Tính khách quan, chân thật

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quảng bá du lịch ninh bình dưới góc nhìn của báo chí địa phương và báo chí trung ương (Trang 39 - 41)

7. Bố cục của luận văn

1.4. Tiêu chí đánh giá bài viết về du lịch có chất lƣợng trên báo in và báo

1.4.1 Tính khách quan, chân thật

Đây là tiêu chí hàng đầu để đánh giá một bài báo có chất lượng khi quảng bá du lịch Ninh Bình. Tính khách quan, chân thực không chỉ là nguyên tắc hoạt động mà nó cịn là u cầu tồn tại của bản thân báo chí. Cơng chúng trao niềm tin khi tiếp cận thơng tin báo chí. Cơng chúng tin tưởng vào thơng tin báo chí vì tin đó là sự thật. Bởi thế trách nhiệm của người làm báo, cơ quan báo chí là phải thơng tin trung thực, khách quan và đúng sự thật. “Chúng ta cần thông tin đầy đủ và chân thực, mà sự thực khơng phụ thuộc vào việc nó phụ thuộc ai” [19, tr. 114].

Trong cuốn sách nổi tiếng “Bốn học thuyết truyền thông” của các tác người Mỹ, theo học thuyết truyền thông Trách nhiệm Xã hội thì một trong những yêu cầu hàng đầu của chất lượng báo chí là trung thực, chính xác.

“Danh mục những yêu cầu của xã hội hiện đại với báo chí này nhằm miêu tả một cách trung thực, súc tích và thơng minh những sự việc trong ngày trong một bối cảnh khiến cho chúng có ý nghĩa. u cầu này địi hỏi ngành báo chí phải chính xác và khơng được phép dối trá” [45, tr.154, 155].

Khi thông tin đến công chúng, người làm báo phải luôn đề cao trách nhiệm xã hội, thông tin trung thực, khách quan và đúng sự thật. Thông tin chân thực mới nhận được sự tin tưởng của cơng chúng. Người làm báo khơng vì lợi ích cá nhân mà cố tình tơ hồng hay bôi đen sự thật. Trong thời kỳ công nghệ số, sự cạch tranh của các trang mạng xã hội và của chính các cơ quan báo chí với nhau thì người làm báo lại phải coi trọng trách nhiệm xã hội, thơng tin đúng sự thật. Chính thơng tin chân thực mới mang lại uy tín cho báo chí.

Bàn về sự chân thực của thông tin mới mang lại uy tín cho cơ quan báo chí, PGS. TS Phạm Thái Việt khẳng định: “Trong môi trường cạnh trannh thông tin: chuỗi lôgic Sự thật - Lịng tin - Uy tín - Danh tiếng mới là mấu chốt của vấn đề” [22, tr.89]. “Chỉ cần một lần thông tin không đúng sự thật, uy tin của báo chí sẽ bị tổn thương, mất mát nghiêm trọng (…) Vì thế, phản ánh chân thực, khách quan hiện thực là thiên chức, là đạo đức nghề nghiệp nhà báo. Tổng biên tập tờ The Time, Paul Hayes cho rằng: “Khi bạn đánh mất lòng tin nơi độc giả, xem như mọi việc đã chấm dứt. Thương hiệu bạn gây dựng bấy lâu sẽ dàn tan biến. Chỉ cần độc giả nghĩ rằng họ khơng thể tin vào những gì họ đang đọc, thế là hợp đồng tín nhiệm hai bên đã bị phá vỡ” [12, tr. 174- 175].

Tóm lại, khơng chỉ riêng thông tin quảng bá du lịch Ninh Bình, mà thơng tin báo chí nói chung bắt buộc phải có tính chân thật. Tin tức, hình ảnh về du lịch Ninh Bình đăng tải trên báo trung ương và địa phương không đúng sự thật thì sẽ mang lại tác hại to lớn. Nó làm suy giảm, thậm chí mất niềm tin của cơng chúng. Một khi bạn đọc khơng cịn niềm tin nữa thì dẫn đến hậu quả là loại bỏ việc tìm kiếm thơng tin về du lịch tỉnh này trên báo chí và tìm đến

các kênh thơng tin khác, mà họ cảm thấy tin tưởng. Do đó, tiêu chỉ để đánh giá tin bài có chất lượng khi viết về du lịch Ninh Bình là tính chân thực, khách quan.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quảng bá du lịch ninh bình dưới góc nhìn của báo chí địa phương và báo chí trung ương (Trang 39 - 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(145 trang)