Nội dung thông tin quảng bá văn hóa, ẩm thực của du lịch Ninh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quảng bá du lịch ninh bình dưới góc nhìn của báo chí địa phương và báo chí trung ương (Trang 66 - 76)

7. Bố cục của luận văn

2.2. Nội dung thông tin về du lịch Ninh Bình trên báo trung ƣơng và địa

2.2.2. Nội dung thông tin quảng bá văn hóa, ẩm thực của du lịch Ninh

Ninh Bình trên báo trung ương và địa phương

Du lịch Ninh Bình không chỉ có vẻ đẹp thiên nhiên núi non hùng vĩ, đáy nước in trời như chốn bồng lai tiên cảnh khiến lòng người say đắm, mà còn có các giá trị văn hóa, ẩm thực có sức thu hút.

Khi tiến hành khảo sát tin bài trên 4 cơ quan báo chí, tác giả luận văn thống kê có đến 73 tin bài trên 330 tin bài quảng bá nội dung thông tin văn hóa, ẩm thực của Ninh Binh (chiếm 22,1 % tổng số tin bài viết về du lịch Ninh Bình). Đây là số lượng tin bài đứng thứ hai, sau nội dung về vẻ đẹp tự nhiên của Ninh Bình.

Về thể loại báo chí viết về văn hóa và ẩm thực thì báo Ninh Bình có số lượng tin nhiều hơn (6 tin), so với các báo trung ương (2 tin). Trong khi đó về thể loại bài thì các báo trung ương có số lượng bài nhiều hơn (33 bài), so với báo Ninh Bình là 32 bài.

Về khía cạnh chỉ dẫn du lịch đối với các bài viết về văn hóa và ẩm thực thì các báo đã phần nào đề cập đến vấn đề này. Tuy nhiên, mức độ chưa cụ thể, và chưa được rõ ràng.

Chẳng hạn, trên báo điện tử tập trung chủ yếu viết về ẩm thực Ninh Bình. Nhưng các bài viết mới chỉ nói lên đặc sắc của các món ăn, mà chưa đưa ra chỉ dẫn du lịch tường tận để công chúng muốn biết có thể đi đến các quán ăn đó một cách dễ dàng. Trong bài “Miến lươn, món ngon nhớ lâu của

người Ninh Bình”, đăng ngày 27- 01- 2015, tác giả bài viết mới chỉ đưa ra

thông tin là có thể đến ăn ở các quán trên đường Trần Hưng Đạo, Hoàng Diệu… ở Thành phố Ninh Bình. Rõ ràng là thông tin chỉ dẫn chung chung. Tác giả không đưa ra điện chỉ cụ thể quán nào. Vì có thể có rất nhiều quán ăn trên hai tuyến đường trên. Người đọc sẽ khó biết được quán ăn nào thực sự ngon và an toàn.

Còn trong bài “Canh rau sắng cá tràu tiến vua ở Ninh Bình” đăng ngày 27- 04- 2015, tác giả bài viết không đề cập đến chỉ dẫn du lịch nào. Người đọc không biết tìm ăn món này ở quán nào của Ninh Bình đảm bảo đúng hương vị và chất lượng. Tác giả không có một thông tin về địa chỉ các quán ăn ngon có món ăn trên.

Trên báo Ninh Bình khi viết về lĩnh vực văn hóa, ẩm thực của du lịch Ninh Bình tập trung vào các lễ hội. Nhưng các bài viết mà tác giả khảo sát thì chỉ dẫn du lịch cũng không thật sự rõ ràng. Đơn cử như bài “Trường Yên: Nô

nức hướng về lễ hội”, đăng ngày 03/04/2015. Chỉ đưa ra thông tin lễ hội diễn

công chúng không tìm thấy một dòng thông tin chỉ dẫn vị trí xã nơi diễn ra lễ hội nằm ở hướng nào, cách Thành phố Ninh Bình bao nhiêu cây số, không có một bức ảnh về bản đồ để đi đến lễ hội và chỉ dẫn đi đường nào để đến lễ hội đó.

Như vậy, ở lĩnh vực nội dung thông tin về văn hóa và ẩm thực của du lịch Ninh Bình về mặt chỉ dẫn du lịch các bài viết trên các báo khảo sát vẫn chưa thực sự chú trọng. Thông tin về chỉ dẫn du lịch vẫn còn chung chung, thậm chí nhiều bài vẫn chưa có chỉ dẫn du lịch.

Khi viết về văn hóa, ẩm thực thì các báo khảo sát tập trung vào ba mảng đề tài chính, đó là: lễ hội, làng nghề và các món ăn nổi tiếng ở Ninh Bình. Cùng quảng bá về lĩnh vực văn hóa và ẩm thực, nhưng mỗi báo lại có trọng tậm thông tin khác nhau.

Trên báo điện tử Vnexpress ưu chuộng về ẩm thực hơn cả. Trong bài viết “Miến lươn, món ngon nhớ lâu của người Ninh Bình” đăng ngày 27- 01- 2015 của tác giả Lê Thương. Bài viết đã đặc tả được sự khác biệt của món miến lươn ở Ninh Bình so với nơi khác. Theo tác giả bài báo thì cũng chỉ làm từ miến và lươn nhưng miến lươn gia truyền ở Ninh Bình lại ngon nổi bật, khác biệt với những vùng miền khác bởi nước dùng làm từ xương lươn nên khi ăn cảm nhận rõ vị đậm đà, nước dùng có màu đục là do hầm từ sương lươn rất kỹ nên có cả thịt lươn trong đó. Thịt lươn lại được rim theo công thức riêng nên khi ăn thấy lươn thơm, béo ngọt mà không hề có mùi tanh.

Tiếp theo, tác giả bài viết diễn tả bí quyết để có bát miến lươn Ninh Bình đạt chất lượng, tiêu chuẩn. Đó là cả một kỳ công, gồm nhiều công đoạn: Để có được bát miến lươn ngon, cái khó nhất là làm sao lựa chọn được những mớ lươn có chất lượng cao. Lươn được chọn phải là lươn cốm, con hơi nhỏ một chút nhưng trông qua thấy béo khỏe, lưng màu nâu hồng, bụng vàng rộm mới chuẩn. Sau khi đã chọn lựa được những con lươn ngon nhất thì việc làm lươn cũng vô cùng quan trọng, tốn khá nhiều thời gian. Cần phải làm sạch

lươn để đảm bảo không có nhớt, xẻ lươn một cách cẩn thận để moi ruột và thân lươn không bị nát. Sau khi moi ruột phải ướp lươn một cách tỉ mỉ theo đúng thời gian để món lươn mang lại mùi vị ngon nhất.

Cuối cùng tác giả bài báo tiếc lộ bí mật tạo nên vị ngon riêng của món miến lươn ở Ninh Bình. Bí quyết làm nên thương hiệu riêng cho miến lươn Ninh Bình lại nằm ở nồi nước dùng. Nước dùng muốn ngon phải được nấu từ chính xương lươn, sau khi lọc thịt, xương lươn không vứt bỏ mà cho vào nồi nước dùng, ninh cùng xương ống thật lâu, vớt bọt liên tục để nước giữ được độ trong cũng như vị béo tự nhiên. Cũng nhờ vậy, khi bát lươn được bưng ra thấy nước dùng màu nâu đậm, đặc sánh vô cùng ngon mắt, đậm miệng.

Điểm khác biệt nữa là miến lươn Ninh Bình còn được ăn kèm với hoa chuối bánh tẻ, thái sợi còn tươi nguyên cùng một số loại rau khác. Ngoài ra miến cũng cần chọn loại được chế biến từ củ dong ta nguyên chất, không pha tạp, có sợi nhỏ đều, trong suốt. Miến rong đem rửa sạch trần sơ qua nước sôi, rồi nhúng lại vào nồi nước cho miến nở, thấm đượm hương thơm vị đậm đà của nước dùng rồi cho vào bát. Sợi miến dai, thịt lươn tuy nhỏ nhưng rất chắc và thơm, nước dùng đậm đà cùng vị thơm của hoa chuối sẽ làm bạn phải nhớ mãi về thứ quà quê bình dị mà nghĩa tình này. Ngoài miến lươn, các quán thường bán kèm món bánh đa cá rô đồng cũng ngon không kém phần.

Đọc xong bài viết với hình ảnh bát miến lươn đang bốc khói nghi ngút tuyến nước bọt của bạn có thể phải hoạt động hết công xuất, mũi bạn như ngửi mùi thơm béo ngậy, lưỡi cảm nhận được vị ngọt của nước dùng, mắt bạn bị thôi miên bởi màu nâu đậm, đặc sánh vô cùng ngon mắt, đậm miệng. Bài báo đã làm cho mọi giác quan phải hoạt động.

Bài viết đã nhận được sự quan tâm bình luận của nhiều người. Nhiều bình luận đã nói lên nỗi nhớ của công chúng khi từng được thưởng thực món ăn này. Phản hồi lại bài báo, một bạn có tài khoản là Minh Ngọc hồi tưởng

lại: “Đọc xong thấy nhớ quê quá, ngày mai phải tới quán miến lươn Bà Hai ăn mới được, chỗ đó nấu còn nguyên vị quê mình”. Cùng tâm trạng, một bạn có tài khoản Dghq đã thổn thức: “Lâu lắm mới thấy có bài báo viết về quê mình. Mình đã đi xa quê gần 10 năm nhưng lần nào về quê cũng phải đi ăn món miến lươn, rất ngon, bổ” [42]. Như vậy, bài báo đã có sự thành công nhất định khi có nhiều người đọc và phản hồi lại bài viết, thôi thúc bạn đọc đến với Ninh Bình.

Chưa hết, ẩm thực Ninh Bình còn nhiều món ngon nữa. Thật thiếu sót nếu không nhắc đến món ăn từ dê núi. Trong bài viết “20 món thịt dê ngon

nức tiếng ở Ninh Bình” cũng của tác giả Lê Thương đăng trên báo Vnexpress

vào ngày 10- 11- 2015, đã kỳ công giới thiệu vị ngon nhớ đời của 20 món được chế biến từ thịt dê ở Ninh Bình. Đó là các món: dê ủ trấu, chân dê hầm thuốc bắc, dê hấp, nầm dê nướng, dê nướng mọi, dê hầm ngũ vị, canh sơn dương thịt dê, dê sào lăn, dê sào thập cẩm, dê sào xả ớt, tái dê… Mỗi món có một vị ngon đặc trưng riêng mà người đọc không muốn bỏ qua. Chẳng thế mà bài báo đã nhận được 24 ý kiến phản hồi của bạn đọc. “Thích cảnh sắc Ninh Bình tuyệt đẹp, thích người dân ở đây hiền hậu vui vẻ, thích ẩm thực phong phú và cực ngọn. Nhìn lại thấy thèm” – một bạn đọc có tài khoản Ngọc Minh đã bày tỏ cảm xúc về bái báo.

Trả lời phỏng sâu tác giả luận văn đánh giá ẩm thực Ninh Bình, một du khách đến từ Thành phố Móng Cái, Quảng Ninh bày tỏ “Tôi là Hoàng Mạnh

Trường, khách du lịch đến từ Quảng Ninh, tôi về Ninh Bình đây là lần thứ hai. Trước khi về tôi cũng đã tìm hiểu qua báo chí về các món ăn của Ninh Bình. Do vậy mà tôi đã biết được ở Ninh Bình cũng có nhiều món ăn đặc sản ngon như thịt dê, cơm cháy. Món ăn này đúng thật sự rất ngon so với một số nơi mà tôi đã ăn. Ăn thịt dê Ninh Bình như món tái dê, dê áp chảo, xào lăn,

nướng,có vị rất đặc biệt mà chỉ ở đây mới có được. Rất ngon, tôi rất ấn tượng, nhất là món dê ăn lẫn với cơm cháy thì tuyệt vời.

Về thái độ phục vụ của các nhà hàng và những người làm du lịch ở Ninh Bình nói chung là tốt. Họ luôn tươi cười hòa nhã, phục vụ khách như chúng tôi tận tình, chu đáo như vậy là tốt rồi.

Tôi nghĩ rằng về vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm, các cơ quan quản lý nhà nước ở địa phương cũng đã làm tốt nhiệm vụ này. Tuy nhiên, cũng vẫn còn nhiều nơi dù cơ quan quản lý nhà nước về vệ sinh an toàn thực phẩm có làm tốt đến mấy mà ý thức của người dân kém thì cũng dẫn đến những sai phạm. Còn đối với Ninh Bình thì tôi thấy món ăn tươi ngon, sạch sẽ từ chỗ chế biến đến thực phẩm tươi ngon, không chỉ riêng với món thịt dê, cơm cháy đâu mà còn cả một số các món ăn khác nữa”.

Bạn Nguyễn Hồng Hạnh, 30 tuổi ở Quận Thanh Xuân, một người khách ở Hà Nội đã thể hiện sự thích thú của mình về các món ăn của Ninh Bình khi trả lời phỏng vấn sâu tác giả luận văn: “Tôi thấy các món ăn của Ninh Bình rất ngon, ngoài món thịt dê, cơm cháy nổi tiếng mà khi về Ninh Bình khách du lịch nào cũng thưởng thức, thì tôi còn được ăn món ăn như bún mọc Kim Sơn, nem chua Yên Mạc. Đây là món ăn tôi đã được nghe nói từ lâu rồi, giờ về Ninh Bình tôi mới được thưởng thức. Quả thật là rất ngon, đối với khách du lịch như chúng tôi, ngoài việc đi du lịch thăm thú các địa danh đẹp còn muốn thưởng thức các món ăn đặc sản ở các vùng quê. Món ăn ngon, thái độ phục vụ tận tình chu đáo, chất lượng món ăn đảm bảo an toàn và giá cả hợp lý không bị chặt chém là nhất rồi. Riêng ở Ninh Bình tôi đánh giá là rất tốt”.

Trong khi đó, cùng quảng bá lĩnh vực văn hóa, ẩm thực của du lịch Ninh Bình, báo Ninh Bình lại dành nhiều bài viết hơn cả về lễ hội và làng nghề, đặc biệt là các lễ hội. Các bài viết tập trung vào công tác chuẩn bị các lễ hội và đặc sắc của lễ hội nơi đây.

Đơn cử trong bài “Lễ hội Trường Yên được đưa vào Danh mục Văn hóa phi vật thể Quốc gia” của tác giả Hà Phương và Xuân Trường vào ngày

31- 01- 2015. Bài báo đã cung cấp cho bạn đọc những thông tin về đặc sắc của lễ hội này. Theo hai tác giả bài báo thì lễ hội tiếp nối, khơi thêm dòng chảy lịch sử - văn hóa đã có bề dày trên nghìn năm, hun đúc thêm hào khí dân tộc trong dựng nước, giữ nước, chấn hưng, phát triển và tự chủ. Lễ hội chính là dịp, là nơi, là cơ hội để gìn giữ và phát huy bản sắc dân tộc đậm đà. Mãi mãi còn đây, những giá trị tinh thần (nói cách khác là những giá trị văn hóa phi vật thể) bên cạnh những giá trị văn hóa hữu thể, Di sản văn hóa và thiên nhiên thế giới Quần thể danh thắng Tràng An, những di sản quý báu của tổ tiên, đất nước, dân tộc cộng đồng bên cạnh những cảnh quan thiên nhiên, sông núi Hoa Lư.

Lễ hội gắn liền với nhân vật lịch sử Đinh Tiên Hoàng (923 - 979) ở ngôi Hoàng đế từ năm 968 đến năm 979. Người anh hùng lập quốc thuở thiếu thời tên gọi Bộ Lĩnh, trí dũng khác thường, hàng ngày cùng các mục đồng bạn hữu tập trận, lấy bông lau làm cờ, sau lớn lên, rong ruổi chiến trường, lấy nghiệp binh nhung, lập nhiều chiến tích. Sau khi đã dẹp được nạn cát cứ 12 sứ quân thu gom giang sơn xã tắc về một mối, Đinh Bộ Lĩnh lên ngôi vua, đặt tên nước là Đại Cồ Việt (nước Việt to lớn, hùng cường) và kiến thiết kinh thành Hoa Lư được mệnh danh là “kinh đô đá”.

Những giá trị văn hóa phi vật thể của Lễ hội Trường Yên khá phong phú, đặc sắc và độc đáo. Đó là những giá trị văn hóa dân tộc cổ truyền được thể hiện thông qua các hình thức sinh hoạt hội lễ: các cuộc tế, lễ, rước, các tiết mục diễn xướng dân gian. Những biểu hiện của văn hóa phi vật thể ở lễ hội cổ truyền này vẫn được duy trì về cốt lõi, trong mối quan hệ hữu cơ với thân thế và sự nghiệp của người anh hùng lập quốc họ Đinh, người kế tục họ Lê, đồng thời gắn liền với sông núi, cảnh quan, di tích Cố đô Hoa Lư.

Còn trong bài “Để Lễ hội Trường Yên là nơi hội tụ những nét văn hóa

truyền thống đặc sắc” của tác giả Nguyên Hùng đăng ngày 24- 04- 2015 lại

tập trung nội dung vào công tác chuẩn bị lễ hội Trường Yên của cấp ủy chính quyền và các tổ chức chính trị xã hội ở địa phương như: Sở Văn hóa Ninh Bình, Huyện ủy và Ủy ban nhân dân huyện Nho Quan, Hội phụ nữ, câu lạc bộ múa trống… Ngoài lễ hội Trường Yên thì báo Ninh Bình còn viết về các lễ hội khác nữa, như: lễ hội chùa Bái Đính, lễ hội Thanh Quý Minh Đại Vương…

Báo Tin tức khi quảng bá nội dung thông tin văn hóa, ẩm thực Ninh Bình cũng dành nhiều bài viết về lễ hội và làng nghề. Tuy nhiên thông tin về lễ hội chủ yếu là các tin và bài phản ánh ngắn, không nổi bật, trong khi các bài viết về làng nghề ở Ninh Binh thì lại đậm nét và sâu hơn.

Tác giả luận văn dẫn ra một bài tiêu biểu hơn cả. Đó là “Bảo tồn làng gốm Gia Thủy” đăng ngày 30- 12- 2016 của tác giả Hải Yến. Bài viết giúp người đọc biết được thông tin lịch sử lâu đời của làng gốm. Các nghệ nhân lâu năm đã tiếc lỗ những nét đặc sắc của làng gốm. Trong bài viết, nghệ nhân Nguyễn Thị Mai cho biết về các nét đặc sắc của gốm Gia Thủy: nét đặc trưng của gốm Gia Thủy được làm từ nguyên liệu đất sét có màu nâu vàng, đây là nguyên liệu có sẵn tại địa phương và chỉ tại làng nghề mới có. Loại đất này có độ kết dính cao, mịn và chịu nhiệt tốt. Đặc biệt, sản phẩm bình rượu bằng gốm có thể khử các chất độc hại gây đau đầu sau khi uống rượu và làm giảm nồng độ Methanol trong rượu, bảo vệ sức khỏe của người tiêu dùng nên được

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quảng bá du lịch ninh bình dưới góc nhìn của báo chí địa phương và báo chí trung ương (Trang 66 - 76)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(145 trang)