ĐVT: Triệu đồng
Năm Số đơn vị thường xuyên được giao Tổng dự toán chi Số dự toán bị hủy
2014 21 44.364 491
2015 21 53.721 620
2016 21 70.285 1.040
Cộng 62 168.370 2.151
Việc KBNN Hiệp Hòa từ chối cấp phát, thanh toán đối với các khoản chi không có trong dự toán, kế hoạch, không đúng mục đích hoặc không đúng chế độ của Nhà nước đảm bảo cho quá trình quản lý, sử dụng ngân quỹ quốc gia được chặt chẽ, tiết kiệm và có hiệu quả.
4.1.8. Thực trạng công tác kiểm tra, thanh tra ngân sách xã
Thực hiện chương trình hoạt động hàng năm và căn cứ vào tình hình thực tế tại địa phương, Thường trực HĐND - UBND Huyện thành lập đoàn giám sát công tác quản lý ngân sách trên địa bàn huyện đối với các đơn vị sử dụng ngân sách và các xã, thị trấn; Thông qua các cuộc giám sát đã chỉ ra được những tồn tại, hạn chế trong công tác quản lý ngân sách. Các kiến nghị sau giám sát đã được các đơn vị sử dụng ngân sách tiếp thu, chỉ đạo thực hiện khá tốt, hiệu quả trong thực hiện nhiệm vụ được giao.
UBND Huyện cũng tích cực trong việc hướng dẫn, kiểm tra UBND các xã, thị trấn và các đơn vị dự toán trong công tác quản lý ngân sách và kiểm tra nghị quyết của HĐND xã, thị trấn về thực hiện ngân sách của địa phương theo quy định. Từ đó, giúp cơ sở luôn chủ động thực hiện tốt từ việc lập, chấp hành và quyết toán ngân sách, đảm bảo công tác quản lý ngân sách ngày càng nề nếp. Phòng Tài chính - Kế hoạch, KBNN và các đơn vị dự toán liên quan, thực hiện phối kết hợp tổ chức kiểm tra thường xuyên, định kỳ đối với các đơn vị sử dụng ngân sách huyện thông qua dự toán; chấp hành dự toán; kiểm soát thanh toán các khoản thu, chi...
Hàng năm, thanh tra huyện xây dựng kế hoạch thanh tra tình hình lập, chấp hành và quyết toán ngân sách nhà nước của UBND các xã và đơn vị dự toán; xem xét giải quyết đơn khiếu nại, tố cáo liên quan đến lĩnh vực tài chính... Qua các cuộc thanh tra đã phát hiện, chỉ ra những sai phạm trong công tác chấp hành thu, chi và quản lý NSNN của các đơn vị... từ đó kiến nghị UBND huyện có những biện pháp chấn chỉnh, xử lý theo quy định.
Công tác kiểm tra, kiểm soát của các cơ quan chức năng được thực hiện khá thường xuyên có tác dụng tích cực trong quản lý thu, chi ngân sách, qua các đợt thẩm định quyết toán của cơ quan tài chính và thanh tra, kiểm toán chưa phát hiện tham ô, biển thủ công quỹ, tạo lập quỹ trái quy định. Công khai tài chính từ công khai dự toán đến công khai quyết toán của ngân sách huyện, xã đều được thực hiện nghiêm túc. HĐND huyện đã thực hiện tốt vai trò trong công tác giám sát quản lý điều hành ngân sách của UBND xã, thị trấn và các
đơn vị chức năng, hàng năm đều có các cuộc giám sát chuyên đề về thực hiện dự toán thu ngân sách và một số lĩnh vực chi.
Công tác thanh tra, kiểm tra tuy có tiến hành thường xuyên nhưng chưa mang lại hiệu quả cao, vẫn còn nhiều đơn vị trên địa bàn vi phạm các quy định về quản lý, điều hành ngân sách như thu không phản ánh qua sổ sách, chi sai chế độ, đối tượng... do vẫn còn hiện tượng nể nang, chưa kiên quyết xử lý đối với những sai phạm nên tính răn đe đối với các đơn vị chưa cao, chỉ dừng lại ở hình thức kiểm điểm, rút kinh nghiệm, yêu cầu thu nộp vào ngân sách, hạch toán lại trên sổ sách...
4.1.9. Đánh giá chung công tác quản lý chi thường xuyên ngân sách xã qua Kho bạc Nhà nước Hiệp Hòa Kho bạc Nhà nước Hiệp Hòa
4.1.9.1. Thành tựu đạt đạt được
Luật NSNN sửa đổi ra đời cùng các văn bản hướng dẫn Luật đã tạo điều kiện tiền đề và là cơ sở pháp lý tương đối hoàn chỉnh cho công tác quản lý chi thường xuyên ngân sách xã qua KBNN. Theo đó tất cả các khoản chi ngân sách nhà nước đều phải được các cơ quan tài chính có thẩm quyền kiểm tra, quản lý một cách chặt chẽ. Mặt khác công tác lập dự toán, xét duyệt và phân bổ dự toán đã dần đi vào nề nếp, giúp cho đơn vị dự toán và cơ quan tài chính, KBNN có căn cứ để quản lý và điều hành ngân sách nhà nước một cách có hiệu quả hơn.
Tiến độ phân bổ và giao dự toán đã được thực hiện khẩn trương hơn so với các năm trước, chất lượng phân bổ và giao dự toán tốt hơn, đảm bảo đúng định mức và các thứ tự ưu tiên.
Việc chi ngân sách theo từng mục, theo dự toán năm đã thực hiện tương đối nghiêm túc. Việc tổ chức cấp phát thanh toán cho các đơn vị cung ứng dịch vụ đã có nhiều hình thức đa dạng, đảm bảo rút ngắn thời gian, thủ tục hành chính, giảm phiền hà cho đơn vị thụ hưởng.
Điều kiện để thanh toán, chi trả các khoản chi thường xuyên ngân sách xã theo quy định là các khoản chi đó có trong dự toán, đảm bảo chi đúng chế độ, tiêu chuẩn, định mức chi do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định và được cơ quan tài chính hoặc thủ trưởng đơn vị chuẩn chi, có đủ hồ sơ, chứng từ thanh toán theo quy định. Thực hiện các nội dung này cho thấy việc tuân thủ các quy định của pháp luật về điều kiện thanh toán, chi trả trên địa bàn Tỉnh được thực hiện khá tốt. Dự toán và các phương án phân bổ dự toán NSNN về cơ bản được
giao đúng thời hạn quy định. Các khoản chi được quản lý chặt chẽ, đúng chế độ, tiêu chuẩn, định mức và tất cả đều được chuẩn chi của cơ quan tài chính hoặc của thủ trưởng đơn vị. Hồ sơ chứng từ thanh toán thực hiện đúng quy định hiện hành, những tồn tại, vướng mắc hoặc những bất cập trong quá trình thực hiện được xử lý hoặc phối hợp với cơ quan tài chính và các cơ quan liên quan xử lý kịp thời, không có trường hợp nào vì sự không thống nhất giữa các cơ quan quản lý dẫn đến việc ách tắc trong quá trình quản lý, điều hành ngân sách của hệ thống cơ quan tài chính và kho bạc huyện.
KBNN Hiệp Hòa đã khẳng định được vai trò của mình trong việc thực hiện quản lý chi thường xuyên ngân sách nhà nước và quản lý quỹ NSNN; giám sát các đơn vị trong thực hiện và chấp hành dự toán ngân sách, quản lý chi. Với vai trò và trách nhiệm của mình, KBNN Hiệp Hòa đã phát hiện từ chối thanh toán nhiều món chi không đúng chế độ, tiêu chuẩn, định mức của nhà nước với số tiền đáng kể, qua đó đã góp phần vào việc duy trì nề nếp trong quản lý, sử dụng và tiết kiệm, chống lãng phí ngân sách nhà nước.
Việc thực hiện các quy định về hình thức thanh toán chi trả của hệ thống kho bạc huyện được tuân thủ nghiêm túc, những thay đổi của Bộ Tài chính, KBNN về hình thức thanh toán, chi trả được kịp thời cập nhật và công khai thực hiện. Việc quản lý hồ sơ thanh toán theo cơ chế một cửa đã được KBNN Hiệp Hòa tuân thủ nghiêm túc theo đúng quy trình nghiệp vụ đã ban hành.
Thông qua công tác quản lý chi thường xuyên ngân sách xã qua KBNN, một mặt tạo điều kiện cho các đơn vị sử dụng ngân sách chấp hành việc sử dụng vốn NSNN theo đúng dự toán được duyệt, chấp hành đúng định mức, tiêu chuẩn, chế độ Nhà nước quy định. Mặt khác, đã dần đưa công tác quản lý chi ngân sách xã đi vào nề nếp, đúng luật; nhất là các khoản chi về xây dựng, sửa chữa, mua sắm trang thiết bị từ nguồn thường xuyên ngân sách nhà nước.
Đội ngũ cán bộ ngày càng được tăng cường cả về số lượng, chất lượng. Công tác đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ, nghiệp vụ chuyên môn và năng lực quản lý cho cán bộ, công chức đã được quan tâm đúng mức. Từng bước hiện đại hoá công nghệ quản lý. Đội ngũ cán bộ, công chức đã trưởng thành nhanh, đáp ứng tốt yêu cầu ngày càng cao của công việc, chăm chỉ học tập, chịu khó nghiên cứu, làm chủ kiến thức quản lý hiện đại, nắm vững kỹ thuật tin học, thông thạo ngoại ngữ, tự tin hơn, làm chủ hơn, vững vàng hơn trước những biến động của thời cuộc. Nhiều sáng kiến, cải tiến đã nảy nở trong công tác, nhiều cá nhân
trong ngành đã được nhận các phần thưởng cao quý của Đảng, Nhà nước và các tổ chức chính trị, xã hội.
4.1.9.2. Những tồn tại trong quá trình thực hiện
Bên cạnh những kết quả đạt được, công tác tổ chức chi và quản lý các khoản chi thường xuyên ngân sách xã qua KBNN Hiệp Hòa trong thời gian qua đã bộc lộ một số hạn chế sau:
Một là, việc xây dựng dự toán chi ở các đơn vị chưa được coi trọng do vậy còn phải điều chỉnh khá nhiều trong năm, chưa tạo điều kiện cho KBNN trong thực hiện quản lý chi, cũng như sự chủ động điều hành ngân sách của các cơ quan quản lý. Do mục lục ngân sách xã còn phức tạp, hình thức theo dõi cấp phát, thanh toán quyết toán còn có nhiều điểm chưa phù hợp với trình độ cán bộ cấp xã hiện nay.
Mặt khác việc giao dự toán ngân sách cho các đơn vị chưa kịp thời gửi dự toán đến KBNN Hiệp Hòa rất chậm, gây khó khăn cho KBNN và các đơn vị sử dụng NSNN những tháng đầu năm ngân sách, mặc dù Luật ngân sách và các thông tư hướng dẫn thi hành Luật nêu rất cụ thể thời gian giao dự toán. Việc chi tiêu ngân sách cũng thường dồn vào cuối năm.
Hai là, việc phân định trách nhiệm chưa thực sự rõ ràng, cụ thể dẫn đến tình trạng có nhiều cơ quan, đơn vị tham gia vào quá trình quản lý NSNN, như cơ quan Tài chính cấp phát bằng lệnh chi tiền, một số khoản chi có nguồn gốc ngân sách còn tọa chi ở đơn vị, một số khoản chi còn thực hiện ghi thu - ghi chi. Mặt khác công tác cải cách thủ tục hành chính và ứng dụng công nghệ tin học trong
quản lý NSNN chưa đạt hiệu quả cao.
Ba là, chi thường xuyên ngân sách xã qua KBNN Hiệp Hòa tỷ trọng thanh toán bằng tiền mặt còn khá cao, chiếm hơn 70% số chi thường xuyên NSNN trên toàn địa bàn. Việc chấp hành qui định về sử dụng tiền mặt theo tinh thần Thông tư 164/2011/TT-BTC còn nhiều bất cập đối với xã, đặc biệt là xã ở các vùng đặc biệt khó khăn. Tình trạng này đã gây ra hậu quả xấu trên nhiều phương diện.
Bốn là, đơn vị sử dụng NSNN khi ký hợp đồng với đơn vị cung cấp hàng hóa dịch vụ nhiều khi vượt dự toán được giao hoặc vượt nguồn ngân sách được cấp, do đó khi nhà cung cấp hàng hóa dịch vụ thực hiện xong hợp đồng thì đơn vị sử dụng ngân sách không có đủ kinh phí chi trả. Nhưng hiện nay các đơn vị quản lý NSNN như cơ quan Tài chính và cơ quan KBNN vẫn chưa có chế tài để theo dõi và quản lý.
KBNN Hiệp Hòa thực hiện quản lý và kiểm soát cam kết chi qua Kho bạc theo hướng dẫn của Thông tư 113/2008/TT-BTC ngày 27 tháng 11 năm 2008; Công văn số 507/KBNN-THPC ngày 22 tháng 3 năm 2013 của KBNN từ ngày 01 tháng 6 năm 2013.
Năm là, theo quy trình giao dịch “một cửa” trong quản lý chi thường xuyên ngân sách xã tại KBNN Hiệp Hòa, cán bộ quản lý chi vừa tiếp nhận hồ sơ, chứng từ vừa xử lý hồ sơ, chứng từ đó. Việc thực hiện như trên có thể dẫn đến tình trạng cán bộ quản lý chi của KBNN Hiệp Hòa chưa thực hiện tốt các quy định trong giao dịch “một cửa”. Chưa có chương trình ứng dụng tin học để quản lý giao dịch theo cơ chế “ một cửa”.
Sáu là, công tác thanh toán: hệ thống thanh toán kho bạc chưa được thích hợp với các hệ thống thanh toán khác của nền kinh tế quốc dân, nên chưa đáp ứng yêu cầu đổi mới quản lý nền kinh tế. Thanh toán liên kho bạc tuy đã được điện tử hoá, nhưng vẫn còn nhiều hệ thống riêng rẽ, chưa tổ chức thành hệ thống tập trung.
Bảy là, việc chấp hành chế độ hoá đơn chứng từ đối với cấp xã còn nhiều bất cập. (Như theo quy định tại Nghị định 51/2010/NĐ-CP ngày 14/5/2010 của Chính phủ quy định về hóa đơn bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ những khoản chi tiêu trên 200.000đ phải xuất trình hoá đơn tài chính, nhưng trên thực tế việc cung cấp hàng hoá, dịch vụ tại các xã khó khăn không thể đáp ứng được quy định trên). Mặt khác, việc chi tiêu của xã mang tính nhỏ lẻ, trình độ quản lý, công tác kế toán còn nhiều yếu kém.
Tám là, thực trạng quản lý chi hiện nay mới chỉ dừng lại ở mức độ hướng dẫn và tư vấn hồ sơ để các đơn vị thụ hưởng ngân sách thực hiện đúng Luật, nhiều trường hợp chi sai chế độ, tiêu chuẩn, định mức của Nhà nước qua việc quản lý chi kho bạc phát hiện từ chối thanh toán nhưng chưa được xử lý dứt điểm do chưa có chế tài tạo sự chủ quan cho đơn vị sử dụng ngân sách, khối lượng công việc của Kho bạc tăng lên đáng kể...
4.2. CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN CÔNG TÁC QUẢN LÝ CHI THƯỜNG XUYÊN NGÂN SÁCH XÃ QUA KHO BẠC NHÀ NƯỚC. THƯỜNG XUYÊN NGÂN SÁCH XÃ QUA KHO BẠC NHÀ NƯỚC.
4.2.1. Chính sách và các quy định chi ngân sách
Việc ban hành một số cơ chế, chính sách trong lĩnh vực ngân sách xã chưa kịp thời, đầy đủ, đồng bộ và phù hợp với nền kinh tế thị trường. Luật NSNN mặc
dù đã góp phần nâng cao hiệu quả quản lý ngân sách xã song vẫn còn có những bất cập chưa phù hợp, ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động NSNN nói chung và quản lý chi ngân sách xã của hệ thống KBNN nói riêng. Tính lồng ghép của hệ thống NSNN đã làm phức tạp hoá các quy trình chi ngân sách xã; chưa có cơ chế thực hiện khuôn khổ tài khoá trung hạn và lập, bố trí dự toán ngân sách theo chương trình, nhiệm vụ, dự án, quản lý ngân sách xã theo kết quả đầu ra; cơ chế quản lý, hạch toán kế toán chưa phản ánh đúng bản chất và không phù hợp với thông lệ quốc tế...
Bảng 4.12. Đánh giá của các đối tượng điều tra về ảnh hưởng của cơ chế quản lýđến quản lý chi ngân sách xã
STT Chỉ tiêu Chủ TK Kế toán Cán bộ Kho bạc SL (Người) CC (%) SL (Người) CC (%) SL (Người) CC (%) 1 Rất ảnh hưởng 16 64,00 19 76,00 6 75,00 2 Ảnh hưởng 8 32,00 6 24,00 2 25,00 3 Không ảnh hưởng 1 4,00 0 0,00 0 0,00
Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra (2017) Chức năng nhiệm vụ của cơ quan KBNN về vấn đề quản lý chi chưa được rõ ràng, chưa có đầy đủ cơ sở pháp lý cần thiết để KBNN thực hiện chức năng quản lý ngân quỹ theo mục tiêu hiệu quả. Công tác quản lý ngân quỹ tuy có mối quan hệ mật thiết với quản lý ngân sách song nó lại độc lập tương đối với công tác quản lý ngân sách (do phạm vi, bản chất, cơ quan quản lý, công cụ quản lý ngân quỹ khác với NSNN); vì vậy Luật NSNN chưa mang lại khung pháp lý đầy đủ cho công tác quản lý ngân quỹ. Mặt khác, để quản lý ngân quỹ hiệu quả cần có văn bản pháp lý cao ở cấp độ Luật nhằm quy định rõ nhiệm vụ, quyền hạn trách nhiệm của Bộ Tài chính và Ngân hàng Nhà nước và các đơn vị có liên quan trong việc quản quản lý ngân quỹ.
4.2.2. Năng lực đội ngũ quản lý và cán bộ thực hiện chi ngân sách