sách chậm
Nguyên nhân Số ý kiến Tỷ lệ (%)
Trình độ năng lực kế toán còn yếu kém 10 20.00
Thiếu tinh thần trách nhiệm 5 10.00
Văn bản hướng dẫn không rõ ràng 25 50.00
Khối lượng công việc nhiều 10 20.00
Khác 0 0.00
Tổng cộng 50 100.00
Nguồn: tổng hợp số liệu điều tra (2017) Bảng 4.8 cho thấy có 2 nguyên nhân chiếm tỷ lệ lớn trong việc lập báo cáo quyết toán chi ngân sách chậm: các văn bản hướng dẫn không rõ ràng (chiếm 50%) và năng lực trình độ kế toán còn yếu kém (20%). Các văn bản quy phạm pháp luật điều chỉnh việc lập, chấp hành và quyết toán ngân sách nhà nước quy định ở nhiều các văn bản pháp luật khác nhau do nhiều cơ quan ban hành ở nhiều thời điểm khác nhau, do vậy có nhiều quy định mâu thuẫn, chồng chéo rất khó cho việc tra cứu và thực hiện trên thực tế. Chẳng hạn, đối với các đơn vị sự nghiệp công lập thì việc lập, chấp hành và quyết toán ngân sách có những nội dung thực hiện theo quy định của Luật ngân sách nhà nước, có nội dung thực hiện theo quy định của Nghị định 43/ 2006/ NĐ-CP;
Đối với các đơn vị dự toán ngân sách là các cơ quan nhà nước thực hiện chế độ tự chủ, tự chịu trách nhiệm về sử dụng biên chế và kinh phí quản lý hành chính thì có những nội dung thực hiện theo quy định của Luật ngân sách nhà nước, có nội dung thực hiện theo quy định của Nghị định số 130/2005/NĐ-CP ngày 17/10/2005; Hiện nay nhà nước đang làm thí điểm việc không tổ chức HĐND Huyện, xã, thị trấn. Ở những cấp chính quyền đang thực hiện thí điểm ngoài thực hiện theo các quy định của Luật ngân sách nhà nước, còn phải thực hiện theo các quy định tại Nghị quyết số 26/2008/QH12 ngày 15.11.2008 của Quốc hội về thí điểm không tổ chức HĐND huyện quận, xã. Như vậy, Luật ngân sách nhà nước năm 2002 có nhiều quy định đã lạc hậu so với thực tế, không bao quát hết các nội dung trong quản lý ngân sách nhà nước dẫn đến một thực trạng làm cho tính hệ thống thống nhất, tính toàn diện, tính pháp chế của pháp luật về ngân sách nhà nước có thể bị phá vỡ làm giảm tính hiệu quả của pháp luật ngân sách trên thực tế.