Phần 3 Phương pháp nghiên cứu
3.1. Đặc điểm địa bàn nghiên cứu
3.1.2. Đặc điểm kinh tế xã hội
3.1.2.1. Tình hình dân số và lao động
Tổng nhân khẩu của huyện năm 2016 là 228.067 người, so với năm 2015 tăng 1,24%, trong đó nam chiếm 49,66% nữ là 50,34%. Dân số của huyện được phân bố trên các địa hình khác nhau và không đều giữa các xã. Dân số nông thôn chiếm tỷ lệ cao 85,6% và chủ yếu làm nghề nông. Đây vừa là tiềm năng về nguồn nhân lực cho phát triển kinh tế vừa là sức ép về việc làm và giải quyết các vấn đề xã hội, đồng thời cũng là thách thức của huyện trong việc chuyển đổi cơ cấu lao động trong quá trình chuyển sang giai đoạn tăng cường hiệu quả sản xuất và cải thiện năng suất lao động.
Năm 2016 Hiệp Hòa có 54.701 hộ trong đó hộ sản xuất nông nghiệp có 27.967 chiếm 51,13 % trong tổng số hộ toàn huyện, hộ phi nông nghiệp có 26.734 hộ chiếm 48,87%.
Tổng lao động của huyện năm 2016 là 152.308 người, bình quân 3 năm tăng 0,46%. Trong đó lao động nông lâm nghiệp, thuỷ sản có chiều hướng tăng so với năm 2015 giảm 0,25%, còn lao động công nghiệp, TTCN, XDCB và ngành thương mại dịch vụ có chiều hướng tăng lên qua các năm, năm 2016 tăng 3,95%. Số lao động hàng năm của huyện tăng lên đây là điều kiện thuận lợi cho phát triển sản xuất kinh doanh, song huyện phải có kế hoạch phát triển sản xuất công nghiệp, TTCN, mở rộng ngành nghề, giải quyết công ăn việc làm cho người lao động.
37
Bảng 3.2. Tình hình nhân khẩu và lao động của huyện Hiệp Hòa qua 3 năm 2014 - 2016
Chỉ tiêu Đơn vị tính
2014 2015 2016 So sánh (%)
Số lượng CC (%) Số lượng CC (%) Số lượng CC(%) 15/14 16/15 BQ I. Tổng số nhân khẩu người 222585 100,00 225267 100,00 228067 100,00 101,20 101,24 101,22 1. Nhân khẩu NN người 115817 52,03 106524 47,29 111868 49,05 91,98 105,02 98,28 2. Nhân khẩu phi NN người 106768 47,97 118743 52,71 116199 50,95 111,22 97,86 104,32
II. Tổng số hộ hộ 54204 100,00 53223 100,00 54701 100,00 98,19 102,78 100,46
1. Hộ NN hộ 28248 52,11 26631 50,04 27967 51,13 94,28 105,02 99,50
2. Hộ phi NN hộ 25956 47,89 26592 49,96 26734 48,87 102,45 100,53 101,49
III. Tổng lao động lao động 147553 100,00 148720 100,00 152308 100,00 100,79 102,41 101,60 1. Lao động trong tuổi lao động 119820 81,20 120234 80,85 123356 80,99 100,35 102,60 101,46 2. Lao động ngoài tuổi lao động 27733 18,80 28486 19,15 28952 19,01 102,72 101,64 102,17
IV. Phân bổ lao động lao động
1. Lao động NN lao động 125420 85,00 125505 84,39 125820 82,61 100,07 100,25 100,16 2. Lao động CN – XD lao động 14755 10,00 15108 10,16 16255 10,67 102,39 107,59 104,96 3. Lao động TM - dịch vụ lao động 7378 5,00 8107 5,45 10233 6,72 109,88 126,22 117,77
V. Một số chỉ tiêu
1.BQ nhân khẩu NN/Hộ NN người/hộ 4,1 4 4 97,56 100,00 98,77
2.BQ lao động /hộ LĐ/hộ 2,7 2,8 2,8 102,65 99,65 101,14
3.BQ LĐ NN/Hộ NN LĐ/hộ 4,44 4,71 4,50 106,14 95,46 100,66
Nguồn: Phòng LĐTBXH huyện Hiệp Hòa (2016)
3.1.2.2. Tình hình cơ sở hạ tầng của huyện
Những năm gần đây quá trình đô thị hoá tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển nền kinh tế và hệ thống cơ sở hạ tầng kỹ thuật của huyện, nhờ đó mà đời sống của nhân dân trong huyện Hiệp Hòa ngày được cải thiện rõ rệt.
Bảng 3.3. Tình hình cơ sở hạ tầng nông thôn huyện Hiệp Hòa năm 2016
TT Chỉ tiêu Đơn vị tính Số lượng 1 Giao thông
1.1 - Đường quốc lộ, tỉnh lộ, huyện lộ Km 205,7 1.2 - Đường xã, liên xã, đường thôn, liên thôn,
đường xóm, liên xóm Km 711 1.3 - Đường thủy Km 65,7 1.4 - Cầu Cái 1 1.5 - Phà Cái 1 2 Thủy lợi Kênh chính và kênh các cấp Km 51 3 Số hộ dùng điện % 100 4 Bưu điện và chợ
4.1 Số điểm bưu điện văn hoá xã, huyện Điểm 18 4.2 Số máy di động bình quân trên 100 dân cái/100 dân 30,5
4.3 Số chợ trong toàn huyện Cái 14
5 Công trình phúc lợi
5.1 Cơ sở y tế Cơ sở 23
5.2 Trường cấp I, II, III Trường 46
5.3 Trung tâm giáo dục thường xuyên Trường 1
5.4 Cơ sở đào tạo nghề tư nhân Cơ sở 3
5.5 Điểm văn hóa xã Điểm 64
Nguồn: Chi cục thống kê huyện Hiệp Hòa (2016) Qua bảng 3.3 ta thấy: cơ sở hạ tầng có 1 số thuận lợi và khó khăn sau cho phát triển nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa
+ Thuận lợi:
hàng hoá, tạo điều kiện cạnh tranh cho các sản phẩm của địa phương. Có thị trường tiêu thụ sản phẩm hàng hoá rộng lớn là Hà Nội, Thái Nguyên, Bắc Giang, Bắc Ninh và các vùng phụ cận. Các công trình thuỷ lợi cũng được đầu tư nâng cấp, đã phục vụ tưới tiêu kịp thời cho SXNN. Hệ thống điện lưới quốc gia đã có trên toàn huyện.
- Đào tạo nghề bước đầu được quan tâm và đáp ứng. Hệ thống phát thanh truyền hình, thông tin, bưu điện: tạo điều kiện tốt cho người dân cập nhật thông tin giá cả thị trường, phổ biến kiến thức nông nghiệp qua các chương trình ti vi, phát thanh...
+ Khó khăn: Khó khăn về giao thông nhất là vào mùa mưa lũ do địa hình trũng. Toàn huyện có 24 chợ nông thôn (1 Trung tâm Thương mại chuyên doanh loại 2 là thị trấn Thắng và 13 chợ loại 3). Tuy nhiên, mạng lưới chợ vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu giao thương hiện nay và trong những năm tới. Nhất là khi nông nghiệp hàng hóa phát triển. Thị trường hàng nông lâm sản chưa ổn định.
3.1.2.3. Một số chỉ tiêu kinh tế - xã hội chủ yếu huyện Hiệp Hòa
* Tăng trưởng kinh tế:
Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện Hiệp Hòa lần thứ XIX nhiệm kỳ 2010 - 2015 đã đề ra phương hướng phát triển kinh tế của huyện trong những năm tới là: Huy động và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực phát triển, phát huy tiềm năng lợi thế của địa phương, tranh thủ cao độ các nguồn lực của bên ngoài, đẩy nhanh hơn tốc độ tăng trưởng kinh tế và chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá, nâng cao chất lượng, hiệu quả sức cạnh tranh của nền kinh tế; phấn đấu đến năm 2020, thu nhập bình quân trên đầu người tăng gấp đôi so với năm 2015; tập trung cao phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, ngành nghề nông thôn; đẩy mạnh sản xuất hàng hoá nông nghiệp; mở rộng các loại hình dịch vụ; tăng cường kết cấu hạ tầng kinh tế, xã hội; bảo vệ và sử dụng hiệu quả các nguồn tài nguyên. Nhiều chỉ tiêu kinh tế đã đạt và vượt kế hoạch, góp phần vào việc tăng trưởng kinh tế của huyện.
Kinh tế của huyện có bước chuyển biến đáng kể trong phát triển kinh tế, về giá trị sản xuất tốc độ tăng trưởng bình quân năm 2012 - 2016 là 0,13%; trong đó giá trị ngành nông lâm nghiệp, thuỷ sản tăng bình quân 7,2%; công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, xây dựng cơ bản tăng bình quân 52,2%; thương mại dịch vụ tăng bình quân là 8,3%.
* Cơ cấu kinh tế:
Cơ cấu kinh tế của huyện Hiệp Hòa trong những năm qua đã có sự chuyển dịch tích cực, với tỷ trọng các lĩnh vực kinh tế có giá trị gia tăng cao ngày càng lớn hơn. Xem xét cơ cấu kinh tế ba ngành (nông lâm nghiệp, thuỷ sản; công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp - xây dựng cơ bản; thương mại dịch vụ) thì thấy rằng tỷ trọng nông lâm nghiệp, thuỷ sản trong tổng giá trị sản xuất đã giảm khá đều và tỷ trọng công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp - xây dựng cơ bản đã tăng lên tương ứng. Cơ cấu ngành nông lâm nghiệp, thuỷ sản giảm dần từ 48,7% năm 2014 xuống còn 44,68% năm 2015, cơ cấu ngành công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp - xây dựng cơ bản của huyện Hiệp Hòa tăng khá, do huyện có vị trí địa lý thuận lợi phát triển ngành công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp - xây dựng cơ bản, năm 2014 chiếm 36,21% tổng giá trị các ngành kinh tế của huyện; cơ cấu ngành thương mại dịch vụ của huyện trong những năm qua luôn giữ ở mức ổn định và tăng nhẹ từ 15,39 năm 2013 đến 19,11% năm 2015 trong tổng giá trị sản xuất toàn huyện.
Biểu đồ 3.2. Tình hình KTXH huyện Hiệp Hòa 5 năm 2012 -2016 Nguồn: Chi cục thống kê huyện Hiệp Hòa (2016) Những năm qua, cơ cấu kinh tế của Hiệp Hòa có sự chuyển dịch theo hướng ngày càng tăng đối với tỷ trọng ngành công nghiệp, dịch vụ và giảm dần tỷ trọng đối với ngành nông nghiệp.
54,34 31,35 14,31 44,13 40,48 15,39 48,87 33,22 18,08 44,68 36,21 19,11 44,26 36,66 19,08 0% 20% 40% 60% 80% 100%
Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 Nông nghiệp, thuỷ sản Công nghiệp và xây dựng Dịch vụ