7. Bố cục của luận văn
3.3 Giải pháp, khuyến nghị nâng cao chất lƣợng thông tin quảng bá du
3.3.1 Nhóm giải pháp từ phía tỉnh Ninh Bình
Đối với tỉnh Ninh Bình cần tập trung vào các giải pháp:
Phát triển du lịch bền vững
Muốn có những bài báo hấp dẫn công chúng để quảng bá cho du lịch Ninh Bình thì trước hết chính du lịch Ninh Bình phải thực sự hấp dẫn trước. Như chúng ta đã biết, du lịch Ninh Bình có nhiều “tài sản” mà nhiều nơi khác khơng có, tiêu biểu là quần thể danh thắng Tràng An. Có thể nói cảnh đẹp tự nhiên với núi non, sông nước, hang động mờ ảo, siêu thực ở Ninh Bình khiến lịng người say đắm là món q vơ giá mà tạo hóa đã ban tặng cho nơi đây. Vẻ đẹp tự nhiên ấy cần được giữ gìn và bảo vệ một cách tốt nhất. Điều này địi hỏi tỉnh Ninh Bình cần phát triển bền vững du lịch, mặc dù mục tiêu kinh tế là rất quan trọng, nhưng khơng vì tiền mà làm tổn hại đến các giá trị của di sản đã được thế giới công nhận. Cần phải coi trọng việc bảo tồn vẻ đẹp tự nhiên lên hàng đầu. Chúng ta cũng đã từng bắt gặp nhiều câu chuyện vì quá ưu tiên đến mục tiêu kinh tế mà có can thiệp khơng đúng mực của con người đến các cảnh quan tự nhiên, như: xây dựng cáp treo, các công trình nghỉ dưỡng khơng hợp lý làm mất đi giá trị vốn có của của cảnh quan thiên nhiên. Chúng ta từng thấy dư luận phản đối việc xây cáp treo vào hang Sơn Địong ở Quảng Bình. Bởi vậy tỉnh Ninh Bình cần có một chiến lược tổng thể và thực hiện có hiệu quả nhằm phát triển du lịch bền vững.
Xây dựng văn hóa du lịch
Cảnh quan thiên nhiên kỳ ảo là một lợi thế vượt trội của du lịch Ninh Bình, nhưng văn hóa du lịch, cách ứng xử lịch sự của người làm du lịch, lối sống đẹp của người dân địa phương mới là sức hút lâu dài níu chân du khách ở lại hay quay lại Ninh Bình. Báo chí khơng thể quảng bá du lịch nếu thiếu
hình ảnh đẹp về văn hóa du lịch. Phạm trù văn hóa du lịch có thể rất rộng, trong luận văn này tác giả sẽ đề cập vào một số nội dung cụ thể sau:
Trung tuần tháng 4 năm 2015, báo chí truyền đi một thơng tin sốt dẻo và nhiều ý nghĩa liên quan đến du lịch Việt Nam. Đó là ý kiến của Phó thủ tướng Vũ Đức Đam, đánh giá về những điểm yếu của du lịch Việt Nam. Theo đó, du khách nước ngồi đến nước ta có 6 nỗi sợ, đó là: tình trạng giao thơng; chặt chém du khách; an tồn thực phẩm; mơi trường; tình trạng ăn xin, lơi kéo khách du lịch.
Khách du lịch ở trong và ngồi nước đến Ninh Bình khơng chỉ đơn thuần chiêm ngưỡng vẻ đẹp thiên nhiên ở đây mà còn muốn khám phá cả văn hóa, con người nơi đây. Báo chí trung ương và địa phương không chỉ khai thác mảng đề tài về cảnh quan thiên nhiên mà cịn về cả các giá trị văn hóa, con người Ninh Bình.
Bởi vậy, tỉnh Ninh Bình cần chú trọng vấn đề xây dựng văn hóa du lịch khơng chỉ với những người hoạt động trong lĩnh vực du lịch mà cả với người dân bình thường. Trước hết, một cách đơn giản cần có cách làm bài bản để những người hoạt động trong lĩnh vực du lịch, các cửa hàng, hướng dẫn du lịch… nhận thức được cách ứng xử có văn hóa, khơng có tình trạng chặt chém du khách, khơng có cảnh chèo kéo du khách. Một nụ cười, cách ứng sử đúng mực của những người làm du lịch, của người dân Ninh Bình sẽ là những hình ảnh đẹp đối với du khách và trên báo chí.
Chiến lược quảng bá du lịch Ninh Bình trên báo chí trung ương và địa phương
Báo chí đã trở thành một kênh quảng bá hàng đầu và có hiệu quả du lịch Ninh Bình trong thời gian qua. Để thu được nhiều thành cơng hơn nữa thì một giải pháp quan trọng là phía lãnh đạo tỉnh Ninh Bình cần có chiếm lược dài hơi và bài bản về quảng bá du lịch Ninh Bình trên báo chí trung ương và địa phương.
Thời gian qua tỉnh Ninh Bình cũng đã có đầu tư nhất định cho công tác quảng bá du lịch trên báo chí như mời phóng viên của nhiều tờ báo trong và ngồi nước về Ninh Bình đưa tin bài, vi dụ như: Đài truyền hình CNN của Mỹ, Đài truyền hình NHK của Nhật, Đài truyền hình Việt Nam, Tạp chí Du lịch…
Thế nhưng, điều đáng tiếc là hoạt động này không thường xuyên mà chỉ diễn ra trong thời điểm nhất định. Khi có sự kiện nào đó nổi bật mời ồ ạt phóng viên các báo về viết tin bài. Đó chưa phải là một chiến lược quảng bá du lịch khơn ngoan. Tỉnh Ninh Bình cần một chiến lược quảng bá thường xuyên trên báo chí. Các cơ quan chức năng và các điểm, khu du lịch nên có sự phối hợp liên tục với các báo trung ương và địa phương, nhất là những cơ quan báo chí có uy tín với cơng chúng để thường xun có tin bài bài về du lịch Ninh Bình, khơng nên chỉ khi nào có sự kiện mới mời báo chí đến đưa tin bài.
Chủ động cung cấp thơng tin thường xuyên cho các báo trung ương và địa phương
Có nhiều luật có liên quan đến vấn đề cung cấp thơng tin cho báo chí. Chính phủ đã ban hành quy chế về ngưới phát ngôn và quy định các cơ quan cung cấp thông tin cho báo chí vào năm 2013. Đặc biệt, Quy chế cũng nêu rõ, Người phát ngôn hoặc Người được ủy quyền phát ngơn có trách nhiệm phát ngơn và cung cấp thơng tin kịp thời, chính xác cho báo chí trong 3 trường hợp đột xuất bất thường:
1- Khi thấy cần thiết phải thơng tin trên báo chí về các sự kiện, vấn đề quan trọng có tác động lớn trong xã hội thuộc phạm vi quản lý của cơ quan hành chính Nhà nước nhằm cảnh báo kịp thời và định hướng dư luận.
Trường hợp xảy ra vụ việc cần ngay thông tin ban đầu của cơ quan hành chính Nhà nước thì Người phát ngơn hoặc Người được ủy quyền phát ngơn có trách nhiệm chủ động phát ngôn, cung cấp thông tin cho báo chí trong thời hạn chậm nhất là 1 ngày, kể từ khi vụ việc xảy ra.
Khi cơ quan báo chí hoặc cơ quan chỉ đạo, quản lý Nhà nước về báo chí có u cầu phát ngôn hoặc cung cấp thông tin về các sự kiện, vấn đề của cơ quan, lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý của cơ quan đã được nêu trên báo chí hoặc về các sự kiện, vấn đề nêu trên.
3- Khi có căn cứ cho rằng báo chí đăng tải thơng tin sai sự thật về lĩnh vực, địa bàn do cơ quan mình quản lý, Người phát ngôn hoặc Người được ủy quyền phát ngơn u cầu cơ quan báo chí đó phải đăng tải ý kiến phản hồi, cải chính theo quy định của pháp luật.
Cơ quan báo chí, nhà báo có trách nhiệm đăng, phát, phản ánh trung thực nội dung phát ngôn và thông tin do Người phát ngôn, Người được ủy quyền phát ngôn cung cấp, đồng thời phải ghi rõ họ tên Người phát ngôn hoặc Người được ủy quyền phát ngôn.
Như vậy, cung cấp thông tin cho báo chí là trách nhiệm của các cơ quan chức năng đã được luật hóa trong các văn bản pháp luật. Thực tế tỉnh Ninh Bình cũng có sự hợp tác nhất định với nhiều tờ báo để thông tin về du lịch tỉnh này.
Tuy nhiên, không phải lúc nào các phóng viên ở các cơ quan báo chí trung ương và địa phương cũng gặp thuận lợi, sự hợp tác từ các cơ quan chức năng quản lý du lịch ở Ninh Bình. Báo chí vẫn gặp khó khăn trong việc tiếp cận thơng tin về du lịch Ninh Bình từ các cơ quan nhà nước phụ trách vấn đề này. Khí tác giả luận văn tiến hành phỏng vấn sâu về vấn đề này thì ít nhất có 3 phóng viên của báo điện tử Vnexpress và báo Ninh Bình đã khẳng định gặp khó khăn trong tiếp cận thơng tin.
Phóng viên Thanh Tuyết chuyên viết về du lịch của báo điện tử Vnexpress đưa ra dẫn chứng cụ thể: “Tơi gặp khó khăn khi liên lạc với lãnh đạo Sở Văn hóa, Sở Du lịch và Sở Thơng tin và Truyền thông, cơ quan quản
lý bến thuyền Tràng An… dịp Tết Nguyên đán khi đang tác nghiệp về tình hình lễ hội cho kịp bài thời sự”.
Nhà báo Nguyễn Xuân Tú, Trưởng ban “Du lịch” báo điện tử Vnexpress cho biết: “Chúng tơi gặp khó khăn về tiếp cận thơng tin. Khơng phải lúc nào cũng thế nhưng thi thoảng”.
Phóng viên Thu Trà, chuyên viêt về du lịch của báo Ninh Bình cũng khắng định: “Trong quá trình tác nghiệp, nhà báo cịn gặp một số khó khăn
như: một số số đơn vị, địa phương, cơ quan chức năng chưa tạo điều kiện, hợp tác trong việc thu thập thông tin”.
Như vậy, rõ ràng việc tiếp cận thông tin về du lịch Ninh Bình, nhất là từ các cơ quan chức năng vẫn cịn những khó khắn nhất định làm ảnh hưởng đến việc tác nghiệp của phóng viên, giảm hiệu quả quảng bá về du lịch Ninh Bình trên các báo trung ương và báo địa phương.
Bởi vậy, tác giả luận văn cho rằng một giải pháp quan trọng là các cơ quan quản lý về du lịch ở Ninh Bình nên chủ động cung cấp thơng tin thường xuyên cho các cơ quan báo chí. Tỉnh Ninh Bình nên có một đầu mối để đưa thơng tin liên tục và trực tiếp về du lịch đến các báo chí trung ương và địa phương. Đầu mối này có thể là Sở Du lịch, Sở văn hóa - thể thao, hoặc Sở Thông tin và Truyền thông đảm nhận. Việc có một đầu mối sẽ đảm bảo có sự thống nhất về thông tin và thuận liện cho các cơ quan báo chí liên hệ khi cần thiết.
Đồng tình với giải pháp trên của tác giả luận văn, nhà báo Nguyễn Xuân Tú, Trưởng ban “Du lịch” của báo điện tử Vnexpress đề nghị với tỉnh Ninh Bình rằng: “Chúng tơi rất cần một đường dây nóng hoặc đầu mối để cung cấp mọi thông tin về du lịch Ninh Bình. Khơng chỉ thế, có thể hỗ trợ chúng tôi thực hiện các đề tài, đặc biệt những đề tài khó tiếp cận hoặc cầu kỳ về mặt sản xuất (VD: quay phim quảng bá bằng flycam...)”.
Phóng viên Thanh Tuyết, chuyên viết về du lịch của báo điện tử Vnexpress đưa ý kiến về giải pháp cụ thể để các cơ quan quản lý du lịch Ninh Bình kết nối với báo chí như sau: “Các cơ quan cần có sự kết nối nhiều hơn với phóng viên du lịch, như gửi email cập nhật tình hình, có hotline sẵn sàng nhận liên lạc của phóng viên”.
Cung cấp thơng tin thường xun về di lịch Ninh Bình cho các cơ quan báo chí là điều đương nhiên, vấn đề quan trọng khơng kém đó là thơng tin phải có chất lượng để các báo có thể sử dụng được. Để làm được điều này đòi hỏi người đứng ra cung cấp thơng tin cho báo chí phải có “nghề” và có sự trao đổi thường xuyên với các báo để nắm bắt được những thông tin nào các báo cần nhằm đạt được hiệu quả và tránh lãng phí về thời gian và cơng sức.
Trong trường hợp xảy ra khủng hoảng truyền thơng về du lịch thì việc tạo điều kiện thuận lợi để báo chí tiếp cận thơng tin nhanh nhất là điều rất cần thiết để giải quyết khủng hoảng. Khơng ít các cơ quan khi xảy ra một vấn đề tiêu cực nào đó thường hay né tránh hoặc ngăn cản báo chí. Đó là cách xử lý kém khôn ngoan và càng làm cho khủng hoảng thêm tồi tệ. Như chúng ta đã biết, báo chí khơng cịn độc quyền thơng tin như trước, sự phát triển của các mạng xã hội đã làm cho cơng chúng có cơ hội tiếp cận với nhiều nguồn thông tin khác nhau nên các cơ quan chức năng rất khó có thể bưng bít thơng tin, nhất là về các vấn đề tiêu cực. Bởi vậy chủ động công khai thông tin một các nhanh nhất cho báo chí được xem là một các xử lý khủng hoảng thông minh. Trong cuốn sách “Phá vỡ bí ẩn PR” của Frank Jefkins đã nhấn mạnh điều này: “Một điều quan trọng cần phải ghi nhớ là trong cuộc khủng hoảng, cần phải nói hết tất cả, nói sớm và nói sự thật. Nếu bạn làm được như thế, bạn giảm thiểu những hậu quả bất lợi có thể xảy ra” [45, tr. 164- 165].
Khi chúng ta công khai thơng tin trên báo chí với một thái độ chân thành sẽ dễ nhận được sự thông cảm từ công chúng khi đọc được các thơng
tin đó. Nếu như cứ che giấu thơng tin thì chỉ làm cho tình hình càng nghiêm trọng hơn.
Nói tóm lại, các cơ quan quản lý và có liên quan đến du lịch Ninh Bình cần nhận thức và có hành động tích cực trong việc thường xuyên cung cấp thông tin. Sự hợp tác với báo chí nên được tiến hành liên tục, khơng nên đợi có sự kiện nổi bật mới liên hệ với báo chí. Tỉnh Ninh Bình nên thành lập một đầu mối để cung cấp thông tin liên tục và thống nhất với các cơ quan báo chí, đồng thời tạo sự thuận lợi và nhanh chóng trong việc trao đổi, hợp tác với các cơ quan báo chí.