Nội dung quản lý chi thường xuyên Ngân sách xã

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp tăng cường quản lý chi thường xuyên ngân sách xã qua kho bạc nhà nước huyện hiệp hòa, tỉnh bắc giang (Trang 27 - 34)

Phần 1 Mở đầu

2.1. Cơ sở lý luận

2.1.5. Nội dung quản lý chi thường xuyên Ngân sách xã

2.1.5.1. Quản lý lập dự toán chi thường xuyên ngân sách xã

Đối với ngân sách cấp xã, căn cứ dự toán thu, chi ngân sách và phương án phân bổ dự toán chi ngân sách cấp xã được HĐND quyết định, UBND cấp xã thực hiện phân bổ dự toán chi thường xuyên chi tiết đến loại, khoản của Mục lục ngân sách nhà nước theo quy định, đồng thời gửi Kho bạc Nhà nước nơi giao dịch (01 bản) làm căn cứ nhập vào chương trình và thanh toán, quản lý chi theo

quy định. Kho bạc Nhà nước nơi giao dịch kiểm tra tính hợp pháp, hợp lệ của bản dự toán do Uỷ ban nhân dân cấp xã gửi đến trước khi thực hiện nhập vào chương trình.

Lập dự toán NSNN là quá trình phân tích, đánh giá giữa khả năng thu và nhu cầu nguồn tài chính của NN, từ đó xác lập các chỉ tiêu thu, chi, dự trữ NS một cách đúng đắn có căn cứ khoa học và căn cứ thực tiễn. Đồng thời trên cơ sở đó xác lập những biện pháp về mặt KT-XH, tổ chức để thực hiện các mục tiêu đã đề ra.

Lập dự toán NSNN là khâu mở đầu có ý nghĩa quan trọng đến toàn bộ các khâu của chu trình quản lý NSNN. Dự toán NSNN thực chất là lập kế hoạch thu- chi của ngân sách cho một năm ngân sách kế tiếp. Kết quả của khâu này là dự toán ngân sách đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định (Thạc Văn Du và Hoàng Thị Thúy Nguyệt, 2012).

Dự toán NSNN hàng năm được lập căn cứ vào các nội dung chủ yếu như: Nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội và bảo đảm quốc phòng, an ninh; chỉ tiêu nhiệm vụ cụ thể của năm kế hoạch.

Phân cấp nguồn thu, nhiệm vụ chi ngân sách và tỷ lệ phần trăm phân chia đối với các khoản thu phân chia và mức bổ sung cân đối của ngân sách cấp trên cho ngân sách cấp dưới; Định mức phân bổ ngân sách; chế độ, tiêu chuẩn, định mức chi ngân sách do cấp có thẩm quyền quy định.

Tình hình thực hiện ngân sách thu chi ngân sách của năm trước.

Căn cứ vào Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ về việc xây dựng kế hoạch phát triển KTXH và dự toán NSNN năm sau; Thông tư hướng dẫn của Bộ Tài chính về việc lập dự toán NS; hướng dẫn của UBND cấp tỉnh (Sở Tài chính) về lập dự toán NS ở các cấp địa phương).

Dự toán NSNN được tổ chức xây dựng, tổng hợp từ cơ quan thu, đơn vị sử dụng ngân sách, bảo đảm đúng thời gian và biểu mẫu quy định (Chính phủ, 2003).

Chỉ thị Thủ tướng Chính phủ

Thông tư Bộ tài chính hướng dẫn xây dựng dự toán NSNN

Công văn Sở Tài chính hướng dẫn xây dựng dự toán NSNN

Phòng TC-KH các huyện thành phố triển khai thực hiện xây dựng dự toán NSNNđến

đơn vị sử dụng ngân sách và các xã, TT

Các xã, TT, các đơn vị có liên quan đến việc sử dụng ngân sách tiến hành triển khai

thực hiện xây dựng dự toán NSNN

Sơ đồ 2.2. Trình tự lập dự toán NSNN

(Nguồn: Bộ Tài chính, 2003) - Đối với dự toán NSNN và ngân sách trung ương: Bộ Tài chính chủ trì phối hợp với Bộ, ngành liên quan, Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh lập dự toán thu-chi NSNN và phương án phân bổ ngân sách trung ương; tổ chức thực hiện NSNN trình Chính phủ.

- Đối với ngân sách địa phương: Sở Tài chính chủ trì phối hợp với sở, ban ngành, UBND các huyện, thành phố tổng hợp và lập dự toán ngân sách của địa phương quản lý (gồm dự toán thu –chi trên địa bàn; dự toán ngân sách huyện, xã và dự toán ngân sách cấp tỉnh), báo cáo Uỷ ban nhân dân tỉnh để trình Thường trực Hội đồng nhân dân tỉnh xem xét trước khi báo cáo Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư. Sở Tài chính có trách nhiệm hướng dẫn cụ thể việc lập dự toán ngân sách các cấp ở địa phương phù hợp với yêu cầu, nội dung và thời gian lập dự toán ngân sách tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (Quốc hội, 2002).

Căn cứ vào dự toán NSNN và phương án phân bổ ngân sách của Chính phủ trình Quốc hội trước kỳ họp cuối năm. Quốc hội xem xét và quyết định dự toán NSNN, phân bổ ngân sách trung ương năm sau trước ngày 15 tháng 11 năm trước.

Trước ngày 20/11 Thủ tướng Chính phủ giao dự toán thu chi ngân sách năm sau cho từng bộ, cơ quan nganh bộ, cơ quan thuộc Chính phủ cơ quan khác ở Trung ương và từng tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.

Căn cứ vào quyết định giao dự toán thu chi ngân sách của Thủ tướng Chính phủ, Sở Tài chính tham mưu với UBND tỉnh về dự toán thu ngân sách, phương án phân bổ chi ngân sách trình HĐND tỉnh. Trước ngày 10/12 HĐND cấp tỉnh ban hành Nghị quyết về dự toán và phương án phân bổ ngân sách của địa phương mình; căn cứ vào Nghị quyết dự toán NSNN của HĐND tỉnh, UBND tỉnh ban hành quyết định về giao dự toán NSNN; kế hoạch đầu tư phát triển nguồn vốn NSNN cho các sở, ban ngành và các huyện thành phố trực thuộc. Chậm nhất là 10 ngày kể từ khi có quyết định giao dự toán thu chi ngân sách của UBND tỉnh, HĐND huyện phải ban hành được Nghị quyết về dự toán NSNN; kế hoạch đầu tư phát triển nguồn vốn NSNN. Trước ngày 31/12 các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan trực thuộc Chính phủ, UBND các cấp ở địa phương phải hoàn thành việc giao dự toán ngân sách cho từng cơ quan, đơn vị trực thuộc và UBND cấp dưới (Quốc hội, 2002).

2.1.5.2. Quản lý chấp hành chi thường xuyên ngân sách xã

Kho bạc Nhà nước tiến hành thẩm định, kiểm tra, kiểm soát các khoản chi thường xuyên ngân sách xã phù hợp với các chính sách, chế độ, định mức chi tiêu do nhà nước quy định theo những nguyên tắc, hình thức và phương pháp quản lý tài chính trong quá trình cấp phát và thanh toán các khoản chi thường xuyên NSNN.

Đơn vị sử dụng NSNN gửi Kho bạc Nhà nước toàn bộ hồ sơ, chứng từ liên quan để kiểm tra. Nội dung quản lý chi thường xuyên ngân sách xã của KBNN bao gồm:

- Kiểm tra, kiểm soát tính hợp pháp, hợp lệ của các chứng từ chi thường xuyên ngân sách xã gồm kiểm tra đối chiếu mẫu dấu, chữ ký của Thủ trưởng và Kế toán đơn vị sử dụng ngân sách xã;

+ KBNN tiến hành kiểm soát, đối chiếu các khoản chi so với dự toán ngân sách nhà nước, đảm bảo các khoản chi phải có trong dự toán NSNN được cấp có thẩm quyền giao, số dư tài khoản dự toán của đơn vị còn đủ để chi.

+ Kiểm tra, kiểm soát các khoản chi đảm bảo đúng chế độ, tiêu chuẩn, định mức chi ngân sách nhà nước do cơ quan có thẩm quyền quy định. Đối với các khoản chi chưa có chế độ, tiêu chuẩn, định mức chi NSNN, KBNN căn cứ vào dự toán NSNN đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền giao để kiểm soát.

+ Các khoản chi phải được Thủ trưởng đơn vị sử dụng ngân sách chuẩn chi. Thẩm quyền chuẩn chi phải là người đứng đầu cơ quan, đơn vị sử dụng ngân sách, đồng thời là chủ tài khoản. Chủ tài khoản phải đăng ký chữ ký mẫu và con dấu của cơ quan, đơn vị tại KBNN nơi đơn vị sử dụng ngân sách giao dịch.

Ngoài những nội dung trên, trong quá trình quản lý chi thường xuyên ngân sách xã qua KBNN cần thực hiện một số yêu cầu như: Trường hợp sử dụng vốn, kinh phí thường xuyên NSNN để đầu tư sửa chữa, mua sắm trang thiết bị phương tiện làm việc phải thực hiện đúng các quy định về định mức trang bị, hình thức đấu thầu, chọn nhà thầu phù hợp. Việc thanh toán các khoản chi NSNN qua KBNN thực hiện theo nguyên tắc trực tiếp từ KBNN cho người hưởng lương, trợ cấp xã hội và người cung cấp hàng hóa dịch vụ; trường hợp chưa thực hiện được việc thanh toán trực tiếp KBNN thực hiện thanh toán qua đơn vị sử dụng nhân sách nhà nước (Hoàng Trọng Bảo, 2013).

2.1.5.3. Quản lý quyết toán chi thường xuyên ngân sách xã

Là quá trình tổng kết việc thực hiện dự toán ngân sách năm. Nội dung của khâu này là việc quản lý tính chính xác các báo cáo Tài chính năm của các đơn vị sử dụng ngân sách nhà nước. Rà soát lại các số liệu tổng hợp do đơn vị gửi đến, đối chiếu với báo cáo kế toán tổng hợp của KBNN, từ đó tìm ra các sai sót của số liệu để thực hiện điều chỉnh hoặc thu hồi, hay tìm ra các thiếu sót của chế độ để có kiến nghị tới các cơ quan có thẩm quyền…Khâu này là khâu cuối cùng của một chu trình ngân sách, nó được thực hiện khi năm ngân sách kết thúc.

Kết thúc năm ngân sách, các cơ quan, đơn vị, tổ chức cá nhân có liên quan đến thu, chi ngân sách thực hiện khóa sổ kế toán và lập báo cáo quyết toán NSNN theo đúng nội dung ghi trong dự toán được giao, mục lục NSNN và hướng dẫn của Bộ tài chính.

trung thực, đầy đủ (số quyết toán thu NSNN là số thu đã hạch toán vào thu NSNN qua KBNN, số quyết toán chi là số đã thực thanh toán hoặc được phép hạch toán chi theo quy định). Số liệu quyết toán ngân sách của đơn vị sử dụng ngân sách, của chủ đầu tư và của ngân sách các cấp phải được đối chiếu, xác nhận với Kho bạc Nhà nước nơi giao dịch. Báo cáo quyết toán của ngân sách cấp huyện, cấp xã không được quyết toán chi ngân sách lớn hơn thu ngân sách. Báo cáo quyết toán của đơn vị sử dụng ngân sách, đơn vị dự toán cấp trên, ngân sách các cấp phải kèm theo thuyết minh giải trình rõ, chi tiết nguyên nhân tăng, giảm thu, chi đối với từng nhiệm vụ, từng lĩnh vực so với dự toán được cơ quan có thẩm quyền giao, tình hình tiết kiệm chi và sử dụng nguồn tiết kiệm đó. Đối với ngân sách các cấp chính quyền địa phương còn phải thuyết minh chi tiết: thu khác ngân sách, chi khác ngân sách; sử dụng dự phòng; sử dụng số tăng thu của ngân sách địa phương; sử dụng thưởng vượt thu từ ngân sách cấp trên; tình hình thực hiện các nhiệm vụ quan trọng theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ kèm theo quyết toán thu, chi ngân sách địa phương. Các Bộ, cơ quan ngang Bộ báo cáo đánh giá kết quả, hiệu quả sử dụng ngân sách nhà nước thuộc ngành, lĩnh vực được giao quản lý trên phạm vi cả nước và gắn với kết quả thực hiện các mục tiêu nhiệm vụ kinh tế - xã hội bằng các số liệu, chỉ tiêu cụ thể. đánh giá kết quả, hiệu quả chi ngân sách gắn với kết quả thực hiện nhiệm vụ của đơn vị, địa phương, lĩnh vực, chương trình, mục tiêu được giao phụ trách (Quốc hội, 2002).

Lập quyết toán NSNN phải được thực hiện theo phương pháp lập từ cơ sở, tổng hợp từ dưới lên. Duyệt, thẩm định quyết toán là việc xét duyệt từng khoản thu, chi phát sinh tại đơn vị; các khoản thu phải theo quy định của pháp luật về thuế, phí, lệ phí và các chế độ thu khác của Nhà nước; các khoản thu, chi phải hạch toán theo đúng chế độ kế toán nhà nước, đúng mục lục NSNN, đúng niên độ ngân sách; các chứng từ thu, chi phải hợp pháp, số liệu trong sổ kế toán và báo cáo quyết toán phải khớp với chứng từ và khớp với số liệu của Kho bạc Nhà nước (Bộ Tài chính, 2007).

2.1.5.4. Công khai tài chính

Mục đích công khai tài chính: Công khai tài chính là biện pháp nhằm phát huy quyền làm chủ của cán bộ, công chức Nhà nước, tập thể người lao động và nhân dân trong việc thực hiện quyền kiểm tra, giám sát quá trình quản lý và sử dụng vốn, tài sản Nhà nước; huy động, quản lý và sử dụng các khoản

đóng góp của nhân dân theo quy định của pháp luật; phát hiện và ngăn chặn kịp thời các hành vi vi phạm chế độ quản lý tài chính; bảo đảm sử dụng có hiệu quả ngân sách nhà nước, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí (Hoàng Trọng Bảo, 2013).

Nguyên tắc công khai tài chính: Cung cấp đầy đủ, kịp thời, chính xác các thông tin tài chính phải công khai, phù hợp với từng đối tượng cung cấp và tiếp nhận thông tin thông qua những hình thức quy định trong Quy chế này; Việc gửi các báo cáo quyết toán ngân sách nhà nước các cấp, báo cáo quyết toán tài chính của các đơn vị dự toán ngân sách, các tổ chức được ngân sách nhà nước hỗ trợ, các doanh nghiệp nhà nước và các quỹ có nguồn thu từ các khoản đóng góp của nhân dân được các cấp có thẩm quyền cho phép thành lập thực hiện theo chế độ báo cáo tài chính và kế toán hiện hành (Hoàng Trọng Bảo, 2013).

Công khai tài chính phải được thực hiện ở tất cả các cấp ngân sách, các đơn vị sử dụng nguồn NSNN và các đơn vị có nhận hỗ trợ từ nguồn NSNN cấp. Cụ thể:

Công khai tài chính đối với các cấp ngân sách: chậm nhất là 60 ngày kể từ khi khi dự toán, quyết toán ngân sách hàng năm đã được Quốc hội, HĐND các cấp quyết định, phê chuẩn các cấp ngân sách phải tiến hành công khai chi tiết số liệu dự toán (quyết toán) theo từng lĩnh vực thu và tỷ lệ phân chia nguồn thu được phân cấp, từng lĩnh vực chi, đồng thời phải công khai chi tiết một số hoạt động tài chính khác của xã như: các quỹ công chuyên dùng, các hoạt động sự nghiệp.

Công khai tài chính đối với các đơn vị sử dụng NSNN: chậm nhất 30 ngày kể từ khi nhận được dự toán (phê duyệt quyết toán) của cấp có thẩm quyền Thủ trưởng các đơn vị dự toán ngân sách công bố công khai trong nội bộ đơn vị về dự toán kể cả dự toán ngân sách điều chỉnh đã giao cho các đơn vị dự toán cấp dưới; công bố công khai quyết toán ngân sách đã duyệt cho các đơn vị dự toán cấp dưới thông qua hình thức: niêm yết tại trụ sở cơ quan; công bố trong hội nghị của tổ chức (Chính phủ, 2004).

2.1.5.5. Kiểm tra, thanh tra, kiểm toán chi ngân sách xã

Công tác tự kiểm tra tài chính, kế toán tại đơn vị có sử dụng kinh phí NSNN cấp tại Bộ Tài chính (2004) có nêu: “Công tác tự kiểm tra tài chính, kế toán tại đơn vị có sử dụng kinh phí NSNN cấp nhằm mục đích đánh giá tình hình triển khai chấp hành dự toán NSNN hàng năm tại đơn vị theo quy định của pháp

luật về NSNN, tình hình chấp hành công tác thực hành tiết kiệm chống lãng phí của đơn vị (Bộ Tài chính, 2004).

Đánh giá chất lượng hoạt động, tình hình chấp hành cơ chế, chính sách và quản lý các khoản thu, chi tài chính, quản lý và sử dụng tài sản, tiền vốn, sử dụng quỹ lương, quỹ thưởng, các quỹ của cơ quan và công tác đầu tư XDCB trong đơn vị. Phát hiện và chấn chỉnh kịp thời các sai phạm, áp dụng các biện pháp xử lý các sai phạm theo đúng thẩm quyền đã được phân cấp. Đồng thời tổ chức rút kinh nghiệm, đánh giá những tồn tại, tìm ra nguyên nhân và đưa ra phương hướng, biện pháp khắc phục nhằm tăng cường công tác quản lý tài chính kế toán tại đơn vị”.

Thanh tra là hoạt động nhằm phát hiện sơ hở trong cơ chế quản lý, chính sách, pháp luật để kiến nghị với cơ quan nhà nước có thẩm quyền biện pháp khắc phục; phòng ngừa, phát hiện và xử lý hành vi vi phạm pháp luật; giúp cơ quan, tổ chức, cá nhân thực hiện đúng quy định của pháp luật; phát huy nhân tố tích cực; góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động quản lý nhà nước; bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp tăng cường quản lý chi thường xuyên ngân sách xã qua kho bạc nhà nước huyện hiệp hòa, tỉnh bắc giang (Trang 27 - 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(119 trang)