STT Chỉ tiêu Số ý kiến Tỷ lệ (%) 1 Rất tốt 4 8,00 2 Tốt 15 30,00 3 Trung bình 24 48,00 4 Kém 6 12,00 5 Rất kém 1 2,00 6 Tổng cộng 50 100,00
Nguồn: tổng hợp số liệu điều tra (2017) Do số lượng đơn vị dự toán trên địa bàn Huyện lớn mà cán bộ của phòng Tài chính - Kế hoạch lại ít nên công tác thẩm định quyết toán của các đơn vị thường không đảm bảo tiến độ về thời gian. Khi quyết toán ngân sách Huyện vẫn có một số đơn vị chưa được thẩm định quyết toán. Vì vậy, sau khi quyết toán ngân sách Huyện, trường hợp thẩm định quyết toán đơn vị phát hiện sai sót lại phải điều chỉnh quyết toán ngân sách Huyện cho phù hợp. Tồn tại lớn nhất của Huyện trong khâu quyết toán là thẩm tra, phê duyệt quyết toán công trình xây dựng cơ bản còn chậm, không đảm bảo thời gian theo quy định, có những dự án đã hoàn thành đưa vào sử dụng hàng năm nhưng chưa có quyết định phê duyệt quyết toán công trình. Do vậy số lượng người được điều
tra đã đánh giá công tác quyết toán chi NSNN mới ở mức độ trung bình chiếm những 48%, tốt 30% và rất tốt có 8%.
Xây dựng cơ chế lập kế hoạch tài chính trung hạn, kế hoạch chi tiêu trung hạn làm công cụ giám sát vĩ mô hiệu quả việc sử dụng ngân sách trong điều kiện tăng cường phân cấp cho các ngành, giúp Bộ Tài chính và các Bộ, ngành chủ động trong bố trí và sử dụng nguồn kinh phí.
Xây dựng quy trình cấp phát ngân sách mới, hiện đại đảm bảo tính chủ động và trách nhiệm của đơn vị sử dụng ngân sách; trong đó nội dung nghiên cứu, xây dựng và áp dụng cam kết chi NSNN qua KBNN đối với các khoản chi của các đơn vị sử dụng ngân sách, chủ đầu tư dự án xây dựng cơ bản là quan trọng. Cam kết chi là việc đơn vị dự toán cam kết sử dụng dự toán chi ngân sách thường xuyên được giao hàng năm (có thể một phần hoặc toàn bộ dự toán được giao trong năm) để thanh toán cho hợp đồng đã được ký giữa đơn vị dự toán với nhà cung cấp. Quản lý cam kết chi trong TABMIS là tiến hành ghi chép cam kết trên cơ sở dự toán được phân bổ theo từng đơn vị sử dụng ngân sách nhằm đảm bảo dự toán ngân sách có đủ để chi tiêu trước khi bắt đầu mua sắm và nó làm tăng công nợ phải trả.
Xây dựng hệ thống theo dõi, quản lý nợ thống nhất; đảm bảo cung cấp thông tin kịp thời, đầy đủ, chính xác về nợ công và quản lý rủi ro nợ công cho các cấp lãnh đạo từ Trung ương đến địa phương; đổi mới phương thức quản lý và bảo lãnh nợ vay tại các doanh nghiệp nhà nước.
Khái quát một số nét đặc trưng về TABMIS như sau:
Thứ nhất, các chức năng, quy trình trong TABMIS được thiết kế, xây dựng dựa trên một số chuẩn mực và thông lệ thế giới, cụ thể mô hình Kho bạc tham khảo do Ngân hàng thế giới phối hợp với Quỹ tiền tệ quốc tế.
Thứ hai, hệ thống TABMIS được xây dựng trên phần mềm có sẵn được phát triển theo phương pháp luận “Lập kế hoạch nguồn lực” với giải pháp ORACLE FINANCIALS, được chuẩn hoá cho mô hình khu vực công, tuân thủ các chuẩn mực quốc tế.
Thứ ba, TABMIS là hệ thống lõi, là bộ phận quan trọng nhất cấu thành hệ thống quản lý tài chính tích hợp. TABMIS có khả năng giao diện với các phần mềm quản lý tài chính khác như lập ngân sách, quản lý thuế, quản lý nợ, thanh toán với ngân hàng.
Thứ tư, TABMIS được xây dựng và triển khai trong toàn hệ thống KBNN, kết nối với cơ quan tài chính các cấp, cung cấp thông tin tới Bộ, sở Kế hoạch và Đầu tư.
Thứ năm, TABMIS được xây dựng dựa trên các định hướng, quyết tâm cải cách tài chính công của Chính phủ Việt Nam hướng tới chuẩn mực và thông lệ thế giới nhằm tăng tính chính xác và khả năng hội nhập .
Khi triển khai thực hiện hệ thống TABMIS thì cơ quan Tài chính sẽ nhập dự toán vào hệ thống TABMIS (trước đây KBNN nhập vào chương trình KTKB) và khi đó dự toán sẽ được chuyển đến KBNN thông qua hệ thống TABMIS được kịp thời hơn và dự toán là căn cứ quan trọng để quản lý các khoản chi NSNN của đơn vị sử dụng ngân sách. Mặt khác, khi phân hệ cam kết chi trong hệ thống TABMIS được thực hiện thì KBNN sẽ quản lý được chi tiêu của các đơn vị sử dụng ngân sách, đặc biệt là các khoản nợ đọng của đơn vị sử dụng ngân sách trong việc mua sắm hàng hóa dịch vụ, làm lành mạnh hóa và tăng cường công tác quản lý chi NSNN. Đây là một yêu cầu quản lý mới đem lại hiệu quả quản lý cao cần áp dụng.
4.1.7. Kết quả quản lý chi thường xuyên ngân sách xã tại Kho bạc Nhà nước Hiệp Hòa Hiệp Hòa
Thực hiện tốt công tác quản lý chi thường xuyên ngân sách xã qua KBNN Hiệp Hòa đã góp phần, thực hiện nghiêm luật thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, góp phần loại bỏ tiêu cực, nâng cao hiệu quả sử dụng NSNN. Kết quả trên được thể hiện qua việc từ chối cấp phát thanh toán, hủy bỏ số dư dự toán cuối năm và chi chuyển nguồn sang năm sau theo đúng quy định. Cụ thể như sau:
+ Chi vượt dự toán: Đơn vị thụ hưởng ngân sách xã chi vượt dự toán được cấp có thẩm quyền giao trong năm ngân sách.
+ Chi sai MLNS Nhà nước: Đơn vị thụ hưởng ngân sách xã hạch toán và quyết toán các khoản chi thường xuyên ngân sách xã sai chương, ngành kinh tế trong dự toán đã được giao đầu năm ngân sách; sai tiểu mục chi trong mục lục ngân sách nhà nước.
+ Sai các yếu tố trên chứng từ chi ngân sách Nhà nước: Các yếu tố trên chứng từ chi phải được ghi đúng theo quy định hiện hành như: tên đơn vị, số hiệu tài khoản, mã đơn vị quan hệ ngân sách, hình thức chi, chữ ký, mẫu dấu...
+ Sai chế độ, tiêu chuẩn, định mức chi: Mức chi của đơn vị thụ hưởng ngân sách xã phải thấp hơn hoặc bằng tiêu chuẩn, định mức chi của cấp có thẩm quyền quy định. Nếu khoản chi ngân sách xã không có trong chế độ hoặc có nhưng mức chi cao hơn tiêu chuẩn, định mức thì KBNN Hiệp Hòa từ chối thanh toán khoản chi đó.
+ Thiếu hồ sơ, thủ tục: Tương ứng với một khoản chi NSNN nào đó, thì hồ sơ, chứng từ được quy định cụ thể, đơn vị mang đến KBNN Hiệp Hòa để kiểm soát. Nếu thiếu thì từ chối thanh toán và đề nghị đơn vị bổ sung theo đúng quy định.
Bảng 4.10. Số liệu từ chối thanh toán ngân sách xã qua KBNN Hiệp Hòa giai đoạn năm 2014 đến năm 2016
Đơn vị tính: Triệu đồng Nội dụng Năm Số món chưa chấp hành đúng thủ tục Số tiền từ chối thanh toán Trong đó Chi vượt dự toán Sai mục lục ngân sách Sai các yếu tố trên chứng từ Sai chế độ tiêu chuẩn định mức Thiếu hồ sơ thủ tục 2014 145 728 123 415 73 45 72 2015 167 859 146 307 147 61 198 2016 183 943 157 278 163 184 161 Tổng cộng 495 2530 426 1000 383 290 431
Nguồn: Kho bạc nhà nước huyện Hiệp Hòa (2016) Qua quản lý chi thường xuyên ngân sách xã năm 2014 KBNN Hiệp Hòa đã từ chối 145 món chi với số tiền là 728 triệu đồng do đơn vị sử dụng ngân sách xã chủ yếu chi sai mục lục ngân sách khoản 415 triệu đồng; thiếu hồ sơ thủ tục thanh toán khoản 72 triệu đồng theo đó KBNN Hiệp Hòa đã yêu cầu đơn vị bổ sung các thủ tục cần thiết; từ chối thanh toán 45 triệu đồng không đúng chế độ. Năm 2015 KBNN Hiệp Hòa đã từ chối 167 món chi với số tiền là 859 triệu đồng do đơn vị sử dụng ngân sách xã chủ yếu chi sai mục lục ngân sách khoản 307 triệu đồng; thiếu hồ sơ thủ tục thanh toán khoản 198 triệu đồng theo đó KBNN Hiệp Hòa đã yêu cầu đơn vị bổ sung các thủ tục cần thiết; từ chối thanh toán 61 triệu đồng không đúng chế độ. Năm 2016 KBNN Hiệp Hòa đã từ chối 183 món chi với số tiền là 943 triệu đồng do đơn vị sử dụng ngân sách xã chủ yếu chi sai
mục lục ngân sách khoản 278 triệu đồng; thiếu hồ sơ thủ tục thanh toán khoản 161 triệu đồng theo đó KBNN Hiệp Hòa đã yêu cầu đơn vị bổ sung các thủ tục cần thiết; từ chối thanh toán 184 triệu đồng không đúng chế độ. Qua số liệu ba năm phân tích chi thường xuyên ngân sách xã từ năm 2014 đến năm 2016 thể hiện mục lục ngân sách xã rất khó, gây cản trở trong việc quản lý chi theo đó là tình trạng nắm bắt chế độ thanh toán của kế toán xã và việc điều hành ngân sách của các chủ tài khoản không cao.
Thông qua công tác quản lý chi thường xuyên ngân sách xã đến hết thời gian chỉnh lý quyết toán ngân sách, dự toán chi không hết, theo quy định của Luật ngân sách và các Thông tư hướng dẫn của Bộ Tài chính, toàn bộ số dư dự toán không khoán sử dụng không hết sẽ bị hủy bỏ và báo cáo về phòng tài chính và UBND xã theo quy định. Hầu hết các xã trên địa bàn đều có số dư dự toán cuối năm, trong giai đoạn 2014 - 2016, KBNN Hiệp Hòa đã hủy bỏ số dư dự toán là 2.151 triệu đồng. Điều này thể hiện chất lượng lập dự toán chưa cao, chưa bám sát tình hình chi tại đơn vị. Toàn bộ số dự toán bị hủy bỏ này sẽ được chi chuyển nguồn sang năm tiếp theo. Đây là hệ quả của việc lập và phân bổ dự toán không sát với nhu cầu thực tế của đơn vị sử dụng ngân sách xã, nên nhiều nội dung công việc đơn vị không thể triển khai thực hiện được phải chuyển nguồn sang năm sau. Đồng thời đây cũng là hệ quả của việc “thoáng” trong công tác xét chuyển số dư tạm ứng, thậm chí có nhiều đơn vị sau khi tạm ứng kinh phí không quan tâm đến việc hoàn tất hồ sơ thanh toán với Kho bạc hoặc không có hồ sơ thanh toán do công việc không thể triển khai, dẫn đến tình trạng kéo dài thời gian tạm ứng.