Giới thiệu khái quát về Kho bạc Nhà nước Hiệp Hòa

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp tăng cường quản lý chi thường xuyên ngân sách xã qua kho bạc nhà nước huyện hiệp hòa, tỉnh bắc giang (Trang 55)

Phần 3 Phương pháp nghiên cứu

3.1. Đặc điểm địa bàn nghiên cứu

3.1.3. Giới thiệu khái quát về Kho bạc Nhà nước Hiệp Hòa

3.1.3.1.Chức năng, nhiệm vụ của Kho bạc Nhà nước Hiệp Hòa

KBNN Hiệp Hòa có tư cách pháp nhân, có trụ sở, con dấu riêng và được mở tài khoản tại Chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và PTNT huyện Hiệp Hòa và các ngân hàng thương mại khác trên địa bàn để thực hiện giao dịch, thanh toán.

KBNN Hiệp Hòa luôn phấn đấu hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ chính trị trọng tâm của ngành là quản lý Quỹ ngân sách nhà nước, phục vụ tốt cho công tác chỉ đạo điều hành của các cấp chính quyền trong việc xây dựng và phát triển kinh tế xã hội của địa phương.

Tập trung đầy đủ, kịp thời, hạch toán chính xác mọi nguồn thu từ thuế, phí và lệ phí vào ngân sách nhà nước để đáp ứng các nhu cầu chi NSNN trên địa bàn; chủ động tăng cường phối hợp với các cơ quan thu thực hiện tốt công tác tập trung nguồn thu; chú trọng công tác cải cách hành chính gắn với hiện đại hóa trong công tác quản lý thu NSNN. Các đơn vị KBNN - Thuế - Ngân hàng nông nghiệp và PTNT huyện Hiệp Hòa đã phối hợp triển khai thành công dự án Hiện đại hóa thu NSNN (TCS) trên địa bàn huyện Hiệp Hòa.

Trong quá trình hình thành và phát triển hệ thống KBNN nói chung và KBNN Hiệp Hòa nói riêng đã đạt được những thành tựu quan trọng. Nếu trong những năm đầu mới thành lập chỉ thực hiện các nghiệp vụ đơn thuần là xuất quỹ NSNN mà chủ yếu là chi thường xuyên, đến nay KBNN Hiệp Hòa đã thực hiện có hiệu quả công tác quan lý chi đối với toàn bộ các khoản chi NSNN theo Luật NSNN. Doanh số chi NSNN trên địa bàn từ một, hai trăm tỷ đồng tăng lên hàng nghìn tỷ đồng qua các năm, nhưng đều được quản lý, thanh toán và chi trả kịp thời, đảm bảo mọi khoản chi NSNN được quản lý, thanh toán đúng chế độ quy định.

Trong những năm qua KBNN Hiệp Hòa đã thực hiện đạt và vượt chỉ tiêu nhiệm vụ huy động vốn cho NSNN thông qua các hình thức phát hành công trái, trái phiếu. Công tác đảm bảo an toàn tiền, tài sản của Nhà nước luôn được các thế hệ cán bộ lãnh đạo, cán bộ nghiệp vụ Kho bạc trong tỉnh quan tâm với trách nhiệm cao. Tăng cường biện pháp quản lý, chấp hành nghiêm các quy trình nghiệp vụ, chú trọng công tác kiểm tra kiểm soát nội bộ đi đôi với việc nâng cao trình độ nghiệp vụ, phẩm chất đạo đức nghề nghiệp của đội ngũ cán bộ, vì vậy KBNN Hiệp Hòa đã hoàn thành tốt nhiệm vụ đảm bảo an toàn tuyệt đối tiền, tài

sản của Nhà nước giao quản lý. Công tác quản lý và điều hòa vốn Kho bạc được theo dõi chặt chẽ, thực hiện quản lý đúng nguyên tắc, chế độ quy định, đảm bảo an toàn, chính xác, đáp ứng tốt nhu cầu hoạt động trên địa bàn.

Triển khai thực hiện tốt và từng bước nâng cao chất lượng công tác kế toán, thanh toán, thông tin, báo cáo, đáp ứng ngày càng tốt hơn yêu cầu hoạt động nghiệp vụ. Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin vào hoạt động nghiệp vụ, quản lý, đến nay đơn vị đã có hệ thống cơ sở vật chất, kỹ thuật, hạ tầng thông tin đồng bộ, hiện đại; cán bộ nghiệp vụ đều sử dụng thành thạo máy vi tính, các chương trình quản lý nghiệp vụ, giúp triển khai thực hiện tốt công tác hiện đại hóa của ngành.

Qua hơn 25 năm xây dựng và phát triển, chức năng, nhiệm vụ của KBNN

không ngừng hoàn thiện và mở rộng, đòi hỏi tổ chức bộ máy của KBNN Hiệp Hòa thường xuyên phải được củng cố, hoàn thiện, nâng cao hiệu lực quản lý và hiệu quả hoạt động nhằm đáp ứng ngày một tốt hơn yêu cầu nhiệm vụ. KBNN Hiệp Hòa thường xuyên quan tâm đến phát triển nhân tố con người, xây dựng hệ thống và đội ngũ cán bộ có trình độ chuyên môn nghiệp vụ vững, có phẩm chất đạo đức nghề nghiệp, tinh thần phục vụ tốt, văn hóa, văn minh nghề. Đẩy mạnh công tác cải cách hành chính gắn với hiện đại hóa, công khai đầy đủ hồ sơ, thủ tục quy trình nghiệp vụ, hướng tới mục tiêu phục vụ khách hàng tốt nhất.

KBNN Hiệp Hòa có mối quan hệ làm việc thường xuyên với các đơn vị trên địa bàn như: Chi Cục thuế, Phòng Tài chính và Ngân hàng Nông nghiệp và PTNT trên địa bàn. Đó là mối quan hệ tác nghiệp, phối hợp giải quyết để đảm bảo thu chi NSNN trên địa bàn được nhanh chóng, kịp thời. Các đơn vị sử dụng kinh phí từ NSNN có quan hệ giao dịch với KBNN Hiệp Hòa liên tục tăng hàng năm. (biểu 3.4)

Bảng 3.4. Số lượng đơn vị và tài khoản giao dịch với KBNN Hiệp

Chỉ tiêu

Năm Đơn vị giao dịch Tài khoản

2014 143 939

2015 143 900

2016 144 906

3.1.3.2. Quyền hạn của Kho bạc Nhà nước Hiệp Hòa

Yêu cầu các đơn vị cung cấp các hồ sơ tài liệu cần thiết có liên quan đến việc thực hiện các nhiệm vụ quản lý tài chính Nhà nước được giao.

Yêu cầu các đơn vị mở tài khoản dự toán và các tài khoản có liên quan theo chế độ mở và sử dụng tài khoản do Bộ Tài chính qui định để giao dịch.

Có quyền từ chối thanh toán, chi trả các khoản chi không đúng chế độ, định mức quy định, không đủ điều kiện theo quy định của pháp luật và chịu trách nhiệm về quyết định của mình.

Có trách nhiệm trích tài khoản tiền gửi của tổ chức, cá nhân để nộp NSNN hoặc áp dụng các biện pháp hành chính khác để thu cho NSNN theo quy định của pháp luật.

3.1.3.3. Tình hình nhân sự và cơ cấu tổ chức của KBNN Hiệp Hòa

- KBNN Hiệp Hòa với biên chế 10 cán bộ công chức, trong đó: + Lãnh đạo gồm: 01 giám đốc và 01 phó giám đốc.

+ Nhân viên gồm: 08 cán bộ nghiệp vụ.

+ KBNN Hiệp Hòa được tổ chức thành 2 Tổ chuyên môn nghiệp vụ: Tổ tổng hợp – hành chính; Tổ kế toán Nhà nước;

Sơ đồ 3.1. Sơ đồ bộ máy tổ chức KBNN Hiệp Hòa

Nguồn: Kho bạc nhà nước huyện Hiệp Hòa (2016) TỔ KẾ TOÁN NHÀ NƯỚC TỔ KẾ HOẠCH TỔNG HỢP GIÁM ĐỐC BAN LÃNH ĐẠO Kế toán thu NSNN Kế toán chi NSNN Kế toán trái phiếu công trái

Kế toán thanh toán LKB

3.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.2.1. Phương pháp thu thập thông tin 3.2.1. Phương pháp thu thập thông tin

- Thu thập số liệu thứ cấp: Số liệu về chi thường xuyên ngân sách xã qua Kho bạc Nhà nước huyện Hiệp Hòa qua vài năm, một số báo cáo thống kê kết quả quản lý chi thường xuyên ngân sách xã qua KBNN làm nguồn tài liệu cho nghiên cứu luận văn. Thu thập thông tin, tài liệu từ báo cáo phát triển KT-XH, báo cáo thu chi tài chính của UBND tỉnh Bắc Giang, UBND huyện Hiệp Hòa, các báo cáo của phòng Tài chính huyện Hiệp Hòa.

- Thu thập số liệu sơ cấp: Đề tài tiến hành phỏng vấn bằng hệ thống bảng hỏi, phỏng vấn sâu các đối tượng như: Chủ tịch xã, kế toán xã, cán bộ kho bạc, kế toán kho bạc cụ thể như:

Bảng 3.5. Số lượng mẫu điều tra

STT Đối tượng Số lượng Phương pháp & nội dung

1 Chủ tịch xã (chủ TK) 25 Phỏng vấn bằng bảng hỏi và phỏng vấn sâu.

Các thông tin chung, thông tin về quá trình chi thường xuyên...

Các đề xuất, giải pháp

2 Kế toán xã 25

3 Cán bộ kho bạc 2

4 Kế toán kho bạc 6

Liên hệ và tiếp xúc trực tiếp lãnh đạo huyện Hiệp Hòa và thủ trưởng, kế toán các phòng ban, đơn vị sự nghiệp sử dụng ngân sách; Phỏng vấn chuyên viên phòng Tài chính, chuyên viên kho bạc những người trực tiếp thực hiện công tác quản lý tài chính, ngân sách để nắm bắt thông tin, phân tích tình hình, để đánh giá việc quản lý chi ngân sách trong thực tiễn tại cấp xã và cấp huyện thông qua phiếu điều tra chuẩn bị sẵn.

3.2.2. Phương pháp xử lý thông tin

Trong quá trình nghiên cứu tác giả sẽ xử lý thông tin bằng các loại máy tính cầm tay và máy vi tính, sử dụng các phương pháp phân tổ, phân nhóm. Áp dụng một số tiêu thức chuẩn để đánh giá kết quả quản lý chi thường xuyên ngân sách xã qua Kho bạc Nhà nước huyện Hiệp Hòa, tỉnh Bắc Giang.

3.2.3. Phương pháp phân tích

- Phương pháp thống kê mô tả: Phương pháp này được sử dụng để mô tả thực trạng tình hình quản lý chi thường xuyên ngân sách xã qua Kho bạc Nhà nước huyện Hiệp Hòa. Các chỉ tiêu của phương pháp này được đưa vào phân tích bao gồm: số tương đối, số tuyệt đối, số bình quân...

- Phương pháp đối chiếu nhằm so sánh: So sánh với các địa phương khác, đối chiếu thực tế quản lý chi thường xuyên ngân sách xã qua Kho bạc Nhà nước huyện Hiệp Hòa với quy định của Luật NSNN.

- Phương pháp chuyên gia: Lấy ý kiến của các cán bộ chuyên gia trong ngành am hiểu về chuyên môn nghiệp vụ.

3.2.4. Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu

- Nguồn chi thường xuyên của ngân sách xã trên địa bàn huyện Hiệp Hòa. - Cơ cấu và sự biến động nguồn chi thường xuyên ngân sách xã trên địa bàn qua các năm.

- Biến động về quy mô chi thường xuyên ngân sách xã trên địa bàn theo thời gian: tốc độ phát triển, chi thường xuyên ngân sách xã qua các năm.

- Đánh giá nhiệm vụ kế hoạch và chấp hành kế hoạch qua các năm. - Thu NSNN trên địa bàn huyện Hiệp Hòa, tỉnh Bắc Giang.

- Quy mô và cơ cấu các nguồn vốn đầu tư.

- Số lượng công trình và tình hình nợ đọng XDCB qua các năm. - Cơ cấu các nguồn ngân sách cho lĩnh vực chi thường xuyên. - Cơ cấu phân bổ và sử dụng chi dự phòng NSNN qua các năm. - Nguyên tắc phân bổ chi đầu tư XDCB và chi thường xuyên. - Mức sử dụng, khai thác các nguồn vốn ngân sách.

- Số lượng kinh phí chi cho từng ngành, từng lĩnh vực và từng hạng mục dự án.

- Các chỉ tiêu phản ánh tăng giảm chi NSNN qua các năm. - Mức độ hoàn thành các nhiệm vụ chi NSNN.

- Mức đáp ứng ngân sách so với yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương.

PHẦN 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

4.1. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ CHI THƯỜNG XUYÊN NGÂN SÁCH XÃ QUA KHO BẠC NHÀ NƯỚC HUYỆN HIỆP HÒA NGÂN SÁCH XÃ QUA KHO BẠC NHÀ NƯỚC HUYỆN HIỆP HÒA

4.1.1. Khái quát tình hình chi thường xuyên ngân sách xã qua Kho bạc Nhà nướchuyện Hiệp Hòa nướchuyện Hiệp Hòa

Trong quá trình triển thực hiện nhiệm vụ KBNN Hiệp Hòa không ngừng đổi mới, cải tiến quản lý chi NSNN; nhất là quản lý chi ngân sách xã qua KBNN Hiệp Hòa. Kết quả quản lý chi đã giúp cho cấp uỷ, chính quyền địa phương chủ động trong việc cân đối thu - chi, điều hành ngân sách trên địa bàn, phục vụ kịp thời, có hiệu quả cho sự phát triển kinh tế - xã hội. Thông qua đó, đạt được một số kết quả nhất định, đó là:

- Các khoản chi thường xuyên ngân sách xã qua KBNN Hiệp Hòa đều được quản lý chặt chẽ theo dự toán, đảm bảo tuân thủ các nguyên tắc, tiêu chuẩn, định mức, chế độ chính sách Tài chính hiện hành. Qua quản lý chi thường xuyên hàng năm đã phát hiện và từ chối chi nhiều khoản chi không đúng chế độ.

- Thông qua số liệu báo cáo định kỳ KBNN huyện Hiệp Hòa đã giúp cho cơ quan Tài chính địa phương, UBND Huyện chủ động điều hành ngân sách. Tiền của NSNN được quản lý đúng chế độ, chi đúng đối tượng, dự toán, hạn chế tình trạng giàn trải ngân sách. Do đó tồn quỹ ngân sách địa phương luôn đáp ứng được nhu cầu chi trả, khắc phục tình trạng căng thẳng giả tạo của ngân sách.

Vì là một huyện miền núi, cơ sở hạ tầng còn thấp kém, thu ngân sách địa phương mới chỉ bù đắp một phần nhỏ cho chi NSNN, các khoản chi ngân sách xã trên địa bàn chủ yếu là chi thường xuyên, chiếm tỷ trọng lớn (trên 80% hàng năm). Chính vì lẽ đó mà tỷ lệ vốn chi cho đầu tư phát triển còn chiếm tỷ trọng thấp trong tổng chi NSNN, trong khi chi khác (chủ yếu chi bằng chuyển giao trợ cấp từ ngân sách cấp trên cho ngân sách cấp dưới, chi hỗ trợ các chương trình mục tiêu, chi hỗ trợ khác) cũng chiếm tỷ trọng rất lớn. Phương thức rút dự toán chi tại KBNN là một phương thức cấp phát NSNN tiên tiến hơn hẳn so với một số phương thức cấp phát khác như cấp bằng lệnh chi tiền từ cơ quan tài chính (cơ quan tài chính quản lý chi, KBNN chỉ thực hiện xuất quỹ NSNN theo lệnh của cơ quan tài chính); ghi thu – ghi chi theo lệnh của tài chính.

47

Bảng 4.1. Cơ cấu chi Ngân sách xã qua KBNN Huyện Hiệp Hòa giai đoạn 3 năm (2014-2016)

Nội dung

Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016

Kế hoạch (triệu đồng) Thực hiện (triệu đồng) So sánh (%) Kế hoạch (triệu đồng) Thực hiện (triệu đồng) So sánh (%) Kế hoạch (triệu đồng) Thực hiện (triệu đồng) So sánh (%) Tổng cộng chi NSX (A+B+C) 125.988 160.117 127,08 164.436 198.175 120,51 191.006 241.038 126,19 A. Tổng chi NSX qua kho bạc 125.988 152.872 121,33 164.436 176.416 107,28 191.006 211.221 110,58

I. Chi đầu tư phát triển 21.400 26.987 126,10 25.830 29.958 115,98 45.350 51.957 114,56 II. Chi thường xuyên 102.588 125.885 122,70 136.106 146.458 107,6 143.156 159.264 111,25

III. Chi dự phòng 2.000 0.00 2.500 0.00 2.500 0.00

B. Chi chuyển nguồn 7.245 21.759 29.817

Nguồn: Kho bạc nhà nước huyện Hiệp Hòa (2016)

Chi thường xuyên NSX là những khoản chi quan trọng nhằm duy trì sự hoạt động bình thường của bộ máy chính quyền cấp xã và thực hiện các chức năng về quản lý hành chính, các hoạt động sự nghiệp, văn hoá xã hội, thể dục thể thao và bảo đảm an ninh quốc phòng trên địa bàn xã. Khoản chi này chiếm tỷ trọng cao trong tổng chi NSX. Công tác quản lý chi thường xuyên NSX luôn được Kho bạc phối hợp chặt chẽ với cơ quan Tài chính và Chính quyền địa phương thực hiện tốt các quy định. Qua số liệu, cho thấy khoản chi quản lý Nhà nước, Đảng, đoàn thể năm sau bao giờ cũng tăng cao hơn nhiều so với năm trước ( năm 2014 chi 88.770 triệu đồng, năm 2015 chi 97.460 triệu đồng đến năm 2016 chi 105.513 triệu đồng) là do tiền lương, phụ cấp lương và các khoản đóng góp theo lương tăng 1.210.000 đồng vào tháng 5 năm 2016, chi mua sắm trang thiết bị bị phục vụ cho công tác hiện đại hóa công nghệ thông tin. Chi quản lý Nhà nước, Đảng, đoàn thể phần lớn là các khoản chi cho con người mà các khoản chi này là có chế độ, tiêu chuẩn và định mức nên tính chất chi không phức tạp, quản lý chi đơn giản. Chúng ta nên tăng cường quản lý chi nghiệp vụ chuyên môn và các khoản chi khác (các khoản chi thường xuyên). Các khoản này chiếm tỷ trọng lớn khoản 45% trên tổng chi NSNN và các khoản chi này dễ làm thất thoát và lãng phí ngân sách.

*Ưu điểm: Nhiều xã đã thực hiện tốt khoản chi này, đã đảm bảo điều kiện vật chất cho chính quyền xã thực hiện được chức năng nhiệm vụ của mình trong việc duy trì bộ máy quản lý hành chính, triển khai các chính sách chế độ của nhà nước trên địa bàn xã góp phần hoàn thành tốt nhiệm vụ quản lý kinh tế xã hội trên địa bàn xã.

*Hạn chế: Tuy đã tích cực áp dụng nhiều biện pháp để tiết kiệm chi nhưng số chi thường xuyên vẫn chiếm tỷ trọng lớn trong tổng chi khoảng 45% .Từ đó ảnh hưởng đến nguồn bố trí chi thuộc các lĩnh vực khác thuộc NSX.

49

Bảng 4.2. Tình hình chi thường xuyên NSX trên địa bàn huyện Hiệp Hòa năm 2014 - 2016

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp tăng cường quản lý chi thường xuyên ngân sách xã qua kho bạc nhà nước huyện hiệp hòa, tỉnh bắc giang (Trang 55)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(119 trang)