chú ý, ngồi việc thơng tin những gì đang xảy ra, báo trực tuyến cho phép cơng chúng tiếp cận với nhiều thơng tin mang tính tư liệu, lịch sử, và tất cả những

gì liên quan đến tồ tháp đơi, máy bay, danh tính của nạn nhân trên máy bay, trong tồ tháp, những kẻ bị tình nghi là thủ phạm v.v... Những dữ liệu này đã có từ trước và ln trong trạng thái sẵn sàng “nhận nhiệm vụ”.

Thông tin báo điện tử phá vỡ tính định kỳ thường có của các loại hình báo chí truyền thống khác. Đó là thứ thơng tin khơng chỉ được cập nhật, mà cập giờ thậm chí cập thì. Khi một sự kiện xảy ra, những thơng tin đầu tiên đơn giản mang tính thơng báo sẽ đến với cơng chúng và tiếp sau đó sẽ là sự bổ sung những tình tình tiết mới, vấn đề mới. Liên tục như vậy, thông tin trên báo điện tử được làm mới, được bổ sung bất kỳ thời khắc nào.

Thư ba, tính tương tác. Hơn bất kỳ một loại hình báo chí nào khác. Báo

điện tử có tính tương tác cao, thể hiện rõ tính đại chúng và thoả mãn được nhu cầu thơng tin đa chiều của người đọc. Theo lý thuyết truyền thông, tương tác qua lại giữa công chúng và tồ soạn qua kênh thơng tin phản hồi là một yếu tố quan trọng thể hiện hiệu quả truyền thông đồng thời tạo cơ sở để toà soạn điều chỉnh nội dung, hình thức thơng tin theo hướng tăng cường chất lượng.

Đặt trong mối tương quan so sánh khả năng tương tác của báo điện tử với các PTTTĐC truyền thống thì báo điện tử có nhiều ưu thế hơn hẳn. Báo điện tử do tận dụng tính năng của mạng internet đã thiết lập được một kênh thông tin phản hồi tốc độ, tin cậy và đặc biệt hiệu quả. Nếu như các PTTTĐC truyền thống tạo lập kênh thông tin phản hồi bằng các chuyên trang, chuyên mục như: “Bạn đọc viết” (của báo in), “Hộp thư truyền hình” (của truyền hình), “Bạn nghe đài” (của phát thanh)... thì hiện nay, hầu hết các tờ báo điện tử đều xây dựng một địa chỉ “e-mail” (hòm thư điện tử) riêng trong nỗ lực tạo quan hệ chặt chẽ, mật thiết giữa độc giả với bản báo. Trong khi các PTTTĐC truyền thống có thể gặp khó khăn khi tiếp nhận thơng tin phản hồi do nhiều nguyên nhân khách quan như thời gian, thất lạc... thì báo điện tử với hịm thư có ưu điểm nổi bật là tốc độ, toà soạn tức thời nhận được những thông tin

phản hồi từ phía người đọc, nhờ thế nhanh chóng đưa ra những biện pháp điều chỉnh nội dung hình thức tờ báo sao cho phù hợp với nhu cầu người đọc.

Mặt khác, do hạn chế về thời lượng chương trình, khn khổ số trang, các PTTTĐC truyền thống không thể hồi đáp đầy đủ các thông tin phản hồi của công chúng, dễ gây cảm giác những ý kiến không được tiếp nhận. Điều này phần nào làm giảm hiệu quả truyền thông. Tất cả những trở ngại trên đã được khắc phục ở báo trực tuyến. Các thông tin phản hồi gửi đến toà soạn qua e-mail đến đúng địa chỉ như thư “bảo đảm” và chắc chắn được toà soạn tiếp nhận. Ngồi email, bạn đọc có thể liên hệ trực tiếp qua số điện thoại đường dây nóng (hot line) để trao đổi trực tiếp với tòa soạn khi cần thiết.

Ngoài ra, báo điện tử trội hơn các PTTTĐC truyền thống ở khả năng gắn kết lưu giữ độc giả bằng hình thức phân phối báo theo yêu cầu. Khi người đọc bằng vài thao tác đơn giản tiến hành đăng ký và cung cấp địa chỉ thư điện tử của mình cho tồ soạn, tồ soạn sẽ gửi bản tóm tắt số báo mới dưới dạng thư điện tử có chứa siêu liên kết tới tồn văn nội dung. Việc gửi bản tóm tắt nội dung số báo mới không những giúp độc giả không mất thời gian đọc tồn bộ số báo nhưng vẫn có thể nhanh chóng, chủ động xác định nội dung thơng tin cần tìm, mà cịn thể hiện sử quan tâm của tồ soạn với mỗi độc giả. Đây là một phương thức lôi cuốn độc giả độc đáo chỉ có ở báo điện tử.

Thơng qua e-mail, báo điện tử cịn có khả năng thành lập các diễn đàn có sức hút lớn với độc giả. Các diễn đàn trên báo điện tử được tổ chức thường xuyên và được coi như một chuyên mục nơi toà soạn dành đăng ý kiến của người đọc về một vấn đề nhất định. Thực tế cho thấy, các diễn đàn trên báo điện tử thu hút được một khối lượng lớn cơng chúng tham gia. Phần vì diễn đàn trên báo điện tử ln bàn luận về một vấn dề thời sự nổi cộm, đang là mối quan tâm của dư luận xã hội, phần vì chúng tận dụng được ưu thế khơng bị giới hạn, bó buộc trong một khn khổ, đặc biệt là ưu thế tức thời của báo

điện tử. Ở các diễn đàn này, độc giả có thể gửi thư điện tử tự do bày tỏ quan điểm, chính kiến, thái độ, phản ứng... trước một sự kiện, vấn đề do tồ soạn hoặc do chính họ đặt ra. Diễn đàn khơng chỉ thu hút họ đến với báo mà cịn tạo ra khơng khí tự nhiên, khách quan dân chủ để độc giả nhận thấy rằng tờ báo tôn trọng độc giả, có tơn chỉ mục đích hoạt động vì lợi ích của độc giả và đất nước, giai cấp nó bảo vệ.

Tính tương tác của báo điện tử còn được thể hiện rõ nét nhất khi nó thực hiện chức năng Vote (bỏ phiếu). Trước một sự kiện, hiện tượng, vấn đề quan trọng của đời sống xã hội, hoặc nhu cầu thăm dị dư luận về chính tờ báo, chương trình phát thanh, truyền hình... các PTTTĐC thường phải dành nhiều thời gian, cơng sức và chi phí đáng kể để tiến hành điều tra, thống kê xã hội học. Tuy nhiên, những công việc tỷ mẩn, mất thời gian như in ấn tài liệu, phát câu hỏi, ghi chép ý kiến, xử lý dữ liệu... với báo điện tử đã trở nên lỗi thời. Với sự trợ giúp của máy tính, cơng tác điều tra, thống kê xã hội học của báo điện tử trở nên vơ cùng đơn giản, nhanh chóng và chính xác.

Thứ tư, khả năng lưu trữ và tìm kiếm thông tin. Sẽ không quá khi

cho rằng internet nói chung, báo điện tử nói riêng là cuốn bách khoa thư lớn nhất của loài người. Báo điện tử khơng có số trang hạn định, khơng quan tâm đến thời gian, thời lượng phát sóng, nên nội dung thơng tin của báo điện tử có thể phát triển khơng giới hạn nhờ việc thiết lập các “hyrperlink” – siêu liên kết. Các siêu liên kết tổ chức thông tin thành từng lớp, tạo mối quan hệ giữa thông tin mới mất với các thông tin tham chiếu, bổ sung trong cùng một chủ đề. Chẳng hạn, ở trang chủ, từ tít và tít dẫn, siêu liên kết sẽ dẫn người đọc đến tồn văn nội dung chính của tác phẩm báo chí. Trong phần nội dung này, lại chứa một số các siêu liên kết dẫn đến các nội dung thông tin khác có liên quan trên từng mặt cụ thể. Trong phần nội dung chuyên biệt cụ thể này, lại có tiếp những siêu liên kết khác...

Siêu liên kết có mặt trong nhiều trang báo khiến các số báo điện tử không tồn tại độc lập, riêng lẻ mà thực sự đã trở thành kho tư liệu khổng lồ, nơi cơng chúng có thể dễ dàng tìm kiếm, thu nhận lượng thơng tin tồn diện, phong phú về mọi vấn đề. Nhờ siêu liên kết, người đọc cịn có thể tra cứu những dữ liệu lịch sử trong kho lưu trữ của báo điện tử một cách nhanh chóng nhất mà khơng có thư viện nào, khơng một hình thức tích lũy, lưu trữ nào của các PTTTĐC truyền thống làm được.

Bằng việc thiết lập các siêu liên kết, báo điện tử có nhiều lợi thế hơn hẳn báo in, phát thanh, truyền hình trong khả năng cung cấp bức tranh thơng tin tồn cảnh, đầy đủ, trọn vẹn. Nội dung thông tin đăng tải trên báo điện tử có tính khách quan rất cao. Sự việc được nhìn nhận dưới mọi góc độ, mọi khía cạnh giúp cho cơng chúng có thể tự lý giải sự việc theo cách của mình và tự rút ra kết luận.

Hạn chế của báo điện tử

Bên cạnh những thế mạnh vượt trội thì báo điện tử cũng có một số hạn chế nhất định. Trước hết siêu liên kết trên báo điện tử cũng có mặt trái. Việc xây dựng siêu liên kết dày đặc là cần thiết nhưng các siêu liên kết cần phải có sự kiểm duyệt về cả nội dung thơng tin lẫn bản thân sự tồn tại của nó. Quá lạm dụng siêu liên kết sẽ khiến người đọc lạc trong biển thơng tin của internet và khơng dễ gì trở lại với nội dung thông tin ban đầu.

Hạn chế thứ hai là độ an toàn trên báo điện tử. Là một bộ phận của internet, lại phát hành một bản duy nhất cho triệu triệu người đọc, vấn đề an tồn thơng tin trên báo điện tử hết sức quan trọng. Thông tin của báo điện tử được lưu trữ dưới dạng dữ liệu trên đĩa từ nên luôn phải đối mặt với những sự cố hỏng hóc về kỹ thuật như mất từ tính, virus phá hoại... Trong trường hợp những sự cố này xảy ra, toàn bộ nội dung thơng tin có thể bị phá hoại hồn

tồn, khơng thể khơi phục được và mối liên hệ giữa người đọc với tòa soạn báo sẽ bị gián đoạn, ngắt quãng.

Mặt khác, thơng tin trên báo điện tử cịn phải đương đầu với sự thâm nhập của các nguồn thông tin xấu, thông tin không lành mạnh vốn đầy rẫy trên mạng internet. Hiện nay, internet được coi là vùng tự do tuyệt đối, khơng có một tổ chức hay quốc gia nào trên thế giới chịu trách nhiệm quản lý, điều hành. Các biện pháp an ninh như thiết lập hệ thống máy tính bảo vệ gọi là “Bức tường lửa” (Fire wall) cũng khơng đảm bảo an tồn tuyệt đối. Chúng chưa hoàn toàn ngăn cản được những truy nhập bất hợp pháp. Những kẻ am hiểu hệ thống máy tính và có mục đích xấu vẫn có thể đột nhập vào hệ thống máy chủ - nơi lưu trữ thông tin để sửa đổi, đánh cắp thông tin.

Đặc điểm về độ an tồn thơng tin trên báo điện tử quy định sự khác biệt trong phương thức vận hành tòa soạn của báo điện tử với các PTTTĐC truyền thống ở báo in, độ an tồn rất cao sau khi phát hành vì các bản in khơng liên quan đến nhau; ở phát thanh, truyền hình các chương trình đã được lên lịch khó xảy ra khả năng bị xâm nhập, phá hoại thì ở báo báo điện tử, sự “thoải mái” của mạng internet, mọi điều đều có thể.

Một trong hạn chế nổi bật của báo điện tử là vì tính thời sự cao, phải cạnh tranh thông tin giữa các báo điện tử nên có thể thơng tin đưa lên chưa chính xác vì chưa kịp kiểm chứng một cách cẩn thận. Do áp lực thơng tin nên phóng viên viết bài và biên tập viên có thể có nhiều sai sót về lỗi chính tả. Thực tế hiện nay thì các “hạt sạn” về chính tả trên báo điện tử khá nhiều.

Hạn chế tiếp theo là để đọc được báo mạng điện tử thì yêu cầu đầu tiên và tiên quyết nhất là độc giả phải có máy tính truy cập được mạng. Và tất nhiên, khơng phải ai cũng có máy tính cá nhân để truy cập mạng đọc báo điện tử hàng giờ, hàng ngày. Do đó việc đọc báo mạng và sử dụng những tính năng ưu việt của nó cũng gặp rất nhiều hạn chế. Đặc biệt, báo mạng điện tử với tích

hợp đa phương tiện yêu cầu sử dụng công nghệ hiện đại thì đối tượng tiếp nhận thông tin đa phần chỉ giới hạn trong độ tuổi thanh niên và trung niên ( những người có thể sử dụng máy tính truy cập mạng ). Trong khi các thể loại báo chí khác như truyền hình và phát thanh thì có phạm vi đối tượng rộng hơn, mà hầu hết là tất cả mọi người, tất cả mọi lứa tuổi, trình độ học vấn.

Vì chưa có chính sách thắt chặt an tồn thơng tin với báo mạng nên thông tin trôi nổi và không được xác thực là rất nhiều. Những tin giật gân, câu khách, khơng chính xác là hạn chế lớn nhất của báo mạng điện tử. Nếu như phát thanh, truyền hình hay báo in có độ thơng tin chính xác cao thì báo mạng lại hầu như thả trơi chuyện này. Do đó, thơng tin trên báo mạng chưa được bạn đọc tin tưởng so với các phương tiện truyền thông đại chúng khác.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quảng bá du lịch ninh bình dưới góc nhìn của báo chí địa phương và báo chí trung ương (Trang 32 - 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(145 trang)