7. Bố cục của luận văn
2.2. Nội dung thông tin về du lịch Ninh Bình trên báo trung ƣơng và địa
2.2.1. Nội dung thông tin quảng bá vẻ đẹp tự nhiên của du lịch Ninh Bình
Bình trên báo trung ương và địa phương
Tờ Telegraph nổi tiếng của nước Anh đã không tiếc lời khi bình luận về cảnh thiên nhiên của Ninh Bình: “Non nước hùng vĩ, đáy nước in trời khiến lòng người say đắm”. Tờ báo danh tiếng này đã xếp Ninh Bình vào những điểm đến ngoạn mục trên thế giới [39].
Thật không quá lời khi nói rằng Mẹ Thiên Nhiên đã hào phóng ban tặng cho Ninh Bình những cảnh đẹp tự nhiên mà không thể thấy ở nơi khác. Các danh thắng như: Tràng An, Tam Cốc, chùa Bái Đính, rừng Cúc Phương… đã nổi tiếng gần xa, vượt ra khỏi lãnh thổ, trở thành địa chỉ không
thể thiếu của du khách quốc tế mỗi khi đến Ninh Bình. Danh thắng Tràng An được ví như là “Hạ Long trên cạn” của Việt Nam.
Trong quá trình khảo sát, tác giả luận văn thống kế thấy số lượng tin bài viết về vẻ đẹp thiên nhiên của Ninh Bình chiếm số lượng nhiều nhất trong 3 cơ quan báo chí trên tổng số 4 cơ quan báo chí lựa chọn khảo sát. Tổng số tin bài về cảnh đẹo tự nhiên cũng có chiếm số lượng lớn nhất trên tổng số tin bài khảo sát
Bảng 2.6: Bảng phân chia số lượng tin bài quảng bá nội dụng thông tin về du lịch Ninh Bình trên các cơ quan báo chí khảo sát
Cơ quan báo chí khảo sát Vẻ đẹp tự nhiên Cơ sở vật chất và nhân lực du lịch Xúc tiến du lịch Văn hóa và ẩm thực Chính sách phát triển du lịch Vnexpess 18 2 2 16 0 Tin túc 16 0 0 19 1 Ninh Bình 69 47 35 38 41 Du lịch 16 5 5 0 0
Nguồn: Tác giả luận văn
Qua bảng số liệu trên, chúng ta dễ dàng nhận ra sự nổi trội của tin bài quảng bá vẻ đẹp thiên nhiên của du lịch Ninh Bình trên các báo. Tổng số tin bài viết về cảnh đẹp tự nhiên Ninh Bình đã đăng trên 4 cơ quan báo chí khảo sát là 119 tin bài trên tổng số 330 tin bài (chiếm 36,3 % tổng số tin bài khảo sát).
So sánh với nội dung thông tin khác về du lịch Ninh Bình thì tin tức về cảnh đẹp thiên nhiên đứng ở vị trí số 1, tiếp theo lần lượt đến thông tin về văn hóa và ẩm thực, cơ sở vật chất và nhân lực phục vụ du lịch, xúc tiến du lịch, chính sách phát triển du lịch.
Một vấn đề mà tác giả luận văn muốn nhấn mạnh, đó là từ thống kê số lượng tin bài về nội dung cảnh đẹp thiên nhiên Ninh Bình chiếm nhiều nhất
phù hợp với nhu cầu công chúng. Trong cuộc điều tra xã hội học của tác giả luận văn thì công chúng có nhu cầu lớn nhất về thông tin cảnh đẹp tự nhiên về du lịch Ninh Bình. Như vậy, ít nhiều quảng bá về du lịch trong nội dung về vẻ đẹp tự nhiên đã đáp ứng và trúng với thực tế mong muốn của bạn đọc. Đây là điều đáng mừng, bởi sự phù hợp giữa cung và cầu, mang lại hiệu quả thông tin quảng bá. Báo chí đăng tải tin tức mà công chúng muốn, chứ không phải là những thông tin mà cơ quan báo chí muốn đăng theo ý chủ quan.
Các cơ quan báo chí cần phát huy việc cung cấp thông tin về du lịch Ninh Bình theo nhu cầu của công chúng. Đây có thể là hướng đi không chỉ phù hợp về mặt lí luận báo chí mà còn đúng với thực tiễn hoạt động báo chí. Muốn làm được điều này đòi hỏi các cơ quan báo chí phải tiến hành nghiên cứu nhu cầu của công chúng một cách bài bản. Về vấn đề này, tác giả luận văn sẽ đề cập sâu hơn trong phần giải pháp ở chương 3.
Về thể loại, tỉ lệ tin chỉ chiếm 5%, còn bài chiếm đến 95 % tổng số tin bài viết về vẻ đẹp tự nhiên của Ninh Bình. Như vậy là các báo khảo sát để sử dụng thể loại bài làm thể loại báo chí chủ lực để thể hiện vẻ đẹp tự nhiên của du lịch Ninh Bình. Thể loại bài sẽ đáp ứng được mục đích thông tin vì có khả năng cung cấp sâu và toàn diện hơn về vẻ đẹp tự nhiên của Ninh Bình.
Điểm thứ hai tác giả luận văn muốn nhấn mạnh trong nội dung quảng bá vẻ đẹp tự nhiên của du lịch Ninh Bình trên các báo khảo sát là yếu tố chỉ dẫn trong các bài viết.
Khi khảo sát tất cả tin bài về vẻ đẹp tự nhiên của Ninh Bình trên các báo khảo sát thì cả báo Ninh Bình và các báo trung ương mới chỉ đưa ra được địa chỉ của các địa danh, thắng cảnh thuộc địa phận làng, xã, huyện, thị, thành phố của tỉnh Ninh Bình và khoảng cách địa lý, thời gian từ Hà Nội đến các địa danh đó.
Trên báo Vnexpress ngày 22/10/2016 có đăng bài “Homestay nằm giữa hồ sen ở Ninh Bình” có đưa ra chỉ dẫn: “Homestay tọa lạc khu vực bến đò Tam Cốc, thuộc làng Kha Lương, Hoa Lư, Ninh Bình, cách trung tâm Hà Nội khoảng 100 km”
Hay trong bài “Trải nghiệm Thung Nham” đăng ngày 16/06/2016, mở đầu bài báo đã đến thông tin chỉ dẫn về địa chỉ của danh thắng Thung Nham qua lời của một hướng dẫn viên du lịch: “Nằm trọn trong vùng lõi của danh thắng Tràng An, thuộc địa phận làng Hải Nham, xã Ninh Hải, huyện Hoa Lư (Ninh Bình), khu du lịch sinh thái vườn chim Thung Nham thu hút du khách bởi các điểm du lịch: Động Vái Giời, hang Bụt, cây đa di chuyển, miệt vườn cây ăn quả, cây duối nghìn năm, động Tiên Cá, vườn chim, khu ẩm thực - nghỉ dưỡng cao cấp...”
Trên báo Ninh Bình ngày 22/07/2016 có đăng bài “Động Thiên Hà: Chốn bồng lai tiên cảnh giữa lòng núi”, cũng đã cung cấp vị trí địa danh thắng cảnh này thuộc xã, và huyện nào, đồng thời chỉ ra khoảng cách từ Thành phố Ninh Bình đi đến danh thắng này. “Khu du lịch sinh thái động Thiên Hà gồm hai động chính là động Thiên Hà và động Thiên Thanh. Đây là một phần danh thắng trong Quần thể di sản Văn hóa và Thiên nhiên thế giới Tràng An, thuộc xã Sơn Hà, huyện Nho Quan, cách thành phố Ninh Bình 24km”.
Như vậy về mặt chỉ dẫn du lịch khi thông tin về vẻ đẹp tự nhiên của du lịch Ninh Bình thì cả báo trung ương và địa phương đã có sự chú trọng để đưa thông tin về địa điểm, địa chỉ của từng danh thắng trong bài viết lên đầu bài. Khi chỉ dẫn về khoảng cánh và thời gian đi đến cảnh đẹp thiên nhiên thì các báo trung ương lấy Thủ đô Hà Nội làm điểm mốc, còn báo Ninh Bình thì lấy thành phố Ninh Bình làm điểm mốc. Tất cả các bài báo viết vể các danh thắng du lịch Ninh Bình trên báo Ninh Bình và các báo trung ương khảo sát đều cung cấp thông tin về địa điểm đó nằm ở đâu, thuộc làng, xã, huyện nào.
Đây là một ưu điểm đáng khen giúp người đọc có thể định vị và thuận tiên khi tìm đường đến với các danh thắng tự nhiên của Ninh Bình. Tuy nhiên thì các báo cần phải cụ thể và có nhiều thông tin chỉ dẫn du lịch hơn nữa.
Chẳng hạn, các báo các đưa thên thông tin về đi đường nào thuận tiện nhất và dễ đi nhất đến các danh thắng, vị trí các danh thắng nằm ở hướng nào (hướng Tây, Bắc, Đông, Nam…), so với Hà Nội hay Thành phố Ninh Bình. Một điều đáng buồn là tất cả các bài báo tác giả khảo sát trên báo Ninh Bình và các báo trung ương viết về vẻ đẹp tự nhiên của du lịch Ninh Bình thì không có tin bài nào có một bức ảnh bản đồ chỉ dẫn đến các danh thắng. Đây là hạn chế cần được khắc phục. Một bức ảnh bản đồ chỉ dẫn đến một địa danh, một danh thắng sẽ giúp công chúng dễ dàng định vị và hình dung về các danh thắng đó hơn rất nhiều là chữ viết.
Cùng viết về vẻ đẹp tự nhiên, nhưng mỗi báo lại khác thác ở các góc độ, khía cạnh khác nhau. Ngay cả khi viết về cùng một địa danh, cùng một thắng cảnh thì mỗi báo cũng tìm góc độ khai thác và cung cấp thông tin khác nhau. Chẳng hạn cùng viết về quần thể danh thắng Tràn An thì mỗi báo có một điểm nhìn riêng.
Trên báo Vnexpress ngày 16/07/2015 có đăng bài “Ngồi thuyền khám phá vẻ đẹp hòa quyện của Trang Àn”, của tác giả Vy An. Bài báo đã nhấn mạnh về cảm giác tuyệt vời khi ngồi trên thuyền ngắm cảnh mây trời long lanh của non nước Tràng An. Đó là một cảm giác thật khó tả: “Con thuyền nhỏ nhẹ lướt trên dòng sông Sào Khê xanh biếc, hai bên hoa súng nở bung. Dưới làn nước trong vắt là những thân rong mềm mại đung đưa theo nhịp chèo khua. Khi còn đang mải mê với những đàn dê trên sườn núi hay câu chuyện của người lái đò chở khách tham quan, chiếc thuyền sẽ bất ngờ chậm lại để luồn qua khe núi - hang Địa Linh. So với ngồi thuyền trên dòng suối Yến ở chùa Hương hay Ngô Đồng ở Bích Động, điểm thích thú nhất của hành
trình xuôi dòng khám phá Tràng An là du khách được trải nghiệm mọi cung bậc cảm xúc khi qua 12 động xuyên thuỷ nối với nhau bởi các thung. Đó là cảm giác cúi gập người khi đi qua hang tối và hơi nóng bủa vây vì mạch nước nóng giữa lòng hang. Trái ngược hoàn toàn là cảm giác thoải mái thẳng lưng đi qua hang Sáng”.
Cũng viết về quần thể Tràng An, trên báo Du lịch trong bài viết “Tiêu
chí để Tràng An trở thành di sản thế giới” đăng ngày 02- 04- 2015 của
Nguyễn Cường, tác giả bài báo lại đi sâu phân tích những tiêu chí để UNESCO công nhận Tràng An là di sản của nhân loại, đồng thời đem đến cho độc giả những cái nhìn toàn cảnh và giá trị nổi bật của quần thể danh thắng này.
Tác giả bài báo đề cập đến tiêu chí vẻ đẹp thẩm mỹ với núi non hùng vĩ, sông nước huyền ảo, hang động huyền bí. Sông núi Tràng An là một trong những khu vực đẹp nhất trên thế giới. Những núi đá vôi vách dốc dựng đứng cao xấp xỉ 200m so với mực nước xung quanh, trông như những thanh kiếm khổng lồ, bên những dòng sông, suối nối với nhau chảy quanh co qua các hang động ngầm có vô số nhũ đá, măng đá, cột đá, diềm đá tạo nên cảnh quan kỳ thú. Những thảm rừng nguyên sinh dày bám vào các vách đá xanh đậm, nước xanh ngọc và bầu trời xanh ngắt với những đám mây với nhiều màu sắc khác nhau đã tạo cho Tràng An một xứ sở thần tiên thiên nhiên đa màu sắc, tuyệt mỹ. Hòa trộn với khu rừng nguyên sinh, núi đá dựng đứng là những ruộng lúa bao quanh rực rỡ vàng, tạo nên một bức tranh thủy mạc diễm lệ có một không hai trên hành tinh của chúng ta.
Cuối cùng tác giả bài viết nhấn mạnh đến tiêu chí mạo hiểm của Tràng An. Theo đó, quần thể danh thắng Tràng An là một khối đá vôi liền mạch, có tuổi địa chất khoảng 250 triệu năm, nhiều người ví Di sản này như “vịnh Hạ Long trên cạn”. Qua sự phân tích của tác giả bài báo về các tiêu chí để UNESCO công nhận Tràng An là di sản hỗn hợp tự nhiên và văn hóa đầu tiên
ở Đông Nam Á, người viết đã quảng bá được những vẻ đẹp “ngoạn mục” của quần thể danh thắng này đến với người đọc.
Trên báo Ninh Bình cũng có nhiều bài viết vẻ đẹp của Tràng An, những lại khác thác ở điểm nhìn khác, địa danh khác của Tràng An. Đơn cử trong bài
“Động Thiên Hà: Chốn bồng lai tiên cảnh” đăng ngày 22- 07- 2016, tác giả
Nguyễn Minh và Ngọc Tiến đặc tả vẻ đẹp mĩ miều của Động Thiên Hà nằm trong quần thể danh thắng Tràng An. Cái tên bài báo cũng đã làm người đọc như muốn lên tiên cảnh. Đây là hang động nằm trong quần thể danh thắng Tràn An thuộc xã Sơn Hà, huyện Nho Quan.
Các bài viết trên các báo khảo sát về quảng bá vẻ đẹp tự nhiên của du lịch Ninh Bình đã cho thấy cùng viết một danh thắng Tràn An, những mỗi báo lại có góc độ tiếp cận và chuyển tải nội dung thông tin khác nhau. Vì số lượng bài viết về vẻ đẹp tự nhiên là khá lớn nên tác giả không thể phân tích tất cả các bài mà chỉ lựa chọn một số bài tiêu biểu nhất.
Một điểm đáng chú ý nữa mà tác giả luận văn muốn đề cập đến là cùng với các bài viết ca ngợi cảnh đẹp thiên nhiên của Ninh Bình thì trên các báo trung ương khảo sát và báo Ninh Bình cũng có bài viết về những tồn tại, bất cập, nhưng số lượng bài viết không nhiều. Trên báo Ninh Bình chỉ có hai bài phản ánh về việc người dân xây dựng làm ảnh hưởng đến cảnh quan tự nhiên, các ngôi nhà cao tầng xây dựng không theo quy hoạch của một số hộ dân phần nào làm phá vở cảnh đẹp ở một số danh thắng. Thiết nghĩ, các báo không chỉ viết bài ca ngợi mà còn phải dành nhiều bài viết về những hạn chế và những cái chưa được trong phát triển du lịch Ninh Bình với tinh thần xây dựng trong thời gian tới.
Có thể nói rằng, trong các nội dung thông tin quảng bá du lịch Ninh Bình trên báo chí trung ương và báo chí địa phương thì các bài viết về vẻ đẹp
tự nhiên đã thể hiện khá thành công những cảnh đẹp say đắm lòng người của Ninh Bình đến bạn đọc.
Kết quả điều tra xã hội học của tác giả luận văn cho thấy đa phần số ý kiến được hỏi cho rằng báo chí đã lột tả khá tốt vẻ đẹp tự nhiên của du lịch Ninh Bình.
Bảng 2.7: Bảng số liệu về quan điểm mức độ quảng bá vẻ đẹp tự nhiên của du lịch Ninh Bình trên báo trung ương và báo địa phương
Quan điểm Tỉ lệ (%) Số người
Rất tốt 0 0
Tốt 43,3 130
Khá tốt 33,3 100
Bình thường 20 60
Chưa được tốt 3,4 10
Nguồn: Cuộc điều tra tháng 10/2016.
Khi tiến hành phỏng vấn sâu, các nhà báo cũng có quan điểm cho rằng báo chí đã phản ảnh được vẻ đẹp tự nhiên của du lịch Ninh Bình. Nhà báo Thu Trà, chuyên viết chuyên mục “du lịch” của báo Ninh Bình khẳng định:
“Báo chí đã có cái nhìn tổng quan về du lịch Ninh Bình, phản ánh ở nhiều góc cạnh, thể hiện được giá trị đặc sắc, độc đáo của cảnh quan du lịch Ninh Bình, rất hoang sơ nhưng kỳ vĩ, lung linh, huyền ảo. Hiệu quả nhất là qua các chùm phóng sự ảnh, các thước phim, hình ảnh quay về du lịch Ninh Bình”.
Cùng quan điểm trên, ông Đỗ Bằng, Phó Tổng biên tập báo Ninh Bình cho rằng: “Báo Ninh Bình dã mở chuyên mục “du lịch Ninh Bình” nhằm giới
thiệu tới bạn đọc những cảnh quan danh lam thắng cảnh nổi tiếng của Ninh Bình. Trong đo có nhiều bài viết phân tích đánh giá làm nổi bật những giá tri của danh lam thắng cảnh như: Tam cốc – Bích Động; khu du lịch sinh thái Thung Nham; khu danh thắng Tràng An… Bên cạnh đó, báo có nhiều phỏng
vấn thăm giò cảm nhận của du khách trong và ngoài nước về cảnh quan thiên nhiên Ninh Bình. Mở các chuyên mục: “nét đẹp quê hương”; “quê hương qua ống kính”…”.
Phóng viên Thanh Tuyết, chuyên viết về du lịch của báo điện tử Vnexpress cho biết: “Rất nhiều chùm ảnh đẹp, video về NB được phát sóng.
Vẻ đẹp của cảnh quan là một phần, phần lớn là chất lượng dịch vụ du lịch sẽ quyết định yếu tố thu hút du khách hay không”.
Như vậy, báo chí trung ương và địa phương tuy chưa thể hiện một cách thực sự xuất sắc nhưng đã lột tả được cảnh đẹp tự nhiên của du lịch Ninh Bình. Chủ đề này có số lượng bài viết nhiều nhất, thông tin khá đa dạng, đề cập và đi sâu diễn tả được nhiều danh thắng ở Ninh Bình phù hợp với nhu cầu của công chúng cũng có sự quan tâm lớn nhất về thông tin cảnh đẹp tự nhiên