Hạn chế của quảng bá du lịch Ninh Bình trên báo chí trung ương và

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quảng bá du lịch ninh bình dưới góc nhìn của báo chí địa phương và báo chí trung ương (Trang 105 - 109)

7. Bố cục của luận văn

3.2. Những thành công hạn chế, nguyên nhân thành công, hạn chế của báo

3.2.2. Hạn chế của quảng bá du lịch Ninh Bình trên báo chí trung ương và

ương và báo chí địa phương

Bên cạnh những thành công trên, tác giả luận văn cho rằng quảng bá du lịch Ninh Bình trên báo chí trung ương và địa phương vẫn cịn một số hạn chế cần được khắc phục sau:

Hạn chế đầu tiên mà tác giả luận văn muốn nhấn mạnh đó là hiện các báo Ninh Bình và báo Du lịch đã đưa tồn bộ các bài viết viết về du lịch Ninh Bình trên báo in lên báo điện tử. Trên báo điện tử khơng có một tin bài nào mới, độc lập so với báo in. Điều này làm mất đi tính ưu điểm của loại hình báo điện tử là thơng tin liên tục. Đồng thời tạo nên sự trùng lập về tin bài trên cả báo in và báo điện tử, làm công chúng sẽ khơng cịn hứng thú khi tìm đọc báo điện tử vì tất cả đã có trên báo in, thường thì báo in ra bài, rồi mới đẩy lên báo điện tử.

Chính điều này làm mất đi lợi thế của báo điện tử là bổ trợ, khắc phục hạn chế tính định kỳ và diện tích có hạn của báo in. Báo điện tử cho phép đăng tin bài liên tục, nhưng tin tức nóng hổi mà báo in chưa thể xuất bản được ngay thì có thể đưa lên báo điện tử. Thế nhưng, điều đáng buồn là trong quá trình khảo sát, tác giả luận văn thấy rằng báo Ninh Bình và báo Du lịch trên phiên bản báo điện tử gần như bê nguyên toàn bộ tin bài của báo in. Rất hiếm khi có tin bài mới của báo điện tử.

Ngay cả việc đẩy tin bài từ báo in lên báo điện tử thì cũng để nguyên hình thức thể hiện bài viết mà khơng có sự điểu chỉnh cho phù hợp với loại hình báo điện tử. Như chúng ta đã biết, báo in và báo điện tử có những đặc điểm khác nhau. Báo điện tử cơng chúng tiếp nhận thơng tin qua màn hình vi tính nên đọc lướt qua, bởi vậy cách thức thể hiện tin bài, chuyển tải thơng tin có sự khác biệt so với loại hình báo in. Do đó, để đạt hiệu quả thơng tin về quảng bá du lịch Ninh Bình, báo Du lịch và báo Ninh Bình khi đẩy bài từ báo in lên báo điện tử thì cũng cần có sự điều chỉnh hình thức cho phù hợp.

Hạn chế tiếp theo là các phiên bản điện tử của các báo vẫn chưa thực sự tận dụng tính đa phương tiện. Như chúng ta đã biết trong một tờ báo điện tử có cả báo in, báo hình và báo nói. Khảo sát trên 4 cơ quan báo chí thì tính đa phương tiện vẫn chưa được các báo tận dụng tối đa. Chỉ có báo điện tử

Vnexpress có sử dụng video nhưng số lượng lại rất hạn chế (có 4 video về du lịch Ninh Bình). 3 cơ quan báo chí cịn lại là báo Ninh Bình, báo Du lịch và báo Tin tức đều có phiên bản điện tử nhưng khơng có một video nào trong thời gian khảo sát thơng tin về du lịch Ninh Bình. Đây là một hạn chế thực sự đáng buồn. Đặc biệt, cả 4 cơ quan báo chí đều khơng có một Audio nào về du lịch Ninh Bình. Như vậy là ưu điểm của Audio đã không được các báo khai thác.

Về tính tương tác, trong khi khảo sát tin bài về du lịch Ninh Bình thì tác giả luận văn thấy duy nhất báo điện tử Vnexpress đăng tải bình luận của cơng chúng. 3 cơ quan báo chí cịn lại ở phiên bản điện tử hay báo in đều khơng thấy một bình luận hay ý kiến nào của cơng chúng được đăng tải. Đây có thể xem là hạn chế chết người của 3 tờ báo trên. Một trong những xu hướng phát triển của báo chí trên thế giới là tăng tính tương tác với cơng chúng, càng trực tiếp càng tốt. Một thế mạnh của mạng xã hội Facebook được xem là lợi thế hơn so với báo chí chính là sự tương tác trực tiếp của người dùng. Việc tương tác không chỉ giúp các tờ báo gần cơng chúng hơn mà cịn giúp tờ báo biết được nhu cầu của công chúng. Đồng thời biết được những sai sót và những điểm mạnh của bài viết, của tờ báo mà kiệp thời chỉnh sửa cho phù hợp. Tương tác với công chúng cũng giúp phóng viên có được nguồn tin, tư liệu dồi dào hơn về du lịch Ninh Bình. Tất cả những điều đó sẽ góp phần quan trọng để cơ quan báo chí tạo ra sản phẩm báo chí đúng và trúng với nhu cầu cơng chúng, thu hút cơng chúng đón đọc thơng tin. Thật đáng tiếc là báo Ninh Bình, báo Du lịch, báo Tin tức đã khơng tận dụng được thế mạnh này.

Một hạn chế nữa là các báo trung ương và địa phương vẫn chưa có nhiều sự thay đổi hình thức thể hiện và áp dụng những cách thức chuyển tải thông tin mới.

Đối với báo in (cụ thể là báo Ninh Bình, báo Du lịch) khi khảo sát tin, bài về du lịch Ninh Bình tác giả luận văn thấy vẫn truyền tải thơng tin theo

kiểu cũ, đó là bài viết q nhiều chữ, ít ảnh. Thậm chí, có nhiều bài chỉ có 1 ảnh. Kiểu trình bày bài báo nhiều cửa (sử dụng chữ viết, ảnh, biểu đồ, bản đồ, bảng số liệu…) chưa được các báo sử dụng. Đây là một sự lạc hậu đáng buồn, trong khi cách trình bày này đã phổ biến đối với báo chí thế giới và một số cơ quan báo chí khác ở Việt Nam (Tuổi trẻ, Thanh niên…) cũng đang mạnh dạn làm theo cách này. Rồi một số cách thể hiện mới như Interactive, Longform (Visual), flycam… cũng chưa được các báo sử dụng.

Một trong những cách làm quảng bá hiệu quả của nhiều cơ quan báo chí quốc tế khi quảng bá về du lịch ở một nơi nào đó là phóng viên đi thực tế, kể chuyện hoặc truyền hình trực tiếp chuyến đi thực tế của phóng viên. Các báo trung ương và địa phương Việt Nam vẫn ít hoặc chưa làm theo cách này. Đây cũng là một hạn chế đáng tiếc.

Nguyên nhân của những hạn chế về quảng bá du lịch Ninh Bình trên báo trung ương và địa phương

Theo tác giả luận văn có một số ngun nhân chính sau:

Một là tư duy làm báo của lãnh đạo cơ quan báo chí. Nhiều cơ quan báo chí vẫn cịn làm báo theo cách cũ, chưa dám thử nghiệm theo kiểu làm báo mới dẫn đến có những hình thức truyền tải hình ảnh du lịch Ninh Bình rất lạc hậu (nặng về chữ viết). Theo tác giả luận văn đây là nguyên nhân quan trọng nhất, tư duy cũ đó đã kìm hãm sự sáng tạo, chưa thơi thúc đến những cách làm báo mới để tạo ra sản phẩm báo chí hấp dẫn hơn.

Nguyên nhân nữa là một số cơ quan báo chí vẫn được bao cấp một phần kinh phí và một số tờ báo được hưởng cơ chế đặt mua từ các cơ quan, tổ chức (như báo Ninh Bình). Điều này ít nhiều tác động đến tư duy làm báo ở các cơ quan này. Vì được đặt mua theo cơ chế nên sản phẩm báo chí dù thế nào đi nữa vẫn có người phải mua, dễ dẫn đếm tâm lý ỉ lại, thui chột sự năng

động. Thêm vào đó là tạo ra các sản phẩm báo chí theo ý chủ quan của tịa soạn mà khơng phải là đáp ứng nhu cầu của công chúng.

Hai là nguyên nhân về mặt tài chính và trang thiết bị của tòa soạn. Khơng phải tịa soạn nào cũng có đủ nguồn lực để tổ chức cho phóng viên đi thực tế một cách bài bản và đủ trang bị để truyền hình trực tiếp chuyến đi đó của phóng viên. Phóng viên Trần Kim Anh chuyên viết về du lịch của báo điện tử Vnexpress cũng ít nhiều thừa nhận thực tế này khi trả lời phỏng vấn sâu tác giả luận văn. Bà chia sẻ: “Không phải chúng ta chưa áp dụng mà chúng ta đã áp dụng và hiệu quả truyền thơng cũng khá tốt. Dưới đây là ví dụ điển hình về tuyến bài phóng viên tác nghiệp thực tế tại Sơn Đoòng của VnExpress.

http://vnexpress.net/dai-su-tham-hiem-son-doong/topic-21129.html Tuy nhiên, để có thể làm được những tuyến bài như vậy, không phải khơng có khó khăn, mà trước hết tơi thấy là về tài chính, trang thiết bị, sau đó đến kỹ năng tác nghiệp và hậu kỳ. Để có thể quảng bá tốt hình ảnh khơng chỉ của các di sản, mà cả các điểm du lịch của Việt Nam, cần có sự phối hợp giữa địa phương và các đơn vị quản lý, khai thác”.

Ngồi ra cịn do trình độ của phóng viên, nhiều tờ báo khơng có phóng viên chuyên viết về du lịch. Bởi vậy, ít nhiều cũng hạn chế về kiến thức và kỹ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quảng bá du lịch ninh bình dưới góc nhìn của báo chí địa phương và báo chí trung ương (Trang 105 - 109)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(145 trang)